Cách nào để đi vào sa mạc: vào trong sự hoang vu, sợ hãi, trận chiến nội tâm của mùa Chay

 

Tác giả: Fr. Gaetano Piccolo

“Dẫu cho trong ánh mắt của Ngài con khinh bỉ chính mình và nhìn nhận con chỉ là bụi đất, nhưng có điều gì đó con biết về Ngài mà không phải là về chính con.” – Tự Thuật, Âu-tinh

Suy niệm Tin Mừng Mùa Chay

Vài ngày qua tôi đã ở lại với một vài người bạn thân ở Subiaco, (nơi thánh Biển Đức thiết lập cộng đoàn đầu tiên). Vào trong hang thánh, bên trên phía trái có một bức ảnh của thánh Giêrônimô và một con sư tử có gương mặt hiền từ, dường như nó đang lắng nghe ngài. Đó là hình ảnh về một con người bình an trong tâm hồn, người đã khám phá thấy sự lộn xộn trong nội tâm của mình nhưng không cho phép nó nuốt chững mình. Và có lẽ nó cũng ám chỉ đến sự dâng hiến trọn vẹn cho Ngôi Lời cách đặc biệt của cuộc đời thánh Giêrônimô, người đã đọc và chuyển dịch toàn bộ Sách Thánh. Qua cuộc gặp gỡ giữa ngài với Ngôi Lời mà ngài đã được chìm sâu trong chính mình mà không còn sợ hãi.

Đôi khi ta thường nghĩ rằng, có nhiều điều đến từ bên ngoài gây phiền toái cho chúng ta. Ta hãy cố nhìn sâu vào trong chính mình để tìm thấy gốc rễ thật sự của những gì làm xáo trộn chúng ta, giống như là câu chuyện trong chương 49 của sách Quy Luật Biển Đức dành cho một người trẻ muốn trở nên một đan sĩ trong một tu viện xưa:

Chỉ sau một vài ngày, anh bắt đầu rơi vào những mâu thuẫn với anh em mình. Mọi sự của họ đều gây phiền toái cho anh. Vì thế anh ấy tự nhủ rằng, anh không hợp với đời sống cộng đoàn và đã xin phép cha viện phụ để rời khỏi đan viện để anh có thể sống đời sống của chính mình. Chắc chắn rằng anh sẽ tìm thấy Thiên Chúa một khi không có ai xung quanh gây phiền toái cho anh. Cha viện phụ đã cho phép.

Cuối cùng, người đan sĩ thật hạnh phúc khi được một mình và hướng đến giây phút hạnh phúc mà anh sẽ có với Thiên Chúa.

Sáng hôm sau anh thức dậy thật sớm, cầm lấy chiếc bình và tiến về phía con sông. Trên đường trở về, chiếc bình tuột khỏi tay anh và nước đổ tràn ra trên mặt đất.

Người đan sĩ nói: “Kiên nhẫn, tôi sẽ quay trở lại con sông.”

Lần thứ hai, trên đường trở về, anh đã trượt chân và tất cả nước đổ ra ngoài.

Anh bắt đầu đánh mất sự kiên nhẫn, nhưng anh vẫn muốn quay lại sông một lần nữa.

Lần thứ ba, chiếc bình trượt khỏi tay, anh đã điên tiếc và bắt đầu đá chiếc bình. Tuy nhiên, khi anh trút cơn giận của mình trên cái bình thì anh đã nhận ra đâu là vấn đề.

Và vì thế, anh đã quay trở lại với cha viện phụ và nói với ngài: “Thưa cha, bây giờ con đã hiểu về cơn giận dữ nằm sâu bên trong con.”

Mùa Chay mời gọi chúng ta hãy làm một cuộc hành trình như thế vào trong tâm hồn của chính chúng ta. Đức Giê-su đã được đưa vào sa mạc, vào nơi cô tịch, nơi chỉ có một mình Ngài. Trong sa mạc ta nghe thấy sự thinh lặng và mọi thứ bên trong mình dường như trỗi dậy lên tiếng. Có nhiều lần trong đời sống khi buộc phải đối diện với chính mình, đẩy mình vào nơi cô tịch của chính mình và nhìn sâu vào bên trong. Bốn mươi ngày là một khoảng thời gian dài, giống với bốn mươi năm dân Ít-ra-el đi trong sa mạc. Số 40 cũng là biểu tượng của một đời sống tròn đầy. Khi đối diện với điều này, ta bắt đầu nhận ra những gì đang thúc đẩy chúng ta, ta tiếp tục bị cám dỗ chạy trốn. Chỉ cần chúng ta nhận một cái liếc mắt của những kẻ mình không ưa thì bên trong sâu thẳm của ta đã gầm thét và chúng ta tách mình ra khỏi trách vụ, đánh lừa mình trong suy nghĩ rằng chúng ta có thể kiểm soát được tính độc ác của mình cách đầy thiển cận. Chúng ta để cho mình bị quẩn trí thậm chí cả “những điều thiêng liêng” cũng làm ngăn cản chúng ta khỏi cái nhìn vào bên trong chính mình.

Đức Giê-su cũng phải nhìn sâu vào trong chính Ngài. Ngài đã bắt đầu sứ vụ của Ngài qua việc công bố phục vụ Nước Thiên Chúa. Ngài được mời gọi để duyệt xét lại động cơ bị ẩn dấu trong trái tim nhân loại của mình. Thời gian mà Ngài đã trải qua nơi sa mạc là thời gian của thanh tẩy và luyện lọc. Có nhiều sự mong đợi về Đấng Mê-si-a vào thời gian ấy. Thậm chí Đức Giê-su cũng tự hỏi những mong đợi nào mà Ngài đang đáp lại: những mong đợi của con người hay những mong đợi của Cha?

Trong Tin Mừng theo thánh Lu-ca, Chúa Giê-su nói về một cái cám dỗ có tính cá nhân và ngoại tại. Theo cách đó, Lu-ca đưa ra những năng động bên trong của kinh nghiệm nhân sinh trong một cách thức đầy kịch tính. Theo cách khác, Mác-cô lại diễn tả về một cuộc đối thoại nội tâm. Chúa Giê-su chỉ ở một mình và sự cám dỗ tự tỏ lộ như một trận chiến bên trong của Ngài. Mác-cô diễn tả cái kết cục của trận chiến này qua sự cùng hiện diện thanh bình và có tính biểu tượng giữa Chúa Giê-su và những con thú mà chúng cư ngụ trong mọi sa mạc nội tâm: Đức Giê-su ở giữa những con dã thú.

Đối với dân Is-ra-el, sa mạc luôn là một kinh nghiệm về sự cô tịch mà Thiên Chúa cư ngụ. Chắc chắn, sa mạc là nơi những nỗi sợ nổi bật và chúng ta nghĩ rằng chúng ta không thể sống được ở đó. Đó là nơi của sự bội tín và mưu phản, nhưng chúng ta nhận ra rằng đó cũng là nơi, chỉ nơi đó chúng ta có thể đặt hy vọng vào Thiên Chúa. Chỉ sa mạc, nơi cuộc sống hướng chúng ta đi từ lần này qua lần khác, chúng ta được phép đối thoại với Thiên Chúa theo cách chân thật nhất. Chỉ như thế, sau đó ta mới có thể giúp đỡ người khác tìm thấy được sự bình an.

Câu hỏi phản tỉnh các nhân:

Bạn đã vận dụng những khoảnh khắc lắng đọng như thế nào khi cuộc sống hướng bạn nhìn vào bên trong chính mình?

Nếu bạn thôi không nhìn vào chính mình thì điều gì bạn nghĩ là bạn sẽ tìm thấy ở nơi ấy?

Link bài viết: https://catholic-link.org/wild-scary-interior-lent-gospel-reflection/

Lược dịch: Trương Minh Cao, S.J.

Kiểm tra tương tự

Cách tiếp cận đặc biệt của nền giáo dục Công giáo

  Mô hình giáo dục Công giáo rất độc đáo trong hướng tiếp cận tổng …

Nhà thơ vô gia cư được vinh danh tại tang lễ của chính mình

  Lễ tang được tổ chức tại nhà nguyện Thánh Monica, tuy nhỏ nhưng vô …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *