Chữa lành vết thương trong quá khứ

Mọi người thườngcam-xuc-tinh-yeu-cuoc-song-5 hay nghĩ quá khứ là cái gì đó đã thực sự qua đi và chẳng có chút giá trị nào. Thế nhưng…

Quá khứ có thể có giá trị hơn ta tưởng, quá khứ có thể làm ta thấy được khích lệ và hạnh phúc với những thành công; cố gắng hơn với những thất bại đã qua; là khoảnh khắc ta “dừng lại” để rồi nỗ lực hơn mỗi khi nghĩ về. Đôi khi quá khứ cũng có thể làm cho cuộc đời của chúng ta trở nên bế tắc, nếu ta cứ mãi luẩn quẩn không thoát ra được, nhất là những kinh nghiệm đau thương.

Hạnh phúc hay thách đố khi nghĩ về quá khứ, đều tuỳ thuộc vào việc ta đối diện và đón nhận quá khứ của chính mình như thế nào!

Chúng ta có thể đồng ý với nhau rằng, không ai có một quá khứ hoàn toàn tươi sáng hay đen tối. Nhưng trong một ý nghĩa nào đó, cuộc đời mỗi người là sự tổng hòa giữa những đau thương và hạnh phúc; giữa những vui mừng và sầu khổ; giữa hy vọng và tuyệt vọng… Tất cả đan dệt nên cuộc sống của mỗi người.

Trong thực tế, con người ta không thể thay đổi những điều đã xảy ra trong quá khứ – làm cho chúng tốt hơn hay tệ hơn về mặt bản chất – nhưng thay vào đó, ta có thể rút ra những bài học, động lực và ý nghĩa nào đó cho cuộc sống của mình từ nó. Đôi khi người ta hay nói: “Hãy tập trung vào giây phút hiện tại, vì quá khứ là những điều đã qua, còn tương lai thì chưa đến.” Nhưng liệu rằng, ta có thể tập trung vào giây phút hiện tại mà quên đi quá khứ? Câu trả lời có lẽ là không, bởi trong khi tương lai là cái chưa đến và thực tại chưa được kiểm chứng, thì quá khứ lại là những điều đã thực sự xảy ra và gắn bó với chính cuộc sống mỗi người. Thế nên, quá khứ luôn đóng một vai trò quan trọng và có sự ảnh hưởng lớn trên cuộc đời của mỗi người.

Thách đố!

Một trong những thách đố lớn nhất là làm sao để chia sẻ và đối diện với quá khứ của mình. Trong thực tế, không phải chuyện gì mình cũng có đủ can đảm để chia sẻ ra với mọi người, ngay cả những người mình yêu thương nhất – gia đình, bạn bè thân thiết – đặc biệt là những kinh nghiệm cay đắng, mất mát hay đau buồn.

Quả thật, những tổn thương quá lớn trong quá khứ có thể đẩy cuộc đời con người đến chỗ bế tắc và thất vọng, nếu như ta cứ mãi chạy trốn và không dám đối diện với chúng. Vì thế, đôi khi ta có cảm giác “cô đơn” giữa chốn đông người. Có thể nói, khi ta càng cố gắng chạy trốn quá khứ đau thương của mình, bằng cách giữ nó nơi sâu kín trong tâm hồn, thì nó càng trở nên “ngục tù” giam hãm cuộc đời ta. Ngược lại, một khi ta dám nhìn thẳng vào quá khứ của mình và trút bỏ đi ghánh nặng, cuộc đời ta sẽ trở nên hạnh phúc hơn.

Chữa lành!

Có thể nói, việc chia sẻ để được chữa lành những vết thương quá khứ như một lời mời gọi, hơn là một việc buộc ta phải làm, và ai cũng có tự do để chọn lựa. Tuy nhiên, chia sẻ và mở lòng ra tự nó có năng lực để chữa lành những rạn nứt trong quá khứ và giúp ta bình an hướng đến con đường phía trước. Do vậy, cuộc sống có trở nên ý nghĩa và hạnh phúc hay không, tuỳ thuộc vào việc ta có dám đón nhận và chia sẻ những kinh nghiệm trong quá khứ cuộc đời của mình hay không!

Lạy Chúa! Xin đồng hành và giúp chúng con biết mở rộng tâm hồn mình ra với mọi người và với chính bản thân chúng con. Xin Chúa chữa lành những “vết thương” trong cuộc đời của mỗi người chúng con. Amen!

Phaolô Nguyễn Hồng Như Khuê, S.J.

 

Kiểm tra tương tự

Bảy kỹ năng sống tuyệt vời có được khi lớn lên trong một gia đình đông anh chị em

Có nhiều anh chị em là một ơn xét theo nhiều phương diện. Đây chỉ …

Khi chồng tôi bạo hành, một linh mục bảo tôi hãy chờ đợi và cầu nguyện. Điều đó không bao giờ là đủ

“Con hãy làm những gì Chúa truyền dạy. Con phải kiên nhẫn và cầu nguyện.” …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *