Lòng Thương Xót Chúa trong tâm hồn

Lòng Thương Xót Chúa trong tâm hồn – Bài gẫm nhật ký của Thánh Faustine, số 508

Tháng 10 năm 1935, chị thánh Faustine đã viết cho cha linh hướng trong cuốn nhật ký của chị như sau:

“Trong khi con bị xâm chiếm bởi sự chán nản vì những công việc tẻ nhạt, con nhớ lại rằng con đang ở trong nhà của Chúa, nơi chẳng có gì là nhỏ bé, nơi mà từng hành động dù là nhỏ nhất nhưng nếu con làm một cách trọn vẹn thì điều đó có thể làm vinh danh Hội Thánh và giúp ích cho sự tiến đức của linh hồn; vì vậy, chẳng có gì là vô nghĩa trong cuộc sống tu trì.” (NK số 508)

Suy niệm :

Lúc chúng ta chán nản, Thầy Giê-su ở cùng chúng ta. Và dù cho tất cả những cánh cửa cuộc đời có đóng kín không đón nhận chúng ta thì Thầy vẫn luôn ở cùng chúng ta!

Sau biến cố Phục Sinh và những lần hiện ra đầu tiên của Thầy Giê-su, các tông đồ vẫn còn trong tình trạng mất phương hướng. Các ông không tìm ra được ý nghĩa của cuộc sống. Các ông không biết phải làm gì sau thời gian ba năm cùng sống với Thầy. Các ông quay về làm những công việc xưa cũ. Tin Mừng theo thánh Gio-an kể lại rằng, “họ ra đi, lên thuyền và đêm đó, họ không bắt được con cá nào. Khi trời đã sáng, Đức Giê-su đứng trên bờ nhưng họ không biết đó là Người” (Ga 21,3-7). Nhờ nghe theo lời khuyên của Người, các ông đã bắt được một mẻ cá lạ với 153 con cá lớn. Và ngay chính lúc đó, các ông nhận ra Người: “Chúa đó!” Các ông cũng nhận ra mình tội lỗi, cùng một cách thức như Adam và Eva, các ông xấu hổ khi đứng trước vị Thiên Chúa của mình: “Vừa nghe những lời đó, ông Si-mon vội khoác áo vào vì đang ở trần.” Linh hồn họ giờ đây đã được thức tỉnh, “và ông nhảy xuống nước.” Cũng vậy, để “hoàn thành một công việc cách thánh thiện”, đầu tiên người ta phải nhận biết mình nhỏ bé trước sự cao cả của Thiên Chúa, nhận biết tội lỗi của mình trong ánh sáng Lòng Thương Xót của Ngài.

“Hoàn thành một việc cách thánh thiện,” đó cũng là nhận biết rằng chúng ta có thể làm được tất cả cho Thiên Chúa, hiến dâng tất cả cái chúng ta là, điều chúng ta làm để trở nên khí cụ trong tay Ngài, để Ngài hành động cách huyền nhiệm trong nhân loại khổ đau và kiếm tìm ý nghĩa của cuộc sống. Không có gì là bé nhỏ và tầm thường với Thiên Chúa, Cha của chúng ta, vì Ngài đón nhận tất cả. Hãy dâng cho Thiên Chúa ngày sống nhàm chán của chúng ta, hãy dâng tất cả những sự khó chịu hay những việc làm lặp đi lặp lại nhàm chán đó, những việc ta làm hàng giờ, những việc mà bởi nó mà chúng ta bị sỉ nhục chẳng vì lý do gì cả. Chúng ta có vị thầy là Đức Giê-su. Thầy đã hiến dâng chính mình cho Chúa Cha khi cầu nguyện trong vườn Cây Dầu và làm hy tế trên Thánh Giá. Không có gì nhỏ bé trong cuộc sống của chúng ta mà không thể thánh hoá để nên hy lễ tiến dâng Thiên Chúa. Và sự hy sinh sống động của chính chúng ta sẽ đạt hiệu quả cách bí nhiệm. Bởi lẽ Thầy Giê-su sẽ làm thăng hoa nhiều hơn nữa những điều nhỏ mọn với Lòng Thương Xót lớn lao mà Thầy dành cho nhân loại.

Điều mà chúng ta nên hổ thẹn là, sự nhỏ mọn, đê tiện, phản bội và từ bỏ trong sợ hãi, sự kiêu căng đáng sỉ nhục bởi chúng ta đã khinh thường anh em chúng ta. Những điều đó sẽ làm chúng ta xấu hổ và Thầy Giê-su cũng bị tổn thương, bị chế giễu, những sự xấu xa đó không được phép có trong nhà của Thiên Chúa. Chúng ta hãy đặt chúng dưới chân Thầy Giê-su và cầu xin sự tha thứ của Thầy, bằng cách kiên quyết kiếm tìm nguồn trợ lực nơi Thầy; chỉ hướng ánh mắt về Thầy Giê-su, Đấng Chịu Đóng Đinh.

Trong đời sống đạo đức, chúng ta thường nói “xin cho Ý Cha thể hiện”, “không phải cái tôi muốn, nhưng là điều Thiên Chúa muốn”, và những hành động, tư tưởng, lời cầu nguyện của chúng ta sẽ bứt phá khỏi chúng ta để xuyên thấu tới tận tâm can của Chúa, để đặt vào đó một sức mạnh có thể chuyển rời núi non và làm biến đổi trái tim, đồng thời cũng làm cho nhiều linh hồn chán nản được tiến bước trên đường nhân đức. Quả vậy, một xin cho Ý Cha được thể hiện ở dưới đất cũng như trên trời chứ không theo ý con, để như lời thánh Gio-an Kim Khẩu, rằng “lầm lỗi được gột rửa, chân lý ngự trị, tật xấu bị xua trừ, đức hạnh như trăm hoa đua nở, không còn sự khác biệt giữa trái đất và trời cao nữa!” (Giáo lý Giáo hội công giáo, 1825)

Bài viết được độc giả gửi đến dongten.net

Tác giả: Isabelle Kamaroudis & Pierre Sokol

Chuyển ngữ: T.T.L., SPC

Nguồn: Bài viết từ Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa tại nhà thờ giáo xứ Gallardon, nước Pháp.

Hình ảnh: Internet

 

Hãy gửi ý cầu nguyện của bạn!

Bạn có thể gửi những ý cầu nguyện của bạn qua hộp thư điện tử: [email protected] hoặc qua bưu điện.

Chúng tôi sẽ để những ý cầu nguyện của các bạn trước bức tranh Lòng Thương Xót Chúa và trước Thánh Tích của 3 vị Thánh.

Những ý cầu nguyện này sẽ được cầu nguyện bởi cha Dominique Aubert hoặc bởi Pierre Sokol, giáo dân được thánh hiến, tông đồ của Lòng Thương Xót, sau đó sẽ được gởi mỗi tháng một lần đến Cracovie, trước mộ của Thánh Faustine bởi Pierre Sokol.
Chúng tôi sẽ cầu nguyện cho những ý cầu nguyện của các bạn với chuỗi Lòng Thương Xót Chúa vào 15h mỗi ngày.

Vào lúc 18h mỗi thứ sáu hàng tuần, chúng tôi sẽ dâng thánh lễ cầu nguyện cho những ý chỉ của các bạn.

Kiểm tra tương tự

Thập giá ngất cao

Bạn thân mến, Chúng ta đã bước vào Tuần Thánh, cũng là cao điểm của …

Đường Về – Suy niệm 14 chặng đàng Thánh giá

DẪN NHẬP Anh chị em thân mến, chúng ta đã đi được một thời gian …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *