Mến Yêu Hằng Ngày, 07-09-2022

MẾN YÊU HẰNG NGÀY

Thứ 4, 07-09-2022

🌷(Lc 6,20-26)🌷

Đức Giê-su ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói: Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười. Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xoá tên như đồ xấu xa. Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế.

“Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi. Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, vì các ngươi sẽ phải đói. Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười, vì các ngươi sẽ phải sầu khổ khóc than. Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng, vì các ngôn sứ giả cũng đã từng được cha ông họ đối xử như thế.”

🌷SUY NIỆM🌷

Khi đau thương, mất mát tột cùng, những điều không hay ập đến, bạn phản ứng ra sao? Sợ hãi hay tin tưởng? Cam chịu hay tin cậy và chờ đợi trong hy vọng vào Thiên Chúa?

Theo kinh nghiệm trong cuộc sống, chúng ta có thể thấy rằng khó khăn, thử thách, đau đớn, bệnh tật và cái chết đều không chừa một ai. Trong quá trình rao giảng, Chúa Giêsu đã chỉ cho các môn đệ một “con đường của hạnh phúc”, để không chỉ vượt qua mà còn có thể biến đổi những đau khổ đang đè nặng trên phận người. Chúa Giê-su bắt đầu bài giảng trên núi bằng cách đề cập đến nơi mà chúng ta có thể tìm thấy hạnh phúc. Tuy nhiên, “con đường hạnh phúc” của Chúa Giê-su đòi hỏi sự biến đổi từ sâu bên trong – đó là một sự hoán cải của con tim và lý trí, một điều mà chỉ có thể xảy ra nhờ ân sủng và tác động của Chúa Thánh Thần.

Hạnh phúc đích thực chỉ được viên mãn trong Thiên Chúa

Làm sao chúng ta có thể tìm kiếm hạnh phúc trong đói khổ, lầm than và bách hại được? Ấy là khi chúng ta biết bỏ đi tất cả những rào ngăn cản Chúa đến gần và chiếm lấy linh hồn ta; là khi ta để mình trở nên hoàn toàn trống rỗng để tâm hồn được lấp đầy bởi ân sủng là có Chúa ở cùng. Đói khát trong tâm hồn sẽ thúc đẩy con người ta tìm đến Lời Chúa để được bổ sức và no thỏa trong Thánh Thần. 

Đức khó nghèo như vậy thật là diễm phúc, vì nó không bị chi phối bởi lòng yêu những của phù vân, cũng chẳng thèm được thêm của cải đời này, nhưng ham muốn nên giàu có những của trên Trời. 

Các mối phúc củng cố ta trong nhân đức và sự toàn vẹn

Thánh Ambrôsiô (339-397), Giám Mục tại Milan đã liên kết các mối phúc với bốn nhân đức nhân bản giúp chúng ta vững vàng sống đời nhân bản toàn vẹn. Ngài viết: “Chúng ta hãy xem thánh sử Luca đã gồm tóm tám mối phúc trong bốn mối phúc như thế nào. Chúng ta biết rằng có bốn nhân đức nhân bản chính, là tiết độ, công bình, khôn ngoan và dũng cảm. Người có tinh thần nghèo khó thì không tham lam. Người khóc lóc thì không kiêu ngạo nhưng lắng và an tĩnh. Người đau khổ thì khiêm tốn. Người công bình thì không phủ nhận những gì họ biết được là do ơn ban cho tất cả mọi người, vì mọi người. Người có lòng thương xót sẵn sàng cho đi của cải của mình. Người cho đi thì không tìm kiếm của cải người khác, cũng không tìm cách gài bẫy tha nhân. Các nhân đức này đan quyện và kết nối với nhau, cho nên người có một nhân đức này thì sẽ có các nhân đức khác, và mỗi nhân đức đều sinh lợi cho dân thánh. Nơi nào có nhiều nhân đức, nơi đó cũng có nhiều phần thưởng… Vì vậy tiết độ có tâm-trí trong sạch, công bình có lòng trắc ẩn, kiên nhẫn có hòa bình, và chịu đựng có sự hiền lành”. (Khảo luận về Tin mừng Luca 5)

Lạy Chúa Giêsu, xin gia tăng trong con cơn đói khát chính Chúa và tỏ cho con đường đưa đến hạnh phúc và bình an vĩnh cửu. Chớ gì con khao khát Chúa trên hết mọi sự và tìm thấy niềm vui trong việc thi hành thánh ý Chúa. Amen.

—-//—-//—–

Biên dịch: Nhóm Bạn Đường Linh Thao

Nguồn: https://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/2018/sep12.htm

When you encounter misfortune, grief, or tragic loss, how do you respond? With fear or faith? With passive resignation or with patient hope and trust in God? We know from experience that no one can escape all of the inevitable trials of life – pain, suffering, sickness, and death. When Jesus began to teach his disciples he gave them a “way of happiness” that transcends every difficulty and trouble that can weigh us down with grief and despair. Jesus began his sermon on the mount by addressing the issue of where true happiness can be found. The word beatitude literally means happiness or blessedness. Jesus’ way of happiness, however, demands a transformation from within – a conversion of heart and mind which can only come about through the gift and working of the Holy Spirit. 

True happiness can only be fulfilled in God

How can one possibly find happiness in poverty, hunger, mourning, and persecution? If we want to be filled with the joy and happiness of heaven, then we must empty ourselves of all that would shut God out of our hearts. Poverty of spirit finds ample room and joy in possessing God alone as the greatest treasure possible. Hunger of the spirit seeks nourishment and strength in God’s word and Spirit. Sorrow and mourning over wasted life and sin leads to joyful freedom from the burden of guilt and oppression. 

The beatitudes strengthen us in virtue and excellence

Ambrose (339-397 A.D), an early church father and bishop of Milan, links the beatitudes with the four cardinal virtues which strengthen us in living a life of moral excellence. He writes: “Let us see how St. Luke encompassed the eight blessings in the four. We know that there are four cardinal virtues: temperance, justice, prudence and fortitude. One who is poor in spirit is not greedy. One who weeps is not proud but is submissive and tranquil. One who mourns is humble. One who is just does not deny what he knows is given jointly to all for us. One who is merciful gives away his own goods. One who bestows his own goods does not seek another’s, nor does he contrive a trap for his neighbor. These virtues are interwoven and interlinked, so that one who has one may be seen to have several, and a single virtue befits the saints. Where virtue abounds, the reward too abounds… Thus temperance has purity of heart and spirit, justice has compassion, patience has peace, and endurance has gentleness.” (EXPOSITION OF THE GOSPEL OF LUKE 5.62–63, 68).

“Lord Jesus, increase my hunger for you and show me the way that leads to everlasting happiness and peace. May I desire you above all else and find perfect joy in doing your will.”

Kiểm tra tương tự

Mến Yêu Hằng Ngày, 15-10-2024

MẾN YÊU HẰNG NGÀY Thứ 3, 15-10-2024 (Lc 11, 37-41) Đức Giê-su đang nói, thì …

Tông Đồ Cầu Nguyện, 15-10-2024

TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN, NGÀY 15/10/2024 CÙNG CHÚA GIÊ-SU BUỔI SÁNG ​ Chào đón và …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *