Lời Thiên Chúa – Phần IV (tt)

Bible and cross (2)_2

  4. KINH THÁNH VÀ TRUYỀN THỐNG

Câu chuyện về mặc khải của Thiên Chúa cho Ítraen là dân của Người và qua Đức Giêsu là Con của Ngài được tìm thấy trong Kinh Thánh. Mọi thảo luận về mặc khải của Thiên Chúa luôn đòi hỏi việc khảo sát Kinh Thánh, là Lời của Thiên Chúa. Kinh Thánh có một vai trò độc tôn và hàng đầu trong sự hiểu biết của Kitô giáo về mặc khải của Thiên Chúa. Tuy nhiên, Kinh Thánh không phải là nguồn mặc khải duy nhất cho Kitô hữu. Vì lời Thiên Chúa là lời sống động vang lên cho từng thế hệ. Kitô hữu thuộc mọi thế hệ có nhiệm vụ phải đào sâu và bổ túc sự hiểu biết của mình về mặc khải của Thiên Chúa trong Đức Kitô. Đây là vai trò của “truyền thống”. Truyền thống không đơn giản là những ý niệm, những nghi lễ hay những công thức được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng đúng hơn đó là những giải thích và hiểu biết có tính liên tục về mặc khải của Thiên Chúa. Cả Kinh Thánh và Truyền Thống là nguồn mặc khải: Thiên Chúa trong và ngang qua Đức Kitô và Thánh Thần.

 Phản tỉnh cá nhân và thảo luận

 Đâu là một vài truyền thống về Giáng Sinh trong gia đình bạn? Những truyền thống này mang lại ý nghĩa cho ngày hôm nay như thế nào? Đâu là những truyền thống về Giáng Sinh bạn muốn sáng tạo ra cho gia đình bạn trong tương lai?

 5. HIỂU KINH THÁNH

 Một vài người quyết định sẽ cố gắng đọc để hiểu Kinh Thánh. Họ cầm quyển Kinh Thánh lên và bắt đầu với trang thứ nhất và cố gắng đọc tuần tự cho tới trang cuối cùng. Họ thường không đi tiến xa được. Lý do là vì họ giả định Kinh Thánh là một quyển sách vì thế bạn nên đọc nó giống như những quyển sách khác: từ đầu cho đến kết. Đây là một ý tưởng tồi vì quả thật Kinh Thánh không phải là một quyển sách. Nó là nhiều quyển sách. Những quyển sách này được viết trong thời gian hơn một ngàn năm. Quyển sách này không nhất thiết phải theo trình tự thời gian và lô-gích của quyển kế tiếp. Tắt một lời, nó có thể rất lộn xộn. Dẫu vậy, Kinh Thánh vẫn là quyển sách bán chạy số một trong số những quyển sách bán chạy nhất. Người ta vẫn mở nó ra khi cần được giúp đỡ, và khi tìm kiếm nguồn gợi hứng. Nó vẫn là trái tim của đức tin Kitô giáo với tư cách là Lời của Thiên Chúa.

Có hai cách khác nhau (mặc dù có liên quan với nhau) để đọc Kinh Thánh: cách thứ nhất, đọc với tính tò mò và khả năng hiểu biết của một học giả nhằm tìm hiểu ý nghĩa của những quyển sách; và cách thứ hai là đọc với tâm hồn rộng mở và kính tôn của một tín hữu nhằm lắng nghe Lời Chúa nói với tôi trong cuộc sống của mình. Trong chương này chúng ta hy vọng sẽ làm rõ hai cách đọc này.

 Phản tỉnh cá nhân và thảo luận

 Có bao giờ bạn đọc Kinh Thánh không phải vì những yêu cầu của một lớp học tôn giáo chưa? Nếu có, tại sao bạn làm vậy? Nếu chưa, tại sao bạn không làm vậy?

 6NHỮNG CÁCH CHÚ GIẢI TRÁI NGƯỢC NHAU

 Không phải mọi Kitô hữu đều giải thích Kinh Thánh theo cùng một cách thức. Về cơ bản, có hai cách giải thích Kinh Thánh. Cách giải thích thứ nhất là cách giải thích theo chủ nghĩa duy văn tự. Những người theo chủ nghĩa duy văn tự tin rằng Kinh Thánh “nói cái gì thì có nghĩa là vậy” Nói cách khác, họ giải thích Kinh Thánh theo mặt chữ. Nếu Kinh Thánh nói rằng Thiên Chúa sáng tạo thế giới trong sáu ngày, thì quả thật thế giới đã được tạo trong sáu ngày. Nếu Kinh Thánh nói rằng mặt trời đứng yên trên bầu trời, thì mặt trời đã đứng yên thật. Những người theo chủ nghĩa duy văn tự tin rằng Kinh Thánh là lời của Thiên Chúa theo nghĩa Ngài thật sự ban những từ cụ thể cho các tác giả Kinh Thánh ghi lại. Người ta có thể gọi điều này là “lý thuyết linh ứng đọc chính tả.” Thiên Chúa đọc chính tả cho các tác giả Kinh Thánh.

Hầu hết các Kitô hữu (và hầu như người Do Thái cũng vậy) không chấp nhận hình thức chú giải này. Họ giải thích Kinh Thánh theo bối cảnh. Nghĩa là, họ hiểu những từ ngữ trong Kinh Thánh theo bối cảnh chúng được viết ra. Cần xem xét thời gian và nơi chốn của những từ ngữ được viết ra, những quan tâm của tác giả, thể loại văn chương, hoàn cảnh lịch sử và những nguồn của tác giả. Nói cách khác, Kinh Thánh là lời của Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa nói ngang qua đức tin, trí tuệ, khả năng và cả những giới hạn của tác giả Kinh Thánh, là những con người. Vì vậy, không phải mọi lời trong Kinh Thánh đều có sức nặng hoặc giá trị hay tính linh ứng ngang nhau. Trong Kinh Thánh, rõ ràng một số phần quan trọng hơn những phần khác. Đối với Kitô hữu, Tân Ước quan trọng hơn Cựu Ước, và trong Tân Ước những Tin Mừng quan trọng hơn hai mươi ba quyển còn lại.

Hội Thánh Công Giáo tin rằng Kinh Thánh thật sự là lời của Thiên Chúa, được viết ra không chỉ bởi con người nhưng nhờ sự linh hứng hướng dẫn của Thiên Chúa. Tuy nhiên, họ tin rằng ý nghĩa được linh ứng chỉ có thể được hiểu nếu chúng ta đọc Kinh Thánh theo bối cảnh trong đó Kinh Thánh được viết ra. Do đó, lối tiếp cận của chủ nghĩa duy văn tự không phải là một cách tốt để hiểu Kinh Thánh.

(Còn tiếp)

Kiểm tra tương tự

Câu hỏi về ơn gọi dâng hiến_Kỳ 1: Vấn đề cũ và mới

Trong khi số lượng ơn gọi giảm dần ở Châu Âu cũng như ở Châu …

Suy Tư Tin Mừng CN4PS: Cách Mục Tử Giêsu Chăm Sóc Con Người

Yêu thương ai đó, chúng ta sẽ biết cách chăm sóc người ấy với nhiều …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *