[Bí tích thống hối hòa giải – Xưng tội tiến đức]: Phần I. Trong bối cảnh chung của BTTH (số 3)

II. NHỮNG HOÀN CẢNH XƯNG TỘI:

Cách  chung, người ta nói đến ba cách xưng tội, tùy theo hòan cành của hối nhân:

  1. Xưng tội hoán cải (confession de conversion): Xưng tội, sau thời gian xa Chúa, như trong kỳ cấm phòng Đại Phúc.

Sau một thời gian dài xa Chúa, quay lưng cho Chúa, bây giờ trở về , như: người con hoang trở về (Lc 15,11-32). Matthêu người thu thuế bỏ tài sản bất chính đi theo Chúa (Mt 9,9).

  1. Xưng tội hồi sinh (confession de relèvement). Sau một lỗi nặng, một tội trọng, chúng ta mất sự sống thần linh. Đó là khi ta chọn ý mình hơn Thiên Chúa cách tuyệt đối, tách lìa khỏi Chúa Kitô. Trong Chúa Kitô và nhờ Chúa Kitô, Thiên Chúa hiến mình cho chúng ta, nhưng chúng ta bỏ Chúa để sống theo ma quỷ, thế gian, xác thịt, theo tính ích kỷ của mình. Vậy khi nghe tiếng Chúa, phải hoán cải và quay về với Chúa, xưng thú tội lỗi để được ơn tha thứ, để tìm lại sự sống đã bị mất đi.
  2. Xưng tội tiến đức (confession de dévotion hay Devotional Confession): cách đơn giản là xưng tội nhẹ và có định kỳ, để thăng tiến trong đức ái và đời sống thiêng liêng.

Tội nhẹ không cắt đứt với tình yêu Chúa, không làm mất ân sủng Chúa. Nhưng nếu không chú ý đủ, nó sẽ đưa đến tình trạng nguội lạnh và có nguy cơ đưa đến tội trọng mà ta không hay biết, vì trong tình trạng nguội lạnh, lương tâm mất sự nhạy bén cần thiết, đưa đến tình trạng phán đoán lệch lạc.

Bởi đó, những người muốn được nhờ hiệu quả tối đa từ bí tich giải tội, không chỉ xưng tội nhẹ mà còn tìm đến nguồn gốc của tội, như sự gắn bó với thụ tạo cách vô trật tự. Lấy mình làm trung tâm. Yêu mình hơn yêu Chúa. Từ chối một dịp để biểu lộ tình yêu Chúa hay giúp đỡ tha nhân, khước từ hành động dưới sự hướng dẫn của ơn soi sáng và không vâng nghe tiếng Chúa Thánh Thần (Eph 4,19). Tội nhẹ có ý nghĩa khi nó biểu lộ sự gắn bó vô trật tự với thụ tạo, và sự kiêu căng tự mãn.

Không bắt buộc xưng tội nhẹ, nhưng khi xưng với lòng tin và lòng mến (thống hối) thì đem lại nhiều lợi ích cho linh hồn.

Việc xưng tội thường xuyên và xưng tội nhẹ là một tập luyện thiêng liêng hữu ích có nguồn gốc đan viện, vốn giúp linh hồn luôn hướng về việc hoán cải thường hằng (conversio morum).

Vấn đề quan trọng ở đây là, sống đức tin cách cụ thể, là tăng trưởng trong đời tín hữu, nhất là để thanh luyện con tim, huấn luyện lương tâm, trở nên mẫn cảm, nhạy bén trước sự hiện diện cùa Thiên Chúa trong đời sống .

Vấn đề còn là học trưởng thành đức tin, huấn luyện lương tâm biết phân định chính tà, nhận ra sự khác biệt giữa cám dỗ và phạm tội, biết mình có thể làm hại đến người khác như thế nào, cả khi không ý thức.

Trong xưng tôi tiến đức ta xin ơn đổi mới tâm hồn. nhưng không cách máy móc, mà cách tiệm tiến. Phải cố gắng sửa đổi chính mình, cách kiên nhẫn, với ơn Chúa. Không mong chờ phép lạ để thay đổi chính mình, tức khắc.

Chúa Giêsu giải phóng khỏi tội

Nếu sự thật giải phóng, thì việc xưng tội chân thành đầy lòng tin vào Chúa Giêsu cũng giải phóng, khỏi nô lệ tội lỗi và ma quỷ.

“Ai phạm tội thì là người của ma quỷ, vì ma quỷ phạm tội từ lúc khởi đầu. Sở dĩ con Thiên Chúa xuất hiện là để phá huỷ công việc của ma quỷ” (Gioan 3,18); “Đây chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian (Gioan 1,23) .

Về ơn tha tội cho người thu thuế khiêm tốn, ăn năn, Chúa phán: “người này khi trở về nhà, thì đã được nên công chính rồi, còn người kia (Biệt phái kiêu căng) thì không”(Lc 18,24).

Bình an tâm hồn

Vấn đề chữa lành bệnh tật thể lý và tâm lý, không là mục đích trực tiếp của bí tich thống hối. nhưng một người trưởng thành về tâm lý cũng dễ trưởng thành trong đức tin. Vì không lấy mình làm trung tâm nên họ cũng dễ có những nhận xét khách quan về mình. Họ biết sống bình an với chính mình, cả khi gặp thử thách. Theo kinh nghiệm của các vị thánh (nhất là các vị đan tu trong sa mạc), người khiêm nhượng thường tránh được nhiều tật bệnh, nhất là các bệnh tâm thần, vì luôn sống trong sự thật của chinh mình, cũng như trong hiện thực khách quan của thế giới bên ngoài. Trong đời sống thiêng liêng, không bao giờ chúng ta nhấn mạnh đủ đến sự cần thiết của khiêm tốn. Nó điều chỉnh, và khi cần, kềm hãm, xu hướng tự coi mình hơn kẻ khác và muốn được đặt cách bất công trên kẻ khác.

Đức khiêm tốn là nền tảng của những bổn phận của chúng ta đối với Chúa, là quy tắc của những tương quan đối với tha nhân, và là nguyên lý +bảo vệ sự quân bình tâm lý của chúng ta.

Việc xưng thú tội lỗi: thú nhận cách lương thiện, chân thành, khiêm tốn rằng mình là tội nhân và đã xúc phạm đến Chúa và người khác, có giá trị chữa bệnh, (tâm lý trị liệu). .Dĩ nhiên ta không trực tiếp tìm kiếm việc chữa bệnh trong việc xưng tội. Nó chỉ là hậu quả phụ thuộc và thứ yếu của bí tích. Quyền lực chữa lành nằm trong chính sự thú nhận chân thành này, vì những ẩn ức tâm lý được giải tỏa cách lành mạnh. Người kiêu căng không thể chấp nhận bộc lộ nết xấu hay tội lỗi, sự yếu nhược, hay bất lực của của mình. Chính sự quanh co, che đậy làm cho người kiêu căng có nguy cơ vướng vào các tâm bệnh. Người không tin Chúa có thể coi thường hoặc chế nhạo việc xưng tội, nhưng họ không ngần ngại trả tiền, -có khi thật nhiều tiền- để nói tất cả những ẩn khuất trong tâm hồn cho nhà phân tâm. Theo nghĩa này người ta có thể nói phân tâm học là việc xưng tội không có ân sủng.

Gánh nặng được cất đi.

Không ai sẽ ngạc nhiên khi không có kinh nghiệm thiêng liêng nào có thể sánh với một việc xưng tội tốt lành, được thực hiện cách thích hợp, được cử hành cách xứng đáng, và được chấp nhận cách tích cực nhất. Có một điều gì khác. Đời sống được thay đổi. Con người thoát khỏi nô lệ của tội, được tự do hơn, mạnh mẽ hơn và có sự nhạy cảm trước sự quyến rũ  của tội lỗi và cơn cám dỗ, can đảm noi gương, bắt chước Chúa Ki-tô, bước theo Người trên con đường Thập giá để được cùng người sống lại trong ân sủng và thánh thiện (Ga 1,14).

Nhiệm tích thống hối như Chúa thiết lập là một phương dược không thể thay thế giúp Kitô hữu lớn lên trong đức ái, gia tăng ân sủng và niềm vui thiêng liêng.Nhiệm tich hòa giải là một trợ lực quý giá cho đức tin và nguồn mạch vô song để bảo vệ và canh tân đời sống thiêng liêng. Một phương thế ban ân sủng luôn sẵn sàng.

Những ai cần đến nó nhiều nhất thì lại bỏ quên nó nhiều nhất.

Cách chung bí tích này là cần thiết khi một người, sau rửa tội, phạm tội nghiêm trọng chống lại TC và tha nhân, hay khi Thánh thần TC chỉ cho thấy cần thay đổi tâm hồn. Quay về với nhiệm tích thống hối như Chúa Cứu Thế thiết lập là môt trợ lực hữu hiệu và một phương thế ban ân sủng vô giá cho đời sóng thiêng liêng. Hội thánh luôn sẵn sàng giúp đỡ tín hữu nhận lãnh nhiệm tích này mỗi khi cần.

Hoán cải tâm hồn (metanoia) là một tiến trình liên tục trong đời sống tín hữu, không dừng lại, không chấm dứt , bao lâu còn ở trần gian.

Cụ thể, khi nào cần xưng tội? Khi tham dự một biến cố nhắm đến sự hoán cải tâm hồn (metanoia). Cấm phòng, bắt đầu năm học, bắt đầu ơn gọi. Cũng cần khi mình thấy khô khan, lười biếng, sống xa Thiên Chúa , quá ư vật chất.

Thông thường thực hành việc xưng tội mỗi tháng, hay hai tuần một lần là điều nên làm.

Kiểm tra tương tự

Khóa học: “Tìm hiểu tông huấn niềm vui tình yêu ”

Bạn thân mến! Ai trong chúng ta đều xuất thân từ một gia đình. Dù …

Hãy mạo hiểm! Tôi đã làm thế, và cưới được vợ

Các thánh nhân là những người dám khuấy động cả hoàn vũ, nên Đức Thánh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *