Hội Thảo Mừng 400 Dòng Tên Đến Loan Báo Tin Mừng Trên Đất Việt – Lần Thứ I

Vào sáng Thứ bảy 28.06.2014, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn,đã diễn ra cuộc hội thảo nhân kỷ niệm 400 năm Dòng Tên đến Loan Báo Tin Mừng trên đất Việt.

0001
Không Gian Buổi Hội Thảo

Lm. Giuse Phạm Tuấn Nghĩa, S.J., người điều phối chương trình đã khai mạc với lời mời trưởng ban tổ chức, Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J., người công bố nội dung chính của cuộc hội thảo hôm nay. Diễn giả của buổi hội thảo gồm Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Hai Tính, S.J. và Lm. Antôn-Phaolô Trần Quốc Anh, S.J., cùng hai phản biện viên: Lm. Antôn Phạm Trung Hưng, S.J. và thầy Antôn-Maria Trần Thanh Tân, S.J.

Lm. Giuse Phạm Tuấn Nghĩa, S.J.
Lm. Giuse Phạm Tuấn Nghĩa, S.J.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J. (người ngồi giữa)
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J. (người ngồi giữa)

Đến tham dự cuộc hội thảo hôm nay có: Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh, cùng quý cha giáo, quý cha, quý sơ, quý thầy và một số anh chị em giáo dân.

Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh
Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh

005

Phần thuyết trình đầu tiên:

Lm. Antôn-Phaolô Trần Quốc Anh, S.J. thuyết trình với đề tài:“Thuyết Tam Phụ và Đao Hiếu:   Một Nỗ Lực Hội Nhập Thần Học Trong Nền Văn Hoá Nho Giáo Tại Việt Nam Thời Xưa”.

Lm. Antôn-Phalô Trần Quốc Anh, S.J.
Lm. Antôn-Phalô Trần Quốc Anh, S.J.

Nội dung trình bày chủ yếu bàn về vấn đề giáo lý Tam Phụ (Thiên Chúa – Đức Vua – Người Cha trong gia đình) một nỗ lực hội nhập thần học thuở xưa dưới cái nhìn lịch sử, và từ đó, rút ra những bài học cho việc hội nhập thần học ngày nay.

Tiếp sau đó là phần phản biện của Lm. Antôn Phạm Trung Hưng, S.J.

Lm. Antôn Phạm Trung Hưng, S.J.
Lm. Antôn Phạm Trung Hưng, S.J.

Nội dung phản biện gồm: (1) làm sao chúng ta đo lường được mức độ hội nhập? Phải chăng là dựa vào con số người theo đạo? (2) về vấn đề Hội nhập, Hội nhập là học hỏi lẫn nhau. Vậy, Kitô giáo đã giúp văn hóa Việt Nam phát triển như thế nào hay chỉ nói là không tốt mà thôi? (3) Kitô giáo mình học được gì từ Nho giáo?

Để trả lời Lm. Antôn-Phalô Trần Quốc Anh, S.J. đề cập đến sự chênh lệch về con số những người cộng tác với các thừa sai giữa Trung Hoa và Việt Nam, trong đó số lượng cộng tác viên người việt có phần trội hơn. Cha Quốc Anh tiếp tục nêu lên những nét đẹp của người việt, cùng với sự phát triển của chữ Nôm, và đóng góp của Kitô giáo trong việc hôn nhân một vợ một chồng.

Ngoài ra, tham dự viên cũng tích cực đóng góp những phản hồi cũng như đặt câu hỏi: Học giả Michel Nguyễn Hạnh; Chị Maria Nguyễn Hoàng Anh; Thầy Phó tế Giuse Bùi Quang Minh, S.J. và chị Maria Hoàng Minh Thương.

Học giả Michel Nguyễn Hạnh
Học giả Michel Nguyễn Hạnh
Chị Maria Nguyễn Hoàng Anh
Chị Maria Nguyễn Hoàng Anh
Thầy Phó tế Giuse Bùi Quang Minh, S.J.
Thầy Phó tế Giuse Bùi Quang Minh, S.J.
Chị Maria Hoàng Minh Thương
Chị Maria Hoàng Minh Thương

Phần thuyết trình tiếp theo:

Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Hai Tính, S.J. thuyết trình với đề tài: “Ngôn Ngữ Biểu Trưng Trong Giáo Lý – Sách Giáo Lý của Cha G.Majorica và Sáng Kiến Hội Nhập Văn Hóa”.

Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Hai Tính, S.J.
Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Hai Tính, S.J.

Nội dung trình bày chủ yếu bàn về ba hình thức ngôn ngữ mang tính biểu trưng cao độ (thí dụ, truyện kể và công thức) mà sách “Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông”sử dụng để trình bày và lý giải các chân lý đức tin sâu xa. Qua đó, cho thấy cha Majorica đã có một sự sáng tạo xuất sắc trong việc giảng dạy giáo lý nói riêng và trong việc truyền tải ý tưởng thần học nói chung.

Tiếp sau phần trình bày của Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Hai Tính, S.J. là phần phản biện của thầy Antôn-Maria Trần Thanh Tân, S.J.

Thầy Antôn-Maria Trần Thanh Tân, S.J.
Thầy Antôn-Maria Trần Thanh Tân, S.J. (người ngồi giữa)

Nội dung phản biện gồm hai phần:

(1) Nêu những đóng góp tích cực của thuyết trình viên: Thuyết trình viên đã giới thiệu một tác phẩm chữ nôm đã bị lãng quên một thời gian dài, nay được khám phá và nghiên cứu, điều đó đã đóng góp cho kho tàng văn xuôi chữ nôm của Việt Nam. Kế đến, thuyết trình viên đã có công mô tả và hệ thống phương pháp hội nhập văn hóa của cha Majorica.

(2) Nêu những điểm mà phản biện viên không đồng ý: những câu chuyện biểu trưng không mô tả nhưng chỉ khơi gợi ý nghĩa; Đâu là điểm tương đồng giữa cha Đắc Lộ và cha Majorica trong tác phẩm “Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông” và “Phép Giảng Tám Ngày”?

Để trả lời cho câu hỏi của người phản biện, Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Hai Tính, S.J. lấy ví dụ về một nghệ nhân khắc gỗ để minh họa.

Tham dự viên cũng tích cực đóng góp phản hồi và đặt câu hỏi: Học giả Michel Nguyễn Hạnh; Chị Maria Nguyễn Kim Lệ; Học viên Thần Học Thầy Giuse Huỳnh Nguyễn Quốc Đạt, S.J.; Anh Nguyễn Đình Tuấn Anh; Thầy Phó tế Giuse Bùi Quang Minh, S.J.

Chị Maria Nguyễn Kim Lệ
Chị Maria Nguyễn Kim Lệ
Học viên Thần Học Thầy Giuse Huỳnh Nguyễn Quốc Đạt, S.J.
Học viên Thần Học Thầy Giuse Huỳnh Nguyễn Quốc Đạt, S.J.

Cuộc hội thảo kết thúc với lời cám ơn và thông báo về cuộc hội thảo lần thứ hai vào ngày 12.07.2014 tại Hội Trường Học Viện Thánh Giuse, Dòng Tên của Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J., trưởng ban tổ chức.

015

                                                               Biên tập: Tôma Phạm Ngô Hoàng Dũng S.J.

Kiểm tra tương tự

Thánh lễ trao Tác vụ Đọc Sách, Giúp Lễ và nhắc lại Lời Khấn

Ngày 31.12.2023, ngay sau khi kết thúc kỳ tĩnh tâm Triduum, tại nhà nguyện Học …

Có những người bạn trong Chúa thắm tình như thế! 

  Cùng hòa chung niềm hân hoan với mọi tâm hồn chuẩn bị đón chào …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *