Một vấn đề của sử học Việt Nam: Vị trí của Đại Việt, Chiêm Thành, Phù Nam trong lịch sử Việt Nam

LỜI TỰA:

Có nhiều quan điểm khác nhau trong cách nhìn về quá trình hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam xét như là một tổng thể hoàn chỉnh trên dải đất hình chữ S (quá trình hình thành và Nam tiến). Đã có nhiêu bài viết, khảo cứu công phu về đề tài này, tuy nhiên, chúng tôi thiết nghĩ sẽ là không thừa khi chia sẻ một quan điểm khác của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường trong diễn đàn này. Bài viết này được đăng tải trong Tập San Sử Địa[1] số 4, tháng 10, 11, 12 năm 1966 do một số giáo sư, sinh viên đại học Sài Gòn chủ trương. Trong bài viết này, tác giả đã lần lượt trưng ra nhiều bằng chứng (về phương diện sử liệu lẫn phương pháp nghiên cứu) để bác bỏ quan niệm của một số người cho rằng dân tộc Đại Việt (xét như là nguồn cội, tiền thân của một Việt Nam thống nhất một dải hôm nay) vốn xuất thân từ Hán tộc do bởi quá trình đô hộ của phương Bắc. Kế đến, tác giả đã chứng minh nguồn gốc bản địa của dân tộc trong lập luận “Lạc Việt là Cổ Việt” và sau đó là sự phát triển của dân tộc trong nỗ lực tự thân cũng như tiếp biến những giá trị văn hóa phương Bắc – hệ luận tất yếu của một quá trình đô hộ ngót ngàn năm. Tác giả cũng không quên bàn đến vai trò của Chăm Pa và Phù Nam trong tiến trình hình thành nên quốc gia, dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý (và hẳn nhiên là thú vị) là tác giả nhìn công cuộc Nam tiến không phải trong nhãn quan chính trị, kinh tế nhưng xem công cuộc ấy như là những dòng chuyển lưu nhân chủng và văn hóa. Từ những phân tích, kiến giải thấu đáo đó, tác giả đi đến một kết luận khoa học (suy nghĩ của người biên tập) về vị trí, vai trò của từng bộ phận Đại Việt, Chăm Pa và Phù Nam đối với sự hình thành và hoàn bị của Việt Nam xét như là một tổng thể chính trị, kinh tế, văn hóa… như ta thấy hôm nay. Trong đó, tác giả đặc biệt lưu ý đến tính đan xen, tác động hỗ tương giữa các nhóm nhân chủng và văn hóa. Nam tiến không là một mạch chảy xuôi của những giá trị văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội nhưng đúng hơn là sự giao thoa, tiếp biến, tất nhiên phương diện chính trị – các cuộc chiến tranh vương triều – được nhấn mạnh và được xem như điều kiện đầu tiên cho dòng nam tiến, giao thoa và tiếp biến.

Đây là một bài nghiên cứu mang tính học thuật cao (do thế có thể hơi khó nắm bắt đối với những độc giả chưa có một nền tảng căn bản về lịch sử Việt Nam); mặc dù được viết trong thập niên 60 của thế kỷ trước (nên có thể có một số từ khó hiểu, thậm chí một số từ có vẻ mang nghĩa tiêu cực nếu xét trong văn cảnh ngày nay) nhưng không vì thế mà quan điểm của nó bị xem là lạc hậu. Trái lại, cái nhìn độc đáo và những kiến giải sâu sắc trong những lập luận chứng minh tính bản địa của nền văn hóa dân tộc cũng như cái nhìn về công cuộc Nam tiến dưới hai chiều kích “luân chuyển về văn hóa và chủng tộc” quả thật đáng suy ngẫm.

Chúng tôi trích đăng bài viết không mục đích nào khác hơn là cung cấp thêm một quan điểm về tiến trình nam tiến của dân tộc với vị trí và vai trò của các nhân tố gồm trong (Đại Việt, Chăm Pa, Phù Nam) để những ai quan tâm có thêm chất liệu suy tư.

Xin giới thiệu bài nghiên cứu của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường:

Kiểm tra tương tự

Chống lại chủ nghĩa đắc thắng và tinh thần thế tục – Kỳ 2: “Những nhân vật chính” của cuộc chiến

Nhìn bề ngoài, chủ nghĩa đắc thắng có vẻ giống như mọi cơn cám dỗ …

Chúa có là Sự Sống, là Con Đường và là Sự Thật của đời bạn không ?

Chính Thầy là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (Ga 14,1-12) Chúa …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *