Tác giả: Antôn Ngô Văn Vững, S.J.
4. Việc đền tội
Theo nghi thức, sau khi xưng tội, linh mục ra việc đền tội cho hối nhân. Thường việc đền tôi này cốt ở việc đọc một vài kinh hay làm một hai việc hy sinh hãm mình. Việc đền tội quá đơn giản, chỉ có ý nghĩa tượng trưng, vì nếu khó hơn, hối nhân không làm được nhưng vì tính tượng trưng của nó, mà nhiều người không hiểu được ý nghĩa nguyên thủy của việc đền tội.
Việc xá giải trong bí tich giải tội theo ý định của Chúa tha mọi tội đã xưng, nhưng không sửa lại được những xáo trộn, lệch lạc, bất toàn mà tội gây nên nơi người phạm tội. Việc đền tội nhắm đến việc chữa lành các vết thương do tội gây nên, đồng thời cũng giúp ngăn ngừa việc tái phạm.
Giáo lý công giáo về tội có đặc tính là phân biệt giữa “tội lỗi” (culpa) và “hình phạt” (poena) do tội gây ra. Tội lỗi làm phát sinh hai hậu quả khốc hại: Tội trọng làm ta mất sự hiệp thông với Thiên Chúa, mất sự sống vĩnh cửu. và hình phat của tội trọng là hình phạt đời đời (peine eternelle). Đàng khác, bất cứ tội nào, dù là tội nhẹ, đều kéo theo một sự gắn bó vô trật tự với thụ tạo, cần phải được thanh tẩy, ở đời này hoặc đời sau, trong luyện ngục. Sự thanh tẩy giải thoát ta khỏi “hình phạt tạm” (peines temporelles).
Khi một người nhận lãnh bí tích thống hối như quy định, thì họ được tha tội (reatus culpae), nhưng để tẩy luyện các vết nhơ do tội để lại (reatus poenae), thì phải đền tội ở đời này và cả đời sau, cho đến khi được thanh luyện, hoàn toàn sạch trong. Đó là cơ bản của giáo thuyết về luyện ngục và việc thiết lập “Ân xá” trong Hội thánh.
Lỗi phạm cốt ở sự kiện xúc phạm đến Thiên Chúa, không giữ Lể luật của Người; người phạm tội được tiếng chuyên môn gọi là mắc tội (reatus culpae). Nhưng việc phạm tội còn gây nhiều tai hại khác như phá đỗ trật tự của Thiên Chúa, gây xáo trộn trong chính mình và trong vũ trụ. Vì thế tội nhân, còn mắc vạ hay hình phạt (reatus poenae), phải đền bù sự vô trật tự mình đã gây nên. Tội nhân, sau khi nhận lãnh sư tha thứ của Thiên Chúa, còn phải chỉnh sửa nhửng lỗi lầm đã gây ra, trong đởi sống hiện thế hoặc sau khi chết, trong luyện ngục.
Vắn tắt, khi phạm tội chúng ta xúc phạm đến Chúa, việc xá giải ban ơn tha thứ. Nhưng tội còn tạo nên sự hỗn loạn trong bản thân, trong xã hội và trong vũ trụ. Tội, dầu được tha cũng phải đền bù, vì còn vạ (hay hình phạt) do tội gây nên. Tội được tha qua lời xá giải, còn lại hình phạt do tội, hối nhân phải làm việc đền tội, kết hợp với lễ đền tội của Chúa Giêsu trên thập giá: “Chí
nh Chúa Giêsu Kitô là của lễ đền tội cho chúng ta” ( 1Ga 2,2). Viêc đền tội cho phép ta hiệp nhất và nên giống người “Đấng đã một mình đền tội hay cho chúng ta một lần là đủ” (GL 1460)
5. Việc xưng tội ấu trĩ
Vào tòa giải tội, nói bất cứ điều gì xảy ra trong đầu, không có chuẩn bị, không có hồi tâm, không xét mình.
Điều làm cho việc xưng tội của ta quá tầm thường không hẳn là luôn thú nhận những tội như nhau, mà còn là xưng tội cách vô nghĩa, vô ngã hay không có lòng thống hối đích thực.
Vô nghĩa: xưng tội như trẻ con, (vd. Xưng tội một tháng, nhưng bỏ lễ 5 lần), của những kẻ bối rối (nhắc đi nhắc lại một tội không quan trọng nhưng làm cho hối nhân bị ám ảnh…làm mất giờ cha giải tội).
Phi ngã (impersonnelles): tổng quát, đến độ tố cáo mình mắc tội tổ tông, nghĩa là cảm thấy –như tất cả mọi người đến trong thế gian- ,kiêu ngạo, ích kỷ, luời biếng, ác độc… hay chỉ xưng tội vi phạm luật Hội thánh (bỏ lễ, không ăn chay kiêng thịt…, hay những khiếm khuyết tâm lý không thể tránh: trầm cảm, buồn nản, đố kỵ, ác cảm..)
Thiếu lòng ăn năn thống hối đích thực, bởi vì đặt lương tâm trên lề luật chớ không phải trên tình yêu Chúa. Không có hối tiếc vì yêu thương, nhưng chỉ có một thứ sợ hãi nào đó, hổ thẹn (phạm lỗi bị người ta bắt gặp) hay kiêu hãnh bị thất đoạt tức là gặp điều trái ý nên bực bội.
6. Chương trình canh tân đời sống (theo phương pháp Linh Thao).
A. Xét mình hàng ngày: một thời gian cầu nguyện thâu gọn
1/ Đặt mình trước sự hiện diện của Chúa. Tạ ơn Chúa vì mọi ơn lành Chúa ban: ơn siêu nhiên, ơn tự nhiên, (quá khứ, hiện tại, tương lai).
2/ Chúc tụng tôn vinh Thiên Chúa, vì mọi công trình của Thiên Chúa trong vũ trụ và cho con người.
3/ Xin ơn soi sáng cho được biết mình (như Chúa biết).
4/ Xét mình, đặc biệt về điều mình dốc quyết trong kỳ tĩnh tâm (thường gọi là xét mình riêng).
5/ Thống hối, quyết tâm.
Đọc Kinh “lạy Cha” để kết thúc.
B. Sửa đổi đời sống: “Tôi phải làm điều gì để trở nên trọn lành?…Chỉ có còn điều này: bán hết mọi sự.” (Mt 19:16-22)
Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì? Trong những ngày sắp tới?
Đọc Lời Chúa và giải thích ý muốn của Thiên Chúa qua các biến động nội tâm: vui, buồn, an ủi, khô khan, nhàm chán,…
Có những điều trở lại luôn mãi là dấu cần phải nhận định.
Cách chung, ơn gọi (độc thân vĩnh viễn, khấn trọn đời) đã được chọn một lần cho tất cả, không đặt lại vấn đề cơ bản. Nhưng, cần một đường hướng mới để sống ơn gọi cố định.
Tiếp tục con đường cũ với nhiều yêu mến, hi sinh quảng đại.
C. Những Việc Hối Nhân Phải Làm (GLHTCG 1450-1460):
“Thống hối bắt buộc hối nhân vui lòng chấp nhận tât cả mọi yếu tố: trong tâm hồn, sự ăn năn; trong miệng lưỡi, sự xưng thú; trong tác phong, một sự khiêm tốn hoàn toàn và một sự đền tội đầy hoa tráii’ (1450; Cđ Trid. DS 1673).
1. Ăn năn (dốc lòng chừa); ăn năn tội “cách trọn” (vì yêu mến Chúa trên hết mọi sự). ăn năn “cách chẳng trọn”(vì sợ hình phạt do tội).
2. Xét mình (mặc dầu đây là việc đầu tiên trong giáo lý cũ, nhưng trong sách Giáo lý mới 1992, chỉ nhắc đến việc này cách nhanh chóng như sự chuẩn bị lãnh nhận bí tich cách chu đáo (xem: GLHTCG 1454).
3. Xưng Tội (trọng).
Lời thú tội với linh mục là phần cốt của yếu của bí tích Thống hối: ”Khi xưng tội, hối nhân phải kể hết các tội trọng nhớ được sau khi xét mình cẩn thận, dù những tội trọng này rất kín đáo và chỉ phạm đến hai điều cuối của Thập Giới (x. Xh 20,17; Mt 5,28), vì những tội này đôi khi làm cho linh hồn bị thương tổn nặng nề và nguy hiểm hơn những tội phạm công khai”( Cđ Trid. DS 1680).
4. Làm việc đền tội.
Sau khi nghe xưng tội, thừa tác viên cho những lời khuyên bảo thích hợp và giao việc đền tội,
7. Phác họa mô hình một việc xưng tội tiến đức đầy đủ, phẩm chất
Sau khi chuẩn bị, bằng việc xét mình
”Thói quen phạm tội nào đó, cả là tội to lớn và rất nghiêm trọng làm chúng ta coi chúng là nhỏ hay không đáng kể, đến độ thay vì hổ thẹn, chúng ta cuố cùng lại huênh hoang và tỏ vẻ hãnh diện vì nó. (Thánh Augustinô)
2. Xưng tội tiến đức: để gia tăng đức ái.
. Phải xét mình theo những đòi buộc của lời khuyên Phúc âm.
. Phải truy tầm nguồn gốc của tội- dẫu xem ra là tội nhẹ ( từ hiện tượng đến bản chất)
. Phải trình bày các điều căn bản đối với mình một cách đơn sơ khiêm tốn: tham ăn, lười biếng, xu hướng xác thịt, thủ dâm.
– Đầy đức tin (đến với thừa tác viên Hội Thánh như là đến với Chúa).Trong mức độ tin tưởng và cởi mở, lương tâm sẽ được thanh luyện, để nhìn thấy ánh sáng của Chúa..