Đại Học – Triết Trung Hoa

great learning

Chúng ta không biết bản văn này được viết chính xác vào thời gian nào. Nó được tập hợp trong cuốn sách thuộc đời Hán là Lễ Ký – là một tập hợp rất phong phú những bản văn liên quan đến Khổng Tử và lễ nghi. Đại Học thì không được chú ý nhiều mãi cho đến khi Tư Mã Quang (1019-1086) chú giải về nó. Sau này, Chu Hi đã tách nó ra thành một trong “Tứ Thơ”, và trong khoảng những năm 1313 -1905, cùng với những bản văn khác, nó hình thành nên nền tảng chính yếu cho những kỳ thi dân sự. Chu Hi đã biên tập lại thành một bản văn đầu tiên cùng với những chú thích. Phần đầu thì đặc biệt quan trọng vì nó tổng quát đâu là những điều mà một người trưởng thành phải học.

Bản văn mở ra với một câu nổi tiếng: “đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện”. Nhiệm vụ đầu tiên trong ba nhiệm vụ ở đây là việc tập trung vào phát triển nhân đức cá nhân và như là mô tả của nhiệm vụ của những nho gia là phát triển nhân đức cá nhân, làm cho nó đứng vững như là đèn hiệu cho những người khác. Nhiệm vụ thứ hai xem ra thích hợp đối với những nhà lãnh đạo, là người được mời gọi để yêu thương nhân dân và chăm lo cho họ. Nhiệm vụ thứ ba chỉ ra rằng mọi người phải cố gắng cho điều tốt nhất và chỉ có thể dừng lại một khi người đó đã đạt đến mức chí thiện, được một nửa cũng kể là không.

Kế tiếp, bản văn đưa ra một tiến trình phát triển trong tám bước để biết về Đạo[1]. Ba bước đầu tiên trong đoạn mở đầu sau đó được mở rộng ra để đào sâu mối tương quan của nó với việc vun trồng nhân đức cá nhân và những quy định của xã hội. Trong một loạt những bước ấy, chúng ta được dẫn đến điểm chính yếu là sự tập trung vào “cách vật”. Khi đạt đến điểm này, bản văn lại mô tả một tiến trình đảo ngược: làm thế nào để từ cách vật, ta có thể vận dụng lý trí của mình và mang lại trật tự cho gia đình, cho thành bang và cho toàn vũ trụ.[2] Kết luận là tất cả việc lãnh đạo đều phụ thuộc vào bước thứ nhất: chỉnh sửa và vun trồng đời sống cá nhân.

Chúng ta có thể diễn giải đoạn văn ấy để có thể thấy nơi đó Nho gia đã thích nghi hóa một chương trình hành động. Bước đầu tiên là nghiên cứu sự vật (cách vật); bước thứ hai là sự mở rộng kiến thức, bước thứ ba là làm cho ý chí nên chân thành, thứ tư là chỉnh sửa tâm trí cho ngay thẳng, thứ năm là vun trồng đời sống cá nhân, thứ sáu là điều hành gia đình, thứ bảy là làm cho thành bang được trật tự và bước thứ tám là mang lại hòa bình cho toàn thế giới. Rõ ràng, vấn đề chính yếu trong bản văn là cụm từ “cách vật” thực sự có ý nghĩa gì. Thực vậy, điều này đã trở thành nguồn cho những sự phân chia sau này trong triết học Trung Hoa.

Đối với Chu Hi, “cách vật” có nghĩa là việc tìm ra những nguyên lý tối hậu của sự vật, một công việc có tính siêu hình. Đối với Vương Dương Minh (Wang Yangming), “cách” có nghĩa là chỉnh sửa, đó là chỉnh sửa những gì sai lầm trong tâm trí và do đó có thể tập trung đến việc vun xới đời sống nội tâm. Nghĩa gốc của “cách” là tiếp cận, đến gần. Vô ‘vật’ dùng cho tất cả những sinh vật và do đó, cụm từ này có nghĩa là “tiếp cận mỗi sự vật”. Vì Chu Hi đã phát triển một nền triết học về “Lý”, nên ông muốn giải thích thuật ngữ này theo hướng đó. Vương Dương Minh thì lại quan tâm nhiều hơn đến sự khai sáng (giác ngộ) và việc trở nên một thánh nhân nên ông đã giải thích cụm từ này theo hướng thích hợp với triết thuyết của ông. Vào thế kỷ XIX, cụm từ này lại được áp dụng vào khoa học hiện đại như là hóa học và vật lý.

Dù cho chúng ta có chọn lựa cách giải thích nào là chính xác đi nữa, thì Đại Học vẫn là một bản văn quan trọng vì cách thức mà nó kết hợp tri thức về thực tại, nhân đức cá nhân, quản trị đời sống gia đình và xã hội trong hòa bình lại với nhau. Chúng hình thành nên một tổng thể duy nhất mà đó là đặc trưng của văn hóa Trung Hoa nơi mà những người học thức (đàn ông và một số phụ nữ) đã theo những quy chuẩn đạo đức và đặt chính chính mình vào việc quản trị các thành bang. Chính lý tưởng sống này mà đã có thể thâu tóm lại trong thuật ngữ “nho sĩ”.

Edmund Ryden, S.J.

[1] Cổ chi dục minh minh đức ư thiên hạ giả, tiên trị kỳ quốc, dục trị ký quốc giả, tiên tề ký gia, dục tề kỳ gia giả, tiên tu kỳ than, dục tu kỳ thân, dục tu kỳ thân giả, tiên chính kỳ tâm, dục chính kỳ tâm giả, tiên thành kỳ ý, dục thành kỳ ý giả, tiên trí kỳ tri, trí tri tại cách vật.

[2] Vật cách, nhi hậu trí tri, trí chi, nhi hậu ý thành, ý thành, nhi hậu tâm chính, tâm chính nhi hậu thân tu, thân tu, nhi hậu gia tề, gia tề, nhi hậu quốc trị, quốc trị, nhi hậu thiên-hạ bình.

Kiểm tra tương tự

Đất nước duy lý trước cơn đói khát thiêng liêng

Nhìn về một kiểu đa dạng khác cho Giáo hội hiệp hành và thần học …

Đạo làm người

Tác giả: Hoàng Sỹ Quý, SJ.   Ý thức luân lý Con vật chỉ phản …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *