Giải thoát

Tư tưởng Phật giáo nhấn mạnh đến việc tự giải thoát. Tu là tự giải thoát mình khỏi những ham muốn của nhục dục, những thứ được cho là nguyên nhân gây khổ và làm cho con người mất tự do. Nỗ lực hướng đến việc tự giải thoát này có thể hoặc là một ước muốn khó thành hiện thực hoặc là một bước siêu thăng sẽ dẫn con người đến một tình trạng siêu thoát, hoàn toàn tự do và hạnh phúc của vô ngã, điều được gọi là giải thoát. Theo hướng suy nghĩ này, con người cần bắt chước Đức Phật, vì nơi mọi người đều tiềm ẩn khả năng thành Phật. Chẳng ai có thể giúp con người thành Phật ngoài chính họ.

Thực tế cho thấy, con người sống trong xã hội nên họ bắt buộc chịu tác động của xã hội, xấu cũng có và tốt cũng có, dễ thấy nhất là ảnh hưởng của gia đình và nền giáo dục. Thế nên, xã hội tính vừa góp phần tạo ra nghiệp chướng nơi con người, và nó cũng góp phần giúp con người thăng hoa đời sống, mà người ta có thể gọi đó là cái duyên kiếp. Để hoàn thành bức tranh thêu chân dung cuộc đời một con người, cần có vô số những sợi chỉ đan xen muôn màu muôn sắc trong đời sống thường ngày. Có người hình thành bức chân dung của chính mình chỉ với vài ba đường nét giản đơn và trong sáng. Có người cần đến cả một cuộc đời gian lao và thăng trầm để làm thành một kiệt tác nghệ thuật của cuộc sống với vô vàn kinh nghiệm, mà đôi lúc chính họ cũng không nhận ra giá trị của các kinh nghiệm đó là những nét độc đáo duy nhất làm nên đời họ.

Đời là bể khổ, nhưng đời cũng cho con người những cơ hội để vượt qua bể khổ, là cơ hội để con người có hy vọng về hạnh phúc, vì đời cũng cần có hạnh phúc. Hạnh phúc được nhận biết nhờ ý thức của cá nhân từng người. Mỗi người có cách cảm nhận hạnh phúc riêng. Tuy nhiên, hạnh phúc lại được sinh ra trong môi trường của xã hội. Nếu không có xã hội và các tương quan, có lẽ con người chỉ cảm nhận được đơn độc và cô đơn mà thôi.

Như thế, tu có phải là ích kỷ, là chỉ giải thoát chính mình và tìm hạnh phúc cho bản thân?  Thiết nghĩ mọi người cần phải tu, cần phải tìm cho cuộc sống của mình có một đích nhắm, và nỗ lực hướng về đích nhắm ấy trong đời sống thường ngày. Cuộc sống của tôi không chỉ dừng lại trong thế giới hiện tại, nhưng nó còn được hy vọng và hướng tới cuộc sống đời đời. Cuộc sống của tôi không chỉ đơn độc một mình; tôi còn có những người đồng hành. Thế giới là một gia đình. Hơn thế nữa, có một Đấng đã đến sống cùng tôi để giúp tôi được giải thoát. Người ta gọi Ngài là Emmanuel; Thiên Chúa ở với con người. Thế giới đang chuẩn bị kỷ niệm biến cố Ngài đến sống với con người. Nhờ Ngài tôi sẽ được giải thoát khỏi chính những ham muốn bất chính và ích kỷ của riêng mình. Ươc mơ của Ngài là đem lại hạnh phúc và những điều tốt nhất cho cho thế giới này. Ngài mời gọi tôi cộng tác với Ngài để thực hiện ước mơ này. Tôi sẽ làm gì đây?

Thầy Đình Cư, S.J.

Kiểm tra tương tự

Người Công giáo và sự tự vấn: Chìa khóa để vượt qua sự khác biệt

Vào ngày Giáng sinh năm 1914, tại tiền tuyến của chiến hào giữa lực lượng …

Tầm quan trọng của nền Giáo dục Công giáo trong thế giới hiện đại

Vai trò độc nhất  Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, nền …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *