LÀO phiêu lưu ký (4)

BỐN

4 R UMAX Astra 1200S V2.8 [4]

Tân về lại Lào sau 2 tháng vắng mặt, có thêm những người anh em, khời đầu một giai đọan mới sau hơn 1 năm thăm dò và sửa sọan.

9.30 tối 30.7, nhóm anh em tới TGM Paksê, và mặc dù đạ khuya, anh em vẫn gõ cửa phòng GM để chào thăm, vị GM nói ít, nhỏ nhẹ, thân tình, và sâu lắng, vui mừng đón những người con dân đật Việt,

Sáng hôm sau 31 tháng 7, một LM trong đòan đã dâng thánh lễ mừng kính thánh Inhatio tại nhà thờ chánh tòa Paksê . Thánh lễ mừng thánh tổ phụ ngòai nhóm anh em sj từ VN qua còn có các Soeurs dòng Bác Ái và chừng 20 em nội trú nhà các Soeurs, vì thế thánh lễ được cử hành bằng tiếng Việt xen lẫn tiếng Lào và các bài hát Lao. Sau thánh lễ anh em về lại TGM ăn sáng và lội bộ tới ngôi nhà bên song Sêđôn để nghỉ ngơi, chơi bài tiến lên và nấu cơm ăn trưa. Chiều về lại TGM, sau đó đi ăn tối tại nhà các Soeurs Bác ái, rồi ra xe đi Viêntian.

6.00 sáng 1,8, T cùng với mấy anh em tới ngôi nhà km12. Sau khi đã an vị, tất cả kéo nhau tới TGM chào ĐC Viêntian, vị GM nói nhiều nhưng không khách sáo. Cha con gặp nhau vui ve. 5 ngày ở Viêntian, vừa nghỉ ngơi vừa rong chơi,.có 2 anh muốn theo xe chị chủ nhà qua Thái chơi. Thế nhưng con dấu cửa khẩu Pơ Y không cho phép hai anh đi qua cửa khẩu Viêntian, thế là hai anh phải lang thang cả ngày ở cửa khẩu, đi tới đi lui trong các cửa hàng miễn thuế mà `chẳng biết mua gì. tối Chúa nhật, T cùng các anh em Pakse chia tay anh em Viêntian, lên xe về lại ngôi nhà bên sống Sêđôn. Sáng thứ hai mồng 6 tháng 8, chấm dứt những ngày nghỉ ngơi và dạo chơi, tất cả bắt tay vào việc.

Trong ngôi nhà bên song, nhà mình nhưng không phải cứ tự tiện vô ở, vì việc cư trú tại Lào lúc này đang gặp khó khăn, chính quyền không muốn người Việt ở lại đây theo diện tự do khó kiểm sóat, chỉ những ai làm việc cho các công ty có thẻ công nhân mới được cấp thẻ cư trú. Tuy nhiên, T cũng đã xin Bề Trên DTVN làm giáy giới thiệu có xác nhận của tòa TGM TP HCM trong tư cách được sai phái qua Lào để phụ giúp HT Lào, T đã trình giấy và đang tiến hành làm thủ tục xin cư trú, ông Trưởng Bản ở đây đích thân đứng ra giúp làm thủ tục, ông đã giúp mấy nhà sư bên Việt qua đây hành đạo, và lần đầu tiên ông giúp cho tu sĩ bên Công Giáo, bản thân ông cũng không biết có xin được không.

Ông trưởng Bản này là người rất tốt và rất có năng lực, và cũng có cảm tình với T và anh Thắng là người phụ giúp T trong mọi công việc, có thể vì T đã góp phần cùng với anh Thắng dẹp tụ điểm ăn chơi, biến tụ điểm thành nhà thờ. Đến nay, với sự kiên quyết của chính quyền, khu xóm này hòan tòan bình yên, không còn những thanh thiếu niên tụ tập chơi giỡn phá phách.

Chiều qua khi ngồi nói chuyện với 1 cha ở TGM, ngài tỏ ra e ngại không biết anh em có được phép ở lại không, T chỉ cười và thưa với Ngài về tư cách thừa sai của mình : Vâng, thuận tiện hay không thuận tiện thì anh em chúng tôi vẫn có mặt, bởi vì lên đường mà đứng lại chờ đợi là tháo lui bỏ cuộc. Có thẻ cư trú thì ở theo thẻ cư trú, không có thẻ cư trú thì cầm thẻ thường trú công dân VƯƠNG QUỐC của mọi Vuơng Quốc mà đi thôi, theo lời thánh tông đồ ‘’ anh em không còn là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các thánh, và là người nhà của Thiên Chúa’’(Eph 2,19)..

Ngày thứ ba 7.tháng 8, 1 LM đã dâng thánh lễ đầu tiên trong ngôi nhà Paksê này sau 35 năm chuyển đổi thành trường học và sau 3 năm bỏ hoang,

T cùng với Anh em tiếp tục sửa nhà ổn định chỗ ở, việc đầu tiên là đập tiếp đầu hồi để xây lại, đang cùng nhau vẽ kiểu cung thánh dựa theo đường nét văn hóa Lào sau một vòng tham quan nhà cửa và chùa chiền ở Viêntian. Mỗi ngày có 4 em Lào ở trong ngôi nhà này và làm việc, T cùng với anh em có dịp tập quen phong cách Lào : chậm rãi và chan hòa.

Chậm rải, vì chẳng có gì vội vàng. Một khi không lo làm giầu thì không có gì để hối hả, không cần phải tranh giành, và có lẽ không cần lấy lòng chủ nhà. Khi vào việc thợ chính thợ phụ đều gánh đõ cho nhau, thợ xây sẵn sang trộn hồ, và chờ đợi phụ hồ. Các bạn Lào của T là những người từ các làng xa đến chứ không phải dân thành phố, anh em thường xuyên ăn nếp, bữa sáng không có gì ăn chỉ cần nắm rau muống giã ra với muối ớt và mắm cá, và thế là miệng nhai tay bốc, nếu câu được vài con cá thì lại cũng giã ra với muối ơt, vắt thêm chút chanh cho tái là ăn, gặp miếng thịt ngon cũng chẳng biết làm sao ngon hơn. Vì thế ban đầu mỗi lần T đi chợ về, miếng thịt thường chia đôi, nhưng nay thì đem nấu chung rồi múc cho anh em coi bộ dễ ăn hơn,

Một cuộc sống hối hả có gì hơn không? xét theo lợi nhuận thi khá hơn nhiều. Thế nhưng người đi loan báo Tin Mừng không hẳn phải là người xây dựng nền văn minh lợi nhuận, không phải bước vào thương trường như chiến trường, mà là cho một nền văn minh tình thương, ở đó con người sống chan hòa trong tình liên đới.

Ăn uống đơn giàn, nhịp sống chậm rải, hiền lành, đối lại là hối hả dễ tranh chấp, 2 con người, 2 cảnh sống, 2 thái độ, cho một cõi đi về, lúc đó gặp nhau kẻ cười người khóc, vui mừng hay xót xa, cũng tùy.

Nếu anh em Lào chẳng cần phân biệt thầy với thợ nhưng cách làm đã quen thì hơi khó sửa, những người thợ vườn làm ăn bừa bãi tốn phí thời gian, vật liệu. T đã chọn phương cách khá tốt là Lào bày và Việt dọn, sau đó Lào Việt cùng dọn dẹp chung, T cùng làm việc với anh em và giúp anh em thói quen gọn gang. Dĩ nhiên, cách hay nhất là làm nhiều nói ít, vì anh em Lào cũng không dễ chấp nhận chỉ dẫn, nói không khéo có thể làm phật lòng. Riêng với T thì hình như đi đến đâu cũng vẫn là ông bố tốt bụng, vì thế chưa bị mấy anh hờn dỗi bao giờ, không những thế, hễ có mặt là những dỗi hờn của anh em cũng biến mất.

Đầu hồi của nhà đã xây xong, nhưng anh thợ mộc thì cứ đi biền biệt, làm nhà cửa trống hốc mãi. Bữa nay anh em Lào tiến hành làm cầu thang, lúc này em Nguyên là tay kiến trúc mới có dịp trổ tài kiến trúc của mình bằng cách vẽ ra những bậc cấp và đục đà bê tông để kiếm chỗ câu sắt cho cây đà cầu thang. Trước đây khi cho đổ đà, T đã dự trù sắt để đổ tấm cho cầu thang, nhưng đúng là tay ngang làm nhà, khi em Nguyên tới tính tóan thì thấy không đủ chỗ cho cầu thang đổ tấm, và thế là phài đổ đà đỡ bậc cấp rời.

Mọi người làm việc, chỉ có T là lăng xăng đi lên đi xuống với cái chân cà nhắc. Mấy bữa trước khi ở VN, bố Phương đã nói cần môt người có mặt đâu đó chỉ để ngắm nhìn và lắng nghe thế thái nhân tình rồi mở rộng lòng đón nhận tất cả, chứ không phải làm gì hết, và điều này đã diễn ra suốt gần 2 tuần nay, cái chân của T cứ sưng rồi lại xẹp. Trên đường sứ vụ mấy ai không phải đeo theo cái rằm nơi thân xác, để biết mình cần lòng xót thương của Chúa và của anh em. T tới tiệm thuốc Trung Quốc, thầy thuốc bảo uống thuốc này 7 ngày hết đau và 15 ngày hết bệnh, T uống vào chỉ thấy sưng lớn hơn, hỏi thầy, thầy đưa thêm thuốc tây, lọai thuốc T quen dùng, T chỉ uống cho qua cơn đau, rồi hết 7 ngày vẫn chưa hết đau, đành giơ tay xin chào tạm biệt thầy Tàu, về lại với Thầy Tú bên nhà, kê toa qua tin nhắn và e-mail, và bữa nay có thể lên xuống dễ dàng.

Em kiến trúc đang trong giai đọan Ứng sinh, theo T qua đây, T đi đâu em theo đó, nhưng thực tế T lại là người theo em, vì em ở theo dạng du lịch, cuối tháng hết hạn phải về lại VN, T phải về theo, nhưng không sao, T sẽ dẫn em vào các cánh đồng truyền giáo bên nhà, sau đó dắt nhau về lại Lào, và khi chàng trai đã tỏ đường đi lối về thi chỉ cần thần đưa lối thánh dẫn đường là được rồi.

Thực ra việc em Nguyên có thể ở cả tháng nơi ngôi nhà bên sông trong hòan cảnh hiện nay của Lào cũng là một hồng ân lớn lao. Ban đầu T đã nghĩ đến việc ban đêm cho em về nhà anh Thắng ngủ, nhưng khi cầm 3 hộ chiếu đi khai báo, đồng thơi xin tiến hành làm thù tục cư trú diện tu sĩ cho mình, Trưởng Bản trao lại hộ chiếu mà không ghi chép gì cả, và nói nếu ai hỏi thì cứ trả lời có khai báo Trưởng Bản rồi, không nói rõ mấy người, và vì thế cứ hiểu ngầm là 3, ở chung nhà và chung phòng có cái lợi là tối đến có thể cùng nhau chia sẻ Lời Chúa và bước đường sứ vụ.

Đời môn đê sung sướng như vậy đó,

đi đâu cũng có bàn tay vô hình dẫn đưa,

đến đâu cũng ngập tràn ân phúc,

Vâng, vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương

mlSJ Aug 22..2007

 

Tôi về lại Lào sau 2 tháng vắng mặt, có thêm những người anh em, khởi đầu một giai đoạn mới sau một năm thăm dò và sửa soạn.

9.30 tối 30.7, nhóm anh em tới Tòa Giám Mục Paksê, và mặc dù đã khuya, anh em vẫn gõ cửa phòng Giám Mục để chào thăm, vị Giám Mục nói ít, nhỏ nhẹ, thân tình và sâu lắng, vui mừng đón những người con dân đất Việt,

Sáng hôm sau 31 tháng 7, một linh mục trong đoàn đã dâng thánh lễ mừng kính thánh Inhaxiô tại nhà thờ chánh tòa Paksê. Thánh lễ mừng thánh tổ phụ ngoài nhóm anh em dòng Tên từ VN qua còn có các Soeurs dòng Bác Ái và chừng 20 em nội trú nhà các Soeurs, vì thế thánh lễ được cử hành bằng tiếng Việt xen lẫn tiếng Lào và các bài hát Lào…. Tối ra xe đi Vientiane.

6.00 sáng 01.08, tôi cùng với mấy anh em tới ngôi nhà km12. Sau khi đã an vị, tất cả kéo nhau đi chào Đức Cha Vientian, vị Giám Mục nói nhiều nhưng không khách sáo. Cha con gặp nhau vui vẻ. 5 ngày ở Vientiane, vừa nghỉ ngơi vừa rong chơi tối Chúa Nhật, tôi cùng các anh em Pakse chia tay anh em Vientiane, lên xe về lại ngôi nhà bên sông Sêđôn. Sáng thứ hai mồng 6 tháng 8, chấm dứt những ngày nghỉ ngơi và dạo chơi, tất cả bắt tay vào việc.

Trong ngôi nhà bên sông, nhà mình nhưng không phải cứ tự tiện vô ở, vì việc cư trú tại Lào lúc này đang gặp khó khăn, chính quyền không muốn người Việt ở lại đây theo diện tự do khó kiểm soát, chỉ những ai làm việc cho các công ty có thẻ công nhân mới được cấp thẻ cư trú. Tuy nhiên, tôi cũng đã xin Bề Trên DTVN làm giấy giới thiệu có xác nhận của tòa TGM TP. HCM trong tư cách được sai phái qua Lào để phụ giúp Hội Thánh Lào, tôi đã trình giấy, tiến hành làm thủ tục xin cư trú. Ông Trưởng Bản ở đây đích thân đứng ra giúp làm thủ tục, ông đã giúp mấy nhà sư bên Việt qua đây hành đạo, và lần đầu tiên ông giúp cho tu sĩ bên Công Giáo, bản thân ông cũng không biết có xin được không.

Ông trưởng Bản này là người rất tốt và rất có năng lực, và cũng có cảm tình với chúng tôi. Có thể vì tôi đã góp phần cùng với anh Thắng dẹp tụ điểm ăn chơi, biến tụ điểm thành nhà thờ. Đến nay, với sự kiên quyết của chính quyền, khu xóm này hoàn toàn bình yên, không còn những thanh thiếu niên tụ tập chơi giỡn phá phách.

Ngày thứ ba, mùng 7 tháng 8, một linh mục trong nhóm đã dâng thánh lễ đầu tiên trong ngôi nhà Paksê này sau 35 năm chuyển đổi thành trường học và sau 3 năm bỏ hoang.

Tôi cùng với anh em tiếp tục sửa nhà ổn định chỗ ở. Chúng tôi cho đập tiếp đầu hồi để xây lại, đồng thời cùng nhau vẽ kiểu cung thánh dựa theo đường nét văn hóa Lào sau một vòng tham quan nhà cửa và chùa chiền ở Vientiane. Mỗi ngày có 4 em Lào ở và làm việc trong ngôi nhà này, tôi cùng với anh em có dịp tập quen phong cách Lào: chậm rãi và chan hòa.

Chậm rãi vì chẳng có gì vội vàng. Một khi không lo làm giầu, thì không có gì để hối hả, không cần phải tranh giành, và có lẽ cũng không cần lấy lòng chủ nhà. Khi vào việc, thợ chính, thợ phụ đều gánh đỡ cho nhau, thợ xây sẵn sàng trộn hồ, và chờ đợi phụ hồ. Các bạn Lào của tôi là những người từ các làng xa đến, chứ không phải dân thành phố. Anh em thường xuyên ăn nếp, bữa sáng chỉ cần nắm rau muống giã ra với muối ớt và mắm cá, và thế là miệng nhai tay bốc; nếu câu được vài con cá thì lại cũng giã ra với muối ớt, vắt thêm chút chanh cho tái là ăn, gặp miếng thịt ngon cũng chẳng biết làm sao ngon hơn. Vì thế ban đầu mỗi khi có dịp ghé đi chợ, miếng thịt thường chia đôi, nhưng nay thì đem nấu chung rồi múc cho anh em coi bộ ngon hơn.

Một cuộc sống hối hả có gì hơn không? Xét theo lợi nhuận thì khá hơn nhiều. Thế nhưng người đi loan báo Tin Mừng không hẳn phải là người xây dựng nền văn minh lợi nhuận, không phải bước vào thương trường như chiến trường, mà là xây dựng một nền văn minh tình thương, ở đó con người sống chan hòa trong tình liên đới.

Ăn uống đơn giản, nhịp sống chậm rãi, hiền lành, đối lại là hối hả dễ tranh chấp, 2 con người, 2 cảnh sống, 2 thái độ, cho một cõi đi về, lúc đó gặp nhau kẻ cười người khóc, vui mừng hay xót xa, cũng tùy!

Anh em Lào làm ăn bừa bãi tốn phí thời gian, vật liệu, phải giúp sao đây? Tôi đã chọn phương cách khá tốt, là Lào bày và Việt dọn, sau đó Lào Việt cùng dọn dẹp chung, tôi cùng làm việc với anh em và giúp anh em thói quen gọn gàng. Dĩ nhiên, cách hay nhất là làm nhiều nói ít, vì anh em Lào cũng không dễ chấp nhận chỉ dạy, nói không khéo có thể làm phật lòng. Riêng với tôi thì hình như đi đến đâu cũng vẫn là ông bố tốt bụng, vì thế chưa bị mấy anh hờn dỗi bao giờ, không những thế, hễ có mặt là những dỗi hờn của anh em cũng biến mất.

Mọi người làm việc, chỉ có tôi là lăng xăng đi lên đi xuống với cái chân cà nhắc. Mấy bữa trước khi còn ở Việt Nam, anh trưởng cộng đoàn đã nói chỉ cần tôi có mặt đâu đó, đơn giản để ngắm nhìn và lắng nghe thế thái nhân tình rồi mở rộng lòng đón nhận tất cả, chứ không phải làm gì hết, và điều này đã diễn ra suốt gần 2 tuần nay, cái chân của tôi cứ sưng rồi lại xẹp. Trên đường sứ vụ mấy ai không phải đeo theo cái dằm nơi thân xác, để biết mình cần lòng xót thương của Chúa và của anh em.

Em kiến trúc đang trong giai đoạn Ứng sinh, qua đây, tôi đi đâu em theo đó, nhưng thực tế tôi lại là người theo em, vì em ở theo dạng du lịch, cuối tháng hết hạn phải về lại Việt Nam, và tôi phải về theo. Không sao, tôi sẽ dẫn em vào các cánh đồng truyền giáo bên nhà, sau đó dắt nhau về lại Lào, và khi chàng trai đã tỏ đường đi lối về, thì chỉ cần thần đưa lối thánh dẫn đường là được rồi.

Đời môn đệ sung sướng như vậy đó, đi đâu cũng có bàn tay vô hình dẫn đưa, đến đâu cũng ngập tràn ân phúc. Vâng, vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.

Kiểm tra tương tự

Câu hỏi về ơn gọi dâng hiến_Kỳ 1: Vấn đề cũ và mới

Trong khi số lượng ơn gọi giảm dần ở Châu Âu cũng như ở Châu …

Đời tu qua đôi mắt người tu sĩ

Thật thú vị khi trong lòng Giáo hội có hàng trăm dòng tu khác nhau, …

Một bình luận

  1. lạy chúa,lạy mẹ MARIA

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *