“Trái tim của chúng ta đang như thế nào?”

dsfsf

Trái tim của chúng ta đang như thế nào? Chúng ta có mở lòng ra đón nhận? Chúng ta có bày tỏ lòng thương xót không?

Đức Thánh Cha thôi thúc các tín hữu tự hỏi chính họ những câu hỏi này trong suốt buổi tiếp kiến “Cử Tọa Năm Thánh” cuối cùng của ngài trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này.

Tuần này, Đức Thánh Cha suy tư về một khía cạnh quan trọng của lòng thương xót: sự đón nhận.

“Thực ra, trong kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa, Ngài không muốn loại trừ bất kỳ ai, nhưng muốn đón nhận tất cả.” Đức Thánh Cha nhắc lại qua bí tích Thánh Tẩy, “Thiên Chúa biến chúng ta trở thành con cái của Ngài trong Đức Ki-tô.”

Tất cả đều được đón nhận

“Chúng ta, những người Ki-tô hữu, được mời gọi để áp dụng cùng một chuẩn mực ấy: lòng thương xót là cách thức của hành vi, phong thái tìm kiếm sự đón nhận những người khác trong cuộc sống của chúng ta, là cách thức của việc tránh co rút vào trong chính mình, vào trong sự an toàn ích kỷ của bản thân.”

Nhắc lại lời mời gọi của Chúa Giê-su trong Tin Mừng Mát-thêu: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (11, 28). Đức Thánh Cha nhấn mạnh, “không ai bị loại trừ từ chính yêu cầu khẩn khoản ấy.”

Nhưng Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: để điều này trở thành hiện thực, chúng ta phải mở rộng trái tim.

Với cánh tay mở rộng

Ngài giải thích, sự đón nhận được bày tỏ trong việc mở rộng cánh tay của mỗi người để tiếp nhận, không có sự loại trừ, không có việc phân loại những người khác dựa trên nền tảng của điều kiện xã hội, ngôn ngữ, thứ bậc, văn hóa hay tôn giáo của họ.

Ngài nhấn mạnh: “Trước mặt chúng ta, chỉ có một người được yêu như Chúa đã yêu anh ta.”

“Có biết bao người mệt mỏi và bị áp bức, chúng ta cũng sẽ gặp ngày hôm nay! – trên đường, trong công sở,…” Trên mỗi khuôn mặt này, ánh mắt của Chúa Giê-su hướng về họ và Ngài cũng làm như vậy thông qua đôi mắt của chúng ta.

Đức Thánh Cha hỏi cử tọa: “Trái tim của chúng ta đang như thế nào? Chúng ta có xót thương? Cách hành xử của chúng ta có là cách đón nhận?

Công việc vĩ đại của chúng ta

Ngài nhắc lại rằng Tin Mừng mời gọi chúng ta nhận ra trong lịch sử nhân loại, kế hoạch về “một công việc vĩ đại của sự đón nhận, tôn trọng hoàn toàn tự do của tất cả mọi người, mọi cộng đồng và mọi dân tộc.”

“Lời nói của Chúa Giê-su chân thành dường bao, khi mời gọi tất cả những ai mỏi mệt, rã rời đến với Ngài để tìm thấy sự bình yên! Những cách tay mở rộng của Ngài trên thập giá minh chứng rằng không ai bị loại trừ khỏi tình yêu và lòng thương xót của Ngài.”

Đức Thánh Cha nói, sự tha thứ là diễn tả dứt khoát nhất khi chúng ta cảm thấy được tiếp nhận và được ôm ấp trong Ngài.

“Tất cả chúng đều cần được tha thứ bởi Thiên Chúa. Và tất cả chúng ta cần gặp gỡ anh chị em để họ giúp chúng ta đến gặp Đức Giê-su, để mở chính lòng mình cho món quà mà Ngài đã trao ban trên thập giá.”

Chúng ta đừng là…

“Chúng ta đừng là những rào cản cho người khác! Chúng ta đừng loại trừ bất cứ ai! Đúng hơn, chúng ta hãy rèn luyện chính mình như những khí cụ của lòng thương xót luôn đón nhận, với sự khiêm nhường và đơn sơ.”

Đức Thánh Cha kết thúc bằng lời khẩn nguyện. “Chúng ta hãy cho phép chúng ta được thu hút vào việc đón nhận những người khác, hãy là chứng nhân của lòng thương xót với những gì Thiên Chúa đã và đang tiếp nhận mỗi người chúng ta.”

Chuyển dịch: Minh Trị, S.J.

Lược dịch từ Zenit.org

 

 

Kiểm tra tương tự

“Chúng tôi là anh em trong Chúa”

  “You are mine” là bài hát dẫn chúng tôi vào bầu khí linh thao …

ĐTC Phanxicô: Căn tính và sứ mạng của Đại học Urbaniana là loan báo Tin Mừng

Sáng 30/8/2024, gặp gỡ các tham dự viên Đại hội ngoại thường của Bộ Loan …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *