Hơn 3.000 người cùng với 210 tu sĩ Dòng Tên ở thành phố Hồ Chí Minh tham dự Thánh lễ kết thúc Năm Thánh đánh dấu sự kiện các tu sĩ Dòng Tên đầu tiên đến Việt Nam cách đây 400 năm.
Đức Giám mục Cosmas Hoàng Văn Đạt, giám mục Dòng Tên giáo phận Bắc Ninh gần Hà Nội miền bắc Việt Nam, đã cử hành Thánh Lễ ở khuôn viên trụ sở chính Dòng Tên tại Thủ Đức, ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh.
Mười lăm giám mục và các tu sĩ Dòng Tên Việt Nam từ châu Á và châu Âu quy tụ cùng nhau, trong đó có Cha Adolfo Nicolas, Bề trên Tổng quyền Dòng Tên.
Nhiều hoạt động đã diễn ra trong năm qua với các cuộc hội thảo, các cuộc tĩnh tâm và hành hương đến những nơi từng mang ý nghĩa đặc biệt đối với Dòng Tên trong các thế kỷ 17 và 18 và với các Thánh lễ Toàn xá mỗi tháng một lần ở các giáo xứ thuộc Dòng Tên Việt Nam.
Các cuộc hội thảo cùng với các sự kiện tập trung vào những kinh nghiệm và cách thức truyền giáo của các tu sĩ Dòng Tên đầu tiên – một người Ý và hai Bồ Đào Nha – năm 1615 đã cùng với các Kitô hữu Nhật Bản đến Cửa Hàn – Đà Nẵng để tránh cuộc bách hại Kitô giáo ở Nhật Bản .
Trong khi những buổi đầu đến phục vụ các Kitô hữu Nhật Bản, các tu sĩ Dòng Tên đầu tiên nhanh chóng chuyển sự chú ý đến người dân Việt Nam.
Các tu sĩ Dòng Tên đến Việt Nam ngay sau khi cha Matteo Ricci mất ở Bắc Kinh vào năm 1610 và đã học cách tiếp cận của ngài trong công cuộc truyền giáo. Con đường cách mạng của cha Ricci trong việc truyền bá Phúc Âm bắt đầu với việc làm bạn với những người bản địa, học ngôn ngữ và văn hóa của họ trước khi nỗ lực chia sẻ đức tin vào Chúa Giêsu Kitô.
Tu sĩ Dòng Tên nổi tiếng nhất là một người Pháp, cha Alexandre de Rhodes (1591-1660), công trình của ngài dẫn đến việc La tinh hóa tiếng Việt vốn được sử dụng cho đến hôm nay.
Năm 1661, cha xuất bản cuốn từ điển Việt-Bồ -La đầu tiên và cuốn Phép giảng tám ngày, trong đó trình bày đức tin Công giáo trong bối cảnh của nền luân lý truyền thống và niềm tin tâm linh của người Việt.
158 năm sau khi đến Việt Nam, Dòng Tên đã bị giáo hoàng giải thể và không còn hiện diện ở Việt Nam cho đến khi trở lại vào năm 1957 theo lời mời của chính quyền miền Nam Việt Nam để giúp phát triển các trường đại học. Tiếp đó là yêu cầu của các giám mục tại Việt Nam để hỗ trợ trong việc đào tạo giáo sĩ địa phương.
Tất cả đã thay đổi vào năm 1975 khi chiến tranh Việt Nam kết thúc với chiến thắng thuộc về cộng sản miền Bắc Việt Nam. Bốn mươi mốt tu sĩ Dòng Tên nước ngoài bị trục xuất, để lại hai mươi sáu tu sĩ Dòng Tên người Việt, một nửa trong số đó đã đi tù gần như sau đó. Những người khác bị gọi đi bộ đội hoặc làm việc tại các đồn điền nhà nước.
Ngay nay có 210 tu sĩ Dòng Tên tại Việt Nam, nhiều người trong số đó đang trong giai đoạn huấn luyện.
Chính quyền hạn chế các hoạt động của họ nghiêm cấm họ làm việc trong các trường học, đại học, hay công tác xã hội, trừ khi làm việc cách bí mật.
Kết quả là, nhiều Dòng Tên đang thực hiện công việc truyền giáo đến Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Timor-Leste và các nước châu Âu.
Các tu sĩ Dòng Tên cũng đang chuẩn bị cho tương lai ở Việt Nam bằng cách gửi các học viên trẻ đi học ở châu Âu và Hoa Kỳ.