Mô Hình Giáo Hội: Giáo Hội là Ngôn Sứ (tt)

Prophet10

“Đêm thanh nghe tiếng hát của thiên thần, loan tin mừng vui con Chúa giáng sinh.”

Câu này có làm chúng ta nhớ đến những thiên thần loan tin trong bài hát thánh ca Giáng Sinh? Danh từ “sứ giả” nói đến người đưa tin. Sứ thần mang tin vui giáng sinh của Đức Kitô cho các mục đồng. Khái niệm loan báo sứ điệp đức tin và lời của Thiên Chúa này cũng là ý nghĩa của một Hội Thánh như là sứ giả loan tin. Theo mô hình này, Hội Thánh chính yếu là người loan báo tin mừng đức tin nơi Đức Giêsu Kitô.

Mô hình Hội Thánh là sứ giả bén rễ sâu nơi truyền thống của anh em Tin Lành. Theo đó điểm nhấn không phải nơi chính Hội Thánh nhưng là lời của Thiên Chúa. Mô hình này nhấn mạnh trực tiếp đến lời của Thiên Chúa. Điểm quan trọng không phải là những tín lý, luật lệ, bí tích hay con người. Trọng tâm là lời của Thiên Chúa được loan báo cho toàn thể nhân loại. Đây là yếu tố “Phúc âm hoá” của Hội Thánh. Mô hình này có nền tảng mạnh mẽ trong Thánh Kinh. Thánh Phaolô đã viết rằng “đức tin có được là do nghe biết”. Hội Thánh sơ khai đã xác tín sứ mạng chính yếu của mình là loan báo tin mừng. Ngày nay, chúng ta thấy sứ mạng này được thể hiện bởi các nhà giảng thuyết, hay bằng các phương tiện truyền thanh, truyền hình. Một số người đã đạt được thành công rực rỡ như Billy Graham.

Hội Thánh Công giáo hiện nay đang tái khám phá tầm quan trọng của mô hình này. Vai trò của Thánh Kinh ngày càng được nhấn mạnh. Giáo dân cũng đang được khích lệ để đọc và học hỏi Kinh Thánh (là điều trong quá khứ không được cổ võ tương xứng). Hội Thánh Công giáo cũng đang ngày càng hoàn thiện hơn về các kênh truyền hình và chú ý nhiều hơn đến giảng dạy và loan báo sứ điệp của Đức Giêsu. Mô hình này đặc biệt chú trọng đến việc “phúc âm hoá”: loan báo tin mừng của Đức Giêsu Kitô. Điều quan trọng là Hội Thánh phải không ngừng tìm ra những cách thức mới mẻ và thích hợp để loan báo tin mừng: loan báo sứ điệp sao cho sứ điệp ấy thật sự tác động đến đời sống của người nghe.

Cũng như bao mô hình khác, mô hình này không thể tự nó đứng vững, đặc biệt đối với người Công giáo. Mô hình này nhấn mạnh đến lời của Thiên Chúa, nhưng lại có thể dẫn đến rủi ro thay thế lời cho hành động. Hội Thánh theo mô hình này có thể loan báo triều đại Thiên Chúa mà không màng đến đến việc dấn thân xây dựng triều đại đó.

Suy nghĩ và thảo luận

Tin mừng và bài giảng là ví dụ điển hình cho thấy mô hình này đang hoạt động nơi Hội Thánh Công giáo. Trong rất nhiều nhà thờ của anh em Tin Lành, những bài giảng vào các ngày Chúa Nhật thường dài hơn các nhà thờ Công giáo. Họ tập trung vào mô hình sứ giả loan tin này rất mạnh.

Bạn có thể nhớ về một bài giảng thực sự ảnh hưởng đến bạn? Nếu có, ảnh hưởng đó là gì?

Kiểm tra tương tự

Câu hỏi về ơn gọi dâng hiến_Kỳ 1: Vấn đề cũ và mới

Trong khi số lượng ơn gọi giảm dần ở Châu Âu cũng như ở Châu …

Suy Tư Tin Mừng CN4PS: Cách Mục Tử Giêsu Chăm Sóc Con Người

Yêu thương ai đó, chúng ta sẽ biết cách chăm sóc người ấy với nhiều …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *