Bức thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông đang học

… không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình…

 

Các bạn thân mến

Ngày nay, việc học tập phần lớn bị giới hạn hết mức trong việc đơn thuần là tích luỹ kiến thức. Hơn nữa, mục đích của việc học hành chủ yếu nhắm đến việc kiếm nhiều tiền và cho đời sống đỡ khổ sau này. Thế nhưng, cái biết thuần kiến thức và với mục đích như thế đến một lúc nào đó sẽ làm cho ta trở nên những cái máy chỉ biết kiếm lợi cho mình với con tim khô cứng. Không sớm thì muộn ta sẽ rơi vào khủng hoảng và mất đi định hướng cuộc sống. Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đã thấy trước điều này và ông cố gắng viết một lá thư bày tỏ tâm tư và mong ước của ông cho thầy giáo dạy con mình. Khi đọc bức thư, chúng ta sẽ thấy rằng đã đến lúc, việc tích lũy kiến thức chỉ nên dành cho những ổ cứng máy tính và bác Google trên net. Bổn phận của giáo dục trước hết là việc huấn luyện để có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa một lý trí biết suy xét và một con tim biết cảm nhận để “biết sống” với mọi thực tại của cuộc sống…! Mời bạn cùng xem và suy nghĩ:

Nếu bạn muốn đọc kĩ nội dung từng slide,
xin rê chuột vào slideshow để công cụ điều khiển hiện lên, sau đó bấm nút “Pause“.

Xin thay day - dongten.net (01)

.

.

.

Thiết kế bởi: Lửa Mới

.

.

.

.

.

Đọc thêm:

PHÉP LỊCH SỰ TRONG TÂM HỒN

 

Phép lịch sự trong tâm hồn có thể được định nghĩa “đó là cách ứng xử tế nhị để tỏ lòng mến mộ và nhân hậu của mình” hoặc đó là nghệ thuật tự quên mình đi để nghĩ tới người khác”. Phát xuất từ tình người đối với đồng loại, phép lịch sự trong tâm hồn đem hạnh phúc của mình tạo ra niềm vui cho người khác. Nó vừa là sự thiện tâm, sự khéo léo của lý trí, vừa là sự trong sáng trong ngôn ngữ và vẻ duyên dáng của thái độ cư xử. Thánh François de Sale gọi phép lịch sự trong tâm hồn là “Bông hoa của sự dịu hiền” đem lại niềm thoải mái trong giao tế xã hội, nhất là trong tình cảm anh em của giới văn học nghệ thuật.

Một dân tộc càng văn minh, càng lịch sự. Người ta kể rằng, vào thời Périclès, trong đền thờ của dân Hy Lạp chỉ vang lên một lời cầu nguyện : “Cùng với chúng tôi, xin chỉ nói những lời dịu ngọt, chỉ làm những điều vui của mọi người”.

Người lịch sự luôn luôn tỏ ra khoan dung, tránh gây phiền toái và tìm cách làm vừa lòng mọi người. Đứng đắn mà không kiêu ngạo, kín đáo mà không thâm hiểm, nên mọi cử chỉ đều hòa nhã, mọi lời nói đều minh bạch, rõ ràng. Người bất lịch sự thường đánh mất lòng nhân ái, tính công bằng nên dễ sa vào những lợi lộc tầm thường: “Họ không sòng phẳng ngay cả với người từng yêu thương họ”. Thiếu xã giao không chỉ mắc một lầm lỗi mà còn sinh ra cái thói lười biếng, ngạo mạn, ích kỷ, vô ơn, tị hiềm và thường khinh rẻ người khác.

Phép lịch sự trong tâm hồn là một khoa thực tiễn, nó không có nhiều trong sách vở mà thường rút ra qua sự giao lưu với những người có kiến thức. Giống như tập quán, nó tự chuyển hóa trong xã hội lành mạnh, do đó phải đi tìm kiếm nó. Không có cuốn sách nào, dù hay nhất, chỉ rõ được cái cử chỉ, giọng nói, dáng vẻ của một người lịch sự. Người ta cũng không biết gì hơn là khuyên nhủ con cái và những thiếu niên nên tỏ ra chăm chú trong những lần tiếp xúc với người được coỉ là khuôn mẫu của sự “biết sống”.

Phép lịch sự trong tâm hồn cần thiết cho mọi người, đặc biệt là giới trẻ, vì họ đang tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội, đang tìm công việc cho mình. Trớ trêu thay, người ta mất việc, không phải vì thiếu trình độ mà vì không biết sống cho “phải phép” ở đời! Một hôm, viên thư ký của Tòa dại sứ hỏi một nhà ngoại giao cao tuổi, làm thế nào đạt tới thành công, và được ông ấy trả lời: “Hãy lịch sự trước đã và anh sẽ đạt được mọi điều”. Có biết bao cuộc thương thuyết, cả những vấn đề quan trọng, bị thất bại chỉ vì người tiến hành nó thiếu phép lịch sự. Người lịch sự thường làm vừa lòng mọi người, biết yêu thích cuộc đối thoại, biết tìm kiếm bạn đồng hành và biết lôi cuốn người khác tự nguyện hợp tác với mình trong công việc cũng như trong tình bạn.

Cũng như lòng nhân ái, phép lịch sự trong tâm hồn luôn luôn cần thiết đối với mọi người. Người ta phân biệt hai mặt của phép lịch sự: bằng hành động, cử chỉ, nó tạo nên sự hưng phấn trong xã hội; bằng tâm hồn, nó mong ước mọi hành động đều hướng về [lẽ thiện] và lòng [nhân ái], tạo ra một khối lượng công việc biểu lộ sự [biết sống] của họ.

Biết sống là biết hòa nhập với mọi người và cùng mọi người, tạo ra đời sống xã hội, đó là nhân cách của người được giáo dục kỹ. Nếu nó không cảm hứng được với lẽ thiện, sự công bằng, lòng hoan hỉ, sự tri âm – những đức hạnh thường được coi là phép lịch sự của nội tâm – thì ít nhất, bằng cử chỉ bề ngoài, nó phải nói lên được rằng ai được quí trọng, ai phải e dè. Sống trong xã hội, người ta không thể không biết tới các tập quán, ngôn ngữ mà họ phải gánh chịu trong những hoàn cảnh khác nhau, khó lòng vượt qua được đối với một người không có học thức. “Những cử chỉ mà có người tưởng chừng như nhỏ mọn lại thường khiến mọi người coi mình là thiện hay ác”. Để vận dụng suôn sẻ các nguyên tắc “biết sống”, đòi hỏi mỗi người phải hết sức khéo léo. Hướng tới phép lịch sự trong tâm hồn người ta không thể thiếu vẻ tự nhiên, tỏ ra nịnh bợ, khoa trương mà phải gắn mình vào một lối sống có nhân cách. Không có phép lịch sự trong tâm hồn thì cái gọi là lịch sự trong cử chỉ sẽ không bền vững. Nó biến dần dần như con suối bị khô cạn trước cơn gió và ánh nắng mặt trời. Phép lịch sự trong tâm hồn dặn dò ta phải yêu thương đồng loại, hy sinh hạnh phúc của mình để tạo niềm vui cho kẻ khác. Nó có cái gì khác ngoài “lòng thương người”.

Có người ngạc nhiên khi bắt gặp những nông dân có nhiều cử chỉ rất lịch sự, những tình cảm thật cao thượng. Mặc dù ít được học hành, họ tỏ ra rất dễ mến bởi vì họ luôn luôn thực hiện lòng nhân ái nên được tiếng là khiêm tốn, trung thực và trong sáng. Cái đó chính là “nét đẹp của tâm hồn”, không thể đánh đổi bằng các hình thức đội nón nỉ, thắt cà vạt màu hay cung cách bước vào phòng khách… nhưng quan trọng hơn là biết nhường chỗ ngồi tốt nhất cho người tàn tật hay không ngồi lì ra trước một kẻ già nua đứng lập cập cạnh mình.

Trích từ “Học Ăn, Học Nói, Học Gói, Học Mở” của một nhóm nhà văn, nhà giáo Pháp, được Hoàng Liên biên soạn lại.

Kiểm tra tương tự

Những người thầy thầm lặng

  Bạn thân mến,   Trong tháng 11 này, chúng ta đặc biệt nhớ đến …

Nói chuyện với trẻ em về các thánh tử đạo

Ngày lễ Các Thánh: Cách nói chuyện với trẻ em về các thánh tử đạo …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *