Hy vọng nào cho em?

Em – một nữ học sinh lớp 9! Cha mẹ em đã chia tay nhau khi em còn rất nhỏ. Em sống với người cha đơn độc. Do thiếu bàn tay chăm sóc dịu dàng của người mẹ, em đều biểu lộ một lối hành xử rất thô cộc, cứng cỏi, dễ xúc động, dễ nổi nóng… em thiếu hụt tình thương!

Bên cạnh đó, việc học của em cũng thật đáng buồn. Học đến lớp 9 rồi mà em vẫn không rút gọn được phép tính:

Em không biết quy đồng để rút gọn hai phân số đơn giản:

Em không thuộc Các Hằng Đẳng Thức Đáng Nhớ, mà giả như có bày ra trước mắt, em cũng không biết cách áp dụng để giải một bài toán rút gọn thông thường. Chưa hết, em không có một chút khái niệm nào về tương lai, nếu có ai giúp em định hướng, em cũng chẳng mấy bận tâm, vì với em – tương lai là một bóng tối dày đặc.

Ấy vậy mà em vẫn tự hào khoe với thầy: “Thầy ơi, kỳ thi giữa kỳ vừa qua em được 5 điểm môn Toán đấy thầy ạ!”. Hỏi ra mới biết lý do đơn giản là các thầy cô ở trường đã cho các em học thuộc đề và lời giải trước rồi. Khi kỳ thi đến, các em chỉ việc chép lại thôi, vậy mà vẫn chỉ được 5 điểm, kể cũng lạ!

Em nói rằng cuộc đời em chỉ toàn là những nỗi buồn tủi! Bạn bè thân thiết em dường như không có. Cha và người thân chỉ biết mắng chửi em. Ngay từ nhỏ em đã không biết thế nào là tình thương dịu dàng của người mẹ, liệu rằng khi lớn lên và lập gia đình, em có biết đóng vai một người mẹ hiền hay không? Rồi cái vòng lẩn quẩn ấy cứ xoắn lấy cuộc đời em và bao thế hệ sau này. Hy vọng nào cho em? Hy vọng nào cho tương lai của thế giới? Vì vẫn còn đó hàng trăm, hàng ngàn học sinh “giống như em”: cha mẹ bỏ nhau, nhân cách bất ổn, học hành bất tri.

Như một phản ứng tự nhiên, em sinh lòng tự ti, ghen tương và đố kỵ với đám bạn bè thân thuộc – những người có cả cha lẫn mẹ yêu thương chăm sóc, những người có một mái ấm gia đình thực sự. Em hận cuộc đời, hận chính mình và hận cả những người đã sinh ra em trong cuộc đời nghiệt ngã.

Em thân mến, can đảm lên, mạnh bạo lên nào! Trong mọi hoàn cảnh, em vẫn có quyền quyết định cuộc đời mình. Trên một chiếc thuyền nhỏ bé lẻ loi giữa dòng sông hiu quạnh, không mái chèo, không bờ bến, em vẫn có thể biến bàn tay thành mái chèo, biến bàn chân thành bánh lái, và lấy niềm hy vọng làm bến đỗ tương lai. Từng bước thôi, em hãy vượt lên chính mình, vì hoàn cảnh chẳng thể cản nổi bước chân em, quá khứ tăm tối chẳng khiến em mù quáng nếu em thực sự muốn làm nên sự khác biệt và xoay chiều số phận.

Em – như một tiếng chuông, một tín hiệu cảnh tỉnh để các bậc cha mẹ phải nhìn lại cách nuôi dạy và chăm sóc con cái của mình; để các thầy cô suy nghĩ về con đường giáo dục. Đồng thời cũng qua đó mà các bạn trẻ cần phải cân nhắc và nhận định chín chắn trước khi bước vào đời sống hôn nhân, để không còn đứa đứa trẻ tội nghiệp nào phải gánh chịu hậu quả nặng nề do cha mẹ chúng gây nên! Vì họ không biết rằng: khi họ ly dị nhau cũng là lúc họ ly dị cả con cái mình nữa!

Văn Tài
Nhóm Tông Đồ Xã Hội – Học Viện Dòng Tên

Kiểm tra tương tự

Cách tiếp cận đặc biệt của nền giáo dục Công giáo

  Mô hình giáo dục Công giáo rất độc đáo trong hướng tiếp cận tổng …

Nhà thơ vô gia cư được vinh danh tại tang lễ của chính mình

  Lễ tang được tổ chức tại nhà nguyện Thánh Monica, tuy nhỏ nhưng vô …

2 Bình luận

  1. Giu se Nguyễn Văn Hùng

    E năm nay đã 25 tuổi mà vấn chìm trong say đắm của tội lỗi dục vọng, không phân định đk lỗi đi của bản thân xin cho con lời khuyên !

  2. Bạn ơi, bạn đi xưng tội và xin cha giải tội giúp đỡ trực tiếp nhé!
    Cha lắng nghe, hiểu rõ hơn vấn đề của bạn và sẽ có những lời khuyên chính xác hơn.
    Xin Chúa gìn giữ bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *