“Cha Dall’Oglio vẫn còn sống và được những kẻ bắt cóc đối xử tử tế”

638-0-40192_Paolo-DallOglio

“Cha Paolo Dall’Oglio vẫn còn sống và được những kẻ bắt cóc, vốn là thành viên của nhóm Hồi giáo cực đoan tự xưng là Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIS), đối xử tử tế,” Khalaf Ali Khalaf, nhà hoạt động chống chế độ Syria dựa vào nguồn tin của chi nhánh Al-Qaeda có liên hệ với nhóm cực đoan, cho biết.

Nguồn tin cho biết đã nhìn thấy vị tu sĩ Dòng Tên người Ý hôm thứ bảy vừa qua trong một khu vực thuộc miền bắc Syria vốn đang nằm dưới sự kiểm soát của ISIS, Khalaf nói với hãng thông tấn quốc tế Aki-Adnkronos. Nhà báo này không muốn tiết lộ danh tính của người cung cấp tin vì sợ bị trả thù. Ông cũng không đề cập chính xác nơi mà người ta đã nhìn thấy cha Dall’Oglio. Vị linh mục Dòng Tên này đã mất tích ở thành phố Raqqa từ ngày 28 tháng 7.

Liên minh Quốc gia Syria trước đó đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về số phận của cha Dall’Oglio và đã thúc dục những nhà hoạt động tại Raqqa cung cấp bất cứ thông tin nào có thể giúp tìm thấy cha Dall’Oglio và bảo đảm sự an toàn của ngài. Vị linh mục Dòng Tên người Ý này đã đến Syria để đàm phán hòa bình  giữa các nhóm thánh chiến Hồi giáo và người Kurd. Ngài đã bị chính quyền Syria trục xuất tháng 6 năm ngoái.

Cha Paolo Dall’Oglio, sáng lập viên cộng đồng Khalid tại Deir Mar Musa, đã phục vụ cho sứ mạng đối thoại và hòa giải với Hồi Giáo tại Syria hơn 30 năm qua. Cha được xem là linh hồn của cộng đoàn al-Khalil, một cộng đoàn đan tu của người Công Giáo Syro, nằm gần thị trấn Nabk cách Damascus khoảng 80 km về phía bắc. Nơi đây từng là một đan viện do các nhà ẩn tu Hy Lạp xây dựng từ thế kỷ thứ 6. Sau khi bị bỏ hoang vào thế kỷ 19, nó lại trở thành nhà của một cộng đồng tu sĩ Kitô giáo nhỏ bé tại Syria.

Cha Paolo Dall’Oglio nổi tiếng với những lời chỉ trích chế độ Assad về những vi phạm nhân quyền. Năm 2012, lo ngại những cộng đồng Ki-tô hữu thiểu số tại đây sẽ phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc giống như các cộng đồng Ki-tô hữu tại Irak, ngài đã lên tiếng kêu gọi Tòa Thánh có những can thiệp ngoại giao ở cấp cao nhất để cứu vãn tình hình ngày càng bi đát tại Syria. Ngài cũng đã khẩn thiết kêu gọi phải có “một chương trình hữu hiệu” và “một nỗ lực đối thoại” với Teheran và Moscou, vì lo sợ chiến tranh sẽ bùng phát trên diện rộng và một sự sụp đổ của cả khu vực Trung Đông là điều có thể thấy trước; trong khi viễn ảnh về dân chủ tại đây lại rất mơ hồ. Dĩ nhiên, trong những thao thức của mình về tình hình tại Syria, cha Paolo Dall’Oglio hoàn toàn không nhắm đến những hành động đàn áp cũng như một cuộc can thiệp quân sự quốc tế vào Syria.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khi cử hành lễ thánh Inhaxiô Lôyôla với các tu sĩ Dòng Tên tại Rôma hôm 31 tháng 07 cũng đã bày tỏ mối quan tâm của mình về tình hình anh em Dòng Tên của ngài tại Syia. “Lúc này đây, tôi nhớ về người anh em của chúng ta ở Syria,” Đức Giáo Hoàng nói trong bài giảng.

Tại Syria, các tu sĩ Dòng Tên không làm chính trị, nhưng cam kết theo đuổi các hoạt động nhân đạo và lặp lại lời kêu gọi “hòa bình và hòa giải ở Syria.”

Chỉnh Trần, S.J.

theo Vatican Insider

Kiểm tra tương tự

Đức Thánh Cha: “Một Kitô hữu không can đảm” là “một Kitô hữu vô dụng’

Trong Buổi Tiếp Kiến Chung hôm thứ Tư, 10.04.2024 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô …

Đức Thánh Cha: Dù chúng ta dù có thất bại thế nào, Chúa vẫn chờ chúng ta

Chiều thứ Năm Tuần Thánh, ngày 28/4/2024, Đức Thánh Cha đã đến chủ sự Thánh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *