PHÁC THẢO CHÂN DUNG VỊ SỨ GIẢ TIN MỪNG (3)

B. BẠN ĐƯỢC SAI ĐI ĐẾN NƠI ĐÂU ?

 saidi

  1. Ra đi đến những vùng ngoại biên, cần ánh sáng của Tin Mừng

(Đức Phanxicô, Tông Huấn Evangelii Gaudium, s. 19-20)

Phúc âm hóa bao hàm lòng nhiệt thành tông đồ. Phúc âm hóa bao hàm một ước muốn trong Giáo Hội đi ra khỏi chính mình. Giáo Hội được mời gọi đi ra khỏi chính mình và đến với những vùng ngoại biên, không chỉ theo nghĩa địa lý mà còn theo nghĩa hiện sinh: những vùng liên hệ tới mầu nhiệm tội lỗi, đau khổ, bất công, ngu dốt, của những hành động không có tính tôn giáo, của tư tưởng và của mọi cảnh khốn cực. (Hồng Y Ortega, Những ghi chú từ Bài Phát biểu của Đức Hồng Y Bergoglio tại cuộc họp Tiền Mật Viện – Nguồn Zenit 26/3/2013)

[19].Việc Phúc Âm hóa tuân theo mệnh lệnh truyền giáo của Chúa Giêsu: “Vậy, các con hãy đi! Làm cho muôn dân thành môn đệ, rửa tội cho họ nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy họ tuân giữ tất cả những gì Thầy đã truyền cho các con” (Mt 28:19-20a). Những câu này trình bày giây phút Chúa Phục Sinh sai những kẻ thuộc về Người đi rao giảng Tin Mừng ở mọi thời đại và ở mọi nơi, ngõ hầu đức tin vào Người được lan tràn khắp mặt đất.

[20]. Trong Lời Chúa xuất hiện liên tục động năng này của việc “đi ra” mà Thiên Chúa muốn khích lệ các tín hữu. Ông Abraham đã nhận được lời mời gọi ra đi đến một vùng đất mới (x. St 12:1-3). Ông Môsê đã nghe Chúa gọi: “Hãy đi, Ta sai ngươi!” (Xh 3:10) và ông đã đưa dân Chúa đi về Đất Hứa (x. Xh 3:17). Với ngôn sứ Giêrêmia, Ngài nói: “Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi” (Gr 1:7). Hôm nay, trong lời “hãy đi” này của Chúa Giêsu, trình bày những cảnh trí và thách đố luôn luôn mới của sứ vụ truyền giáo của Hội Thánh, và tất cả chúng ta được mời gọi tham gia vào cuộc “đi ra” truyền giáo mới này. Mọi Kitô hữu và mọi cộng đồng sẽ phân biệt đâu là con đường mà Chúa đòi hỏi, nhưng chúng ta đều được mời chấp nhận lời mời gọi này: đi ra ngoài khu vực quen thuộc của mình và can đảm đi đến tất cả những vùng ngoại vi, là những người cần ánh sáng của Tin Mừng.

  1. Mọi nơi, mọi chốn, bất kỳ ai, bất cứ lúc nào

(Đức Phanxicô, Tông Huấn Evangelii Gaudium, s. 127)

[127]. Giờ đây khi Hội Thánh muốn sống một sự đổi mới sâu xa về truyền giáo, có một hình thức rao giảng thuộc về tất cả chúng ta như một bổn phận hàng ngày. Đó là mang Tin Mừng đến cho những người mà chúng ta gặp, dù là những người lân cận hoặc những người lạ. Đó là việc rao giảng không chính thức có thể được thực hiện trong một cuộc trò chuyện và đó cũng là việc mà một nhà truyền giáo làm khi đến thăm một gia đình. Là một môn đệ có nghĩa là lúc nào cũng sẵn sàng để mang tình yêu của Chúa Giêsu đến cho người khác và điều này có thể xảy ra đột xuất, ở bất cứ đâu, trên đường phố, nơi quảng trường, trong lúc làm việc, trong một cuộc hành trình.

  1. Đến với một thế giới đầy thách đố, nhưng đồng thời có nhiều cơ hội

(trích Sứ điệp THĐGMTG 2012 về Tân Phúc Âm Hóa, s. 6)

[6] Chúng ta không cảm thấy bị đe dọa bởi những điều kiện của thời đại chúng ta đang sống. Đó là một thế giới đầy những mâu thuẫn và những thách đố, nhưng nó vẫn là công trình tạo dựng của Thiên Chúa, chắc chắn bị sự dữ làm tổn thương, nhưng luôn được Thiên Chúa yêu thương, trong đó có thể nảy sinh một lần nữa hạt giống của Lời Chúa để nó có thể mang lại hoa trái mới.

Không có chỗ cho sự bi quan nơi các tâm trí và tâm hồn của những ai biết rằng Chúa của họ đã chiến thắng sự chết và Thánh Thần của Ngài đang hoạt động cách mạnh mẽ trong lịch sử. Cách khiêm tốn, nhưng cũng cách xác quyết – xác quyết đến từ niềm xác tín rằng chân lý cuối cùng sẽ chiến thắng – chúng ta liên kết với thế giới này và chúng ta muốn thấy ở đó một lời mời gọi của Thiên Chúa làm chứng nhân cho Danh Ngài. Giáo Hội của chúng ta là sống động và, với sự can đảm của đức tin và chứng tá của nhiều con cái của mình, đang đương đầu với những thách đố mà lịch sử đem lại cho chúng ta.

Chúng ta biết rằng, trong thế giới, chúng ta phải đối diện với cuộc chiến đấu cam go chống lại « các quyền lực tối tăm », « các thần dữ » (Êph 6, 12).

Chúng ta không che đậy các thách đố của các hiện tượng toàn cầu hóa, cũng không sợ chúng. Đối với chúng ta, chúng phải là một cơ hội cho việc mở rộng sự hiện diện của Tin Mừng.

Cũng như các cuộc di cư – với gánh nặng đau khổ mà chúng bao hàm và chúng ta chân thành muốn gần gũi họ bằng một sự đón tiếp huynh đệ đích thực – là những cơ hội, như điều đó đã từng xảy ra trong quá khứ, truyền bá đức tin và sự hiệp thông xuyên qua những hình thức khác nhau mà chúng mang lấy.

Sự tục hóa, nhưng cả sự khủng hoảng về quyền bá chủ của chính trị và của Nhà Nước, dẫn Giáo Hội đến chỗ suy nghĩ lại sự hiện diện của mình trong xã hội, nhưng không từ bỏ sự hiện diện này.

Nhiều hình thức nghèo đói và luôn mới mẻ mở ra những không gian mới cho việc phục vụ của đức ái : việc loan báo Tin Mừng dấn thân Giáo Hội gần gũi người nghèo và biến đau khổ của họ thành của mình theo cách thức của Chúa Giêsu.

Thậm chí trong các hình thức cam go nhất của chủ nghĩa vô thần và thuyết vô tri, chúng ta muốn có thể nhận ra – cho dầu dưới hình thức những mâu thuẫn, chứ không phải một sự trống rỗng, nhưng là một sự luyến nhớ nào đó –  một sự chờ đợi đang hy vọng một câu trả lời thích đáng.

Kiểm tra tương tự

Đức Mẹ và kinh nghiệm của ta về Thập Giá

  Chúng ta có thể nói về sự cứu độ dưới hai góc độ: khách …

Cùng Chúa chăm sóc và thăng tiến Đời Ta

Sinh ra làm người là hồng ân lớn lao; sống làm người trong ân sủng …

2 Bình luận

  1. SAO CON KHÔNG THẤY MUC PHÁT THẢO CHÂN DUNG VỊ SỨ GIẢ TIN MỪNG SỐ 2 ĐÂY VẬY QUÝ CHA?

  2. SAO CON KHÔNG THẤY MUC PHÁT THẢO CHÂN DUNG VỊ SỨ GIẢ TIN MỪNG SỐ 2 ĐÂY VẬY QUÝ CHA?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *