Đức Thánh Cha: Lòng biết ơn là quà tặng Thiên Chúa ban

dtc

Có lòng biết ơn nghĩa là có tấm lòng khiêm tốn, biết đón nhận ơn phúc từ Thiên Chúa chứ không khép kín lòng mình. Đức Thánh Cha nhấn mạnh điều ấy trong bài giảng Lễ Năm Thánh sáng nay (09.10.2016) tại Quảng trường thánh Phêrô dành cho các hội đoàn, phong trào Thánh Mẫu. Sau đây là bài giảng của Đức Thánh Cha:

Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay (Lc 17:11-19) mời gọi chúng có lòng biết ơn trước những ân ban của Thiên Chúa. Trên đường hướng về Giêrusalem, tức là hướng về cuộc khổ nạn và phục sinh, Thầy Giêsu gặp mười người phong hủi. Họ gặp Thầy, họ đứng từ đàng xa mà kêu lớn tiếng, nói lên nỗi bất hạnh của họ với một người mà họ tin là có thể giúp họ: “Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi!” Họ bị đau bệnh và họ tìm ai đó có thể chữa lành họ. Thầy Giêsu đáp lại họ, và nói họ hãy đi trình diện với các tư tế, để các tư tế có thể xác nhận theo Luật rằng họ đã lành sạch. Đây không chỉ là một lời hứa mà còn là một cách để kiểm chứng đức tin của họ. Và thực tế là, lúc ấy, cả mười người được lành sạch. Họ được chữa lành khi họ đang trên đường vâng theo lời Thầy Giêsu. Thế nên, họ đầy vui mừng để đi trình diện với các tư tế, và họ tiếp tục đi trên con đường của họ, họ quên lãng Đấng chữa lành họ, Đấng là Thiên Chúa Cha đã chữa lành họ qua người Con của Ngài là Thầy Giêsu.

Chỉ có một ngoại lệ, là người Samari, là người sống gần dân Chúa chọn, là người ngoại. Người này không bằng lòng rằng, việc chữa lành được thực hiện nhờ đức tin của mình, nhưng ông đã làm cho việc chữa lành ấy được hoàn thiện, nhờ việc trở lại để diễn tả lòng biết ơn với Thầy Giêsu, và ông nhận ra rằng Thầy Giêsu chính là vị tư tế đích thực, Đấng đã chữa lành ông và mời ông vào hành trình làm môn đệ Người.

Biết ơn là biết ngợi khen về những gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, điều ấy rất quan trọng! Và chúng ta có thể tự hỏi: chúng ta có thể nói cám ơn Ngài không? Chúng ta có thường nói cám ơn trong gia đình, trong cộng đồng, hay trong Giáo Hội không? Đã bao nhiêu lần chúng ta nói cám ơn với những người giúp đỡ chúng ta, thân quen chúng ta, đồng hành với chúng ta trong cuộc sống? Chúng ta có thường cám ơn không? Điều này cũng diễn ra trong tương quan với Thiên Chúa. Thật dễ đến với Chúa để xin điều gì đó, nhưng để trở lại mà cám ơn Ngài thì… Đây là lý do mà Chúa Giêsu nhấn mạnh cái vô ơn của chín người phong cùi hôm nay: “Chẳng phải cả mười người sạch sao? Chín người kia đâu? Sao không có ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa ngoài người ngoại này?”

Trong ngày Năm Thánh này, chúng ta có một mẫu gương rất thực tế để noi theo. Đó là Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta. Sau khi sứ thần truyền tin, lòng biết ơn của Mẹ dành cho Thiên Chúa đã tuôn chảy thành bài thánh ca ngợi khen: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa…” Chúng ta hãy nài xin Mẹ giúp chúng ta hiểu rằng tất cả đều là quà tặng từ Thiên Chúa, và để chúng ta biết cách làm thế nào để biết ơn. Cha đảm bảo với anh chị em rằng, khi ấy niềm vui của chúng ta sẽ nên trọn. Chỉ có người ngoại trở lại tạ ơn Thiên Chúa, mới là người có niềm vui trọn vẹn.

Để có lòng biết ơn, chúng ta cần khiêm nhường. Trong bài đọc một, chúng ta nghe câu chuyện đáng chú ý về Naaman, vị tướng của vua Syria. Ông bị bệnh phong, và để có thể có cơ may được chữa lành, ông đã chấp nhận lời đề nghị từ người nô lệ của ông, đó là ông phải đến nhờ cậy ngôn sứ Elisa, người mà ông coi là kẻ thù. Trong hoàn cảnh đó, Naaman đã chấp nhận hạ mình. Vị ngôn sứ không yêu cầu ông làm gì cả, ngoài việc đến tắm ở sông Giođan. Lời đề nghị này làm Naaman bối rối, thậm chí khó chịu, nhưng có thể nói, những gì mà Thiên Chúa đòi hỏi lại tầm thường như vậy? Ông muốn bỏ về, nhưng rồi ông đồng ý để tắm trong dòng sông Giođan, và thế là ngay lúc ấy ông được chữa lành.

Hơn ai hết, trái tim của Mẹ Maria là trái tim khiêm tốn và sẵn sàng đón nhận quà tặng từ Thiên Chúa. Và Thiên Chúa, để trở nên con người, đã chọn một thiếu nữ thôn quê Nazaret, không sống nơi cung điện của quyền lực giàu có, cũng không đạt được những chiến công phi thường. Chúng ta tự hỏi mình, nếu chúng ta sẵn lòng đón nhận những quà tặng từ Thiên Chúa thì chúng ta sẽ làm tốt, hay là chúng ta muốn khóa mình trong những đảm bảo về vật chất, về trí khôn, và những dự án riêng.

Thật đáng lưu tâm vì ông Naaman và người Samari là hai người ngoại. Bằng cách nào mà nhiều người ngoại, ngay cả những người thuộc tôn giáo khác, đã cho chúng ta những tấm gương về các giá trị mà đôi khi chúng ta bỏ qua hoặc quên lãng. Những người sống bên chúng ta, có thể bị xem thường và chịu thiệt thòi vì là người ngoại, lại có thể dạy chúng ta con đường mà Thiên Chúa muốn. Ngay cả Mẹ Maria cùng thánh Giuse đã sống kinh nghiệm ở nước ngoài, khi các ngài đi sang Ai Cập, xa người thân và bạn bè, xa niềm tin của mình; tuy nhiên các ngài đã có thể vượt qua khó khăn.

Cầu chúc anh chị em luôn có thể trở lại gặp Thầy Giêsu để ngợi khen vì biết bao ơn lành từ lòng thương xót của Người.

Chuyển ngữ: Tứ Quyết SJ

 

Vui lòng chấp nhận sử dụng dịch vụ của Youtube để xem Video này.

 

Youtube là dịch vụ phát video trực tuyến được cung cấp bởi Google

 

YouTube Terms of Services

 

 

Kiểm tra tương tự

Đức Thánh Cha: “Một Kitô hữu không can đảm” là “một Kitô hữu vô dụng’

Trong Buổi Tiếp Kiến Chung hôm thứ Tư, 10.04.2024 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô …

Đức Thánh Cha: Dù chúng ta dù có thất bại thế nào, Chúa vẫn chờ chúng ta

Chiều thứ Năm Tuần Thánh, ngày 28/4/2024, Đức Thánh Cha đã đến chủ sự Thánh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *