Bài Thương Khó Theo Thánh Matthêu

1. Nhận xét mở đầu.

1/ Trong Phụng Vụ Tuần Thánh hiện nay, ngày chúa nhật Lễ Lá, chúng ta đọc Bài Thương Khó theo Thánh Matthêu (năm A); thánh Mac-cô (năm B); thánh Luca (năm C). Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh thì năm nào cũng đọc Bài Thương Khó theo Thánh Gioan.

Cũng là một phần trong các sách Tin Mừng, nhưng người đọc không công bố theo công thức hàng ngày: “Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô…”, cũng không chào chúc : “Chúa ở cùng anh chị em”, mà xướng : “Cuộc Thương Khó Đức Giêsu Kitô theo thánh…” Công thức phụng vụ này nhiều khi làm chúng ta quên rằng Cuộc Thương Khó cũng là Tin Mừng, và cùng với Tin Mừng Chúa Phục sinh làm thành cốt lõi của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô.

2/ Lời rao giảng đầu tiên của các Tông Đồ là công bố mầu nhiệm Chúa Giêsu chết và phục sinh. Trong các sách Tin Mừng, Chúa Giêsu loan báo cái chết và sự phục sinh của Chúa như hai thì của một biến cố duy nhất mà chúng ta gọi là “mầu nhiệm Vượt Qua”, Chúa Giêsu vượt qua cái chết để vào cõi sống và dắt chúng ta theo. Thời Trung Cổ, người ta thường vẽ Chúa Giêsu Phục Sinh bước ra khỏi mồ, một tay dắt ông Adong, một tay dắt bà Evà; hoặc một tay cầm thánh giá, một tay dắt ông Adong.

3/ Điều này giúp hiểu tại sao các sách Tin Mừng kể về cái chết của Chúa Giêsu với nhiều chi tiết diễn tả những đau đớn, nhục nhã nhưng không cay đắng, giận dữ, oán hận, trái lại rất điềm tĩnh, tế nhị và tinh vi nêu lên những nét mà những người xét xử, hành hạ, sỉ nhục Chúa Giêsu tưởng mình thắng thế, nhưng lại vô tình làm theo những gì đã được báo trước trong Kinh Thánh. Chính yếu tố “hợp như lời Thánh Kinh” này giúp ta nhìn ra ý nghĩa thật của cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu.

4/ Trong các sách Tin Mừng, trình thuật Cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Chúa Giêsu nằm ở cuối sách, nhưng trong quá trình loan báo Tin Mừng thì đây là điểm khởi đầu. Những người nghe lời công bố Tin Mừng và tin nhận Đức Giêsu Nadarét là Đấng Kitô, là Con Thiên Chúa thì thống hối và chịu phép Rửa. Họ họp với các môn đệ thành cộng đoàn tín hữu đầu tiên “chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh,  và  cầu nguyện không ngừng” (Cv 2,42). Ở giai đoạn “giảng dạy” này các Tông Đồ mới đưa người tín hữu ngược dòng, tìm hiểu những lời giáo huấn và những việc Chúa Giêsu đã làm trước đó, dưới ánh sáng của biến cố chết và Phục sinh là biến cố làm cho người ta nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Kitô, là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ trần gian. Sách Tin Mừng thu tập các yếu tố đã khai triển trong quá trình giảng dạy này và trình bày “mạch lạc” (x. Lc 1,1-4), nghĩa là giúp cho người đọc thấy được cuộc sống, hành động và lời rao giảng của Chúa và cuộc Thương Khó cùng sự phục sinh của Chúa ăn khớp với nhau như thế nào.

5/ Vì thế trình thuật Cuộc Thương Khó và Phục sinh trong mỗi sách Tin Mừng cũng có những tính cách riêng và phải đọc trong mạch văn của mỗi sách Tin Mừng mới hiểu được; lý do là mỗi sách Tin Mừng có môt cách nhìn riêng về Chúa Giêsu, cách nhìn này chi phối sự lựa chọn tư liệu, thứ tự và cách thức trình bày, ăn khớp với nhau từ đầu đến cuối. Điều rất quan trọng là đừng “xào chung” bốn bài Thương Khó với nhau hay bài Thương Khó trong sách Tin Mừng này với các yếu tố trong toàn bộ sách Tin Mừng khác, vì sẽ tự gây những thắc mắc khó khăn. Xin minh họa bằng một thí dụ : trong sách Tin Mừng Mt 5,39 và Lc 6,29, Chúa Giêsu bảo: “Ai vả anh má bên này thì hãy giơ cả má bên kia nữa!”, nhưng trong sách Tin Mừng Gioan 18,22-23, khi tên thuộc hạ của Thượng Tế vả vào mặt Chúa để  trấn áp thì Chúa không đưa má bên kia mà lại hỏi anh ta: “Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi”. Nếu xào chung thì hóa ra Chúa không thực hành lời Chúa dạy môn đệ à? Trong MtLc, Chúa dạy về thái độ không trả thù và hóa giải bạo lực: suốt cuộc Thương Khó Chúa im lặng chấp nhận mọi sự hành hạ sỉ nhục, “để lại tấm gương cho chúng ta” như thánh Phêrô nói (x. I Pr 3,21-23);  còn trong TM Gioan, Chúa Giêsu  phải  “làm chứng cho sự thật” nên Chúa không cho phép ai dùng bạo lực trấn áp sự thật.

 2. Những yếu tố giúp hiểu bài Thương Khó theo thánh Matthêu.

 1/ “Ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ”

 2/ “Em-ma-nu-en, Chúa ở cùng chúng ta

 3/ “Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (8,17).

 4/ “Người đưa công lý đến toàn thắng và muôn dân đặt niềm hy vọng nơi danh Người”  (12,17-21).

 5/ “Khi Đức Giêsu giảng dạy tất cả những điều ấy xong…”

 6/ “Đây là máu Thầy, Máu Giao ước, đổ ra cho muôn người được tha tội

 7/ Ba lần Chúa Giêsu báo trước.

(kính mời quý vị xem trang tiếp theo)

Kiểm tra tương tự

Năm Thánh, lịch sử và nguồn gốc từ Thánh Kinh

  Trên tờ L’Osservatore Romano, Đức hồng y Ravasi, học giả Kinh Thánh, truy tầm …

Đức Thánh Cha chính thức công bố Sắc chỉ về Năm Thánh 2025

Năm Thánh 2025 của Giáo hội Công giáo đã được Đức Thánh Cha Phanxicô chính …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *