Nam Tiến (Từ dinh Trấn Biên – Phú Yên đến dinh Trấn Biên – Đồng Nai)

Trong thời gian 68 năm tồn tại (1629-1698), dinh Trấn Biên-Phú Yên tiến hành hai chiến dịch quan trọng nhưng ôn hòa vào phần đất mệnh danh Thủy Chân Lạp, để khẳng định cuộc Nam tiến và phát triển của dân tộc ta tới đồng bằng sông Cửu Long rất phì nhiêu song còn hoang vắng.

 Về chiến dịch lần thứ nhất, sử Thực lục ghi: Tháng 6 năm Mậu Tuất (1658) “vua nước Chân Lạp (vốn tên là Cao Miên) là Nặc ông Chân xâm lấn biên thuỳ. Dinh Trấn Biên báo lên. Chúa Hiền – Nguyễn Phước Tần sai Phó tướng Trấn Biên là Tôn Thất Yến, Cai đội là Xuân Thắng, Tham mưu là Minh Lộc đem 3.000 quân đến thành Hưng Phước (bấy giờ gọi là Mỗi Xuy, nay thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), đánh phá được, bắt Nặc Ông Chân đưa vê. Chúa tha tội cho và sai hộ tông về nước, khiến làm phiên thần, hàng năm nộp cống”[1].

Cùng mô tả biến cố này, Trịnh Hoài Đức còn nói thêm: “Khi ấy hai xứ Mỗi Xoài (cũng đọc Mỗi Xuy), Đồng Nai đã có dân lưu tán của nước ta cùng ở lẫn với người Cao Mên, để khai khẩn ruộng đất, mà người Cao Mên sợ phục uy đức của triều đình, lại nhường mà tránh, không dám tranh giành cản trở”[2] Sự thật người “Cao Mên) đây gồm người Khơ me thì ít, còn phần nhiêu là các dân tộc thiểu số: người Mạ (hay Chema) người Sê (Sré), người Stiêng. . . Như vậy, ngay trong nửa đầu thê kỷ XVII, mặc nhiên các xứ Mỗi Xoài (Bà Rịa), Đồng Nai và Sài Gòn – Bến Nghé (nơi có hai đồn thu thuế từ năm 1623), đã trở thành khu vực biên cảnh của Việt Nam. Phó tướng Tôn Thất Yến đem quan quân dinh Trân Biên – Phú Yên đến hạ thành  Hưng Phước ở Bà Ria là thi hành một nhiệm vụ an ninh trật tự trên phần lãnh thổ nội thuộc, dẫu chưa chính thức đặt thành phủ huyện.

Tháng Giêng năm Kỷ Mùi (1679), “tướng cũ nhà Minh là Tổng binh Long Môn Dương Ngạn Địch và Phó tướng Hoàng Tiến, cùng Tổng binh Cao Lôi Liêm Trần Thượng Xuyên và Phó tướng Trần An Bình đem hơn 3.000 quân và hơn 50 chiến thuyền đến các cửa biển Tư Dung (Thuận An) và Đà Nẵng, tự trần là bộ thân nhà Minh, nghĩa không chịu làm tôi nhà Thanh, nên đến xin làm tôi tớ”[3]. Bấy giờ, chúa Hiền – Nguyễn Phước Tần bàn bạc với đình thân rồi cho họ vào đất Đông Phố (tên cố của Gia Định) mà lập nghiệp. “Binh thuyền của Ngạn Địch và Hoàng Tiến vào cửa Soài Rạp đến đóng ở Mỹ Tho; binh thuyền của Thượng Xuyên và An Bình thì vào cửa Cần Giờ, đến đóng ở Bàn Lân (Biên Hòa). Họ vỡ đất hoang, dựng phố xá, thuyền buôn của người Thanh và các nước Tây dương, Nhật Bản, Chà Và đi lại tấp nập

Nhưng 9 năm sau, tức năm Mậu Thìn (1688), “Phó tướng Long Môn Hoàng Tiến giết chủ tướng là Dương Ngạn Địch ở cửa biển Mỹ Tho, tự xưng là Phấn dũng hổ oai tướng quân, dời đồn sang Nan Khê (nay là Vàm Nao giữa hai huyện Phú Tân và Chợ Mới của tỉnh An Giang), thủ hiểm đắp lũy, đúc đại bác, đóng chiến thuyên, thả quân đi cướp bóc. Vua chính nước Chân Lạp là Nặc Thu oán giận, bèn mưu với bầy tôi lả ốc nha Cống Sa bỏ việc triều cống và đắp ba lũy Bích Đôi, Cầu Nam và Nam Vang, rồi chằng xích sắt ngăn cửa sông, làm kế cố thủ. Vua thứ nhì là Nặc Nộn (đang đóng ở Sài Gòn) biết mưu ấy, cho chạy báo với dinh Trân Biên. Phó tướng Mai Vạn Long liền gởi trạm dâng thư của Nặc Nộn”[4]. chúa Ngãi – Nguyễn Phước Trăn nổi giận, bèn triệu các quan bàn việc xuất binh. Chúa quyết định “lấy Mai Vạn Long làm Thống binh, Nguyễn Thắng Long (Cai cơ Trấn Biên và con Nguyễn Dương Lâm) và Nguyễn Tấn Lễ làm Tả Hữu vệ trận, Thủ hợp Văn Vỵ, làm Tham mưu, đem  quân đánh Chân Lạp. Sai Hoàng Tiến làm Tiên phong, dưới quyền tiết chế của Vạn Long”[5]

Thế là chiến dịch Chân Lạp lần thứ hai của dinh Trấn Biên Phú Yên được khởi động.”Tháng Giêng năm Kỷ Tỵ (1689), Mai Vạn Long kéo quân đến cửa biển Mỹ Tho, đóng ở Rạch Gầm (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), sai người đến Nan Khê triệu Hoàng Tiến đem quân sở bộ đến”. Vạn Long phải dùng mẹo đánh lừa Tiến đến hội. “Quả nhiên Tiến cởi thuyền ra sông đến hội. Phục binh vùng dậy, bốn mặt đánh vào, Tiến bỏ thuyền chạy, nhằm lẩn về, phía cửa  biển Soài Rạp. Vạn Long vào lũy, bắt được vợ con Tiến đều chém cả, chiêu tập dư chúng quân Long Môn, sai bộ tướng của Dương Ngạn Địch là Trần Thượng Xuyên quản lãnh để làm Tiên phong. Thừa thắng, Vạn Long tiến đánh Nặc Thu, đốt xích sắt ngang sông, liên tiếp lấy được ba lũy Bích Đôi, Cầu Nam, Nam Vang. Nặc Thu lui binh giữ thành Long Úc (kinh đô Uđông) . . . Nặc Thu cùng các tướng bàn mưu, bèn sai Nặc Sa đưa lễ đến dinh Vạn Long để cầu hoãn binh. Vạn Long giận bắt giam lại. Nặc Thu lại sai nữ sứ là Chiêm Dao Luật đem vàng lụa đến hiến. Vạn Long vặn hỏi: Nước mi không chịu cống hiến, lại đắp lũy, đóng chiến thuyền, muốn làm gì thế? – Dao Luật nói: Tiểu quốc ngày trước dâng cống đều bị Hoàng Tiến cướp hết. Lại khổ vì họ cướp bóc quấy phá, cho nên phải mưu giữ tính vậy, chứ có dám làm phản đâu. Vạn Long tin lời và sai Dao Luật cùng Nặc Sa đem hịch về báo với Nặc Thu, bắt phải nộp cống. Dao Luật đem nhiều vàng lụa hối lộ cho các tướng. Dao Luật về nước đã được hơn một tháng mà không thấy lễ cống đến. Vạn Long ngờ, họp các tướng lại bàn. Nguyễn Tấn Lễ nói : Nay nước sông đang chảy mạnh, chiến thuyền đi ngược không tiện. . . Hãy cứ đóng quân để đợi nó đến. – Tướng Thắng Sơn bàn: Chân Lạp hay phản phúc dối trá, phải đánh gấp đi; há nên ngồi đợi để cho già quân đi à! – Vạn Long nói :Làm tướng cốt lấy ân tín làm trọng, không phải lấy chém giết là oai . . . Họ đã hàng phục thì còn chiến đấu làm gì? – Bấy giờ sai các tướng chia binh vỡ đất cày cấy, không lo phòng bị chiến tranh”[6]

Tám tháng sau, “tướng sĩ Trấn Biên – phú Yên ở lâu  ngày không lập được công gì . . . Cai cơ Nguyễn Thắng Sơn đem tình trạng ấy báo lên. Chúa cả giận. . . bèn sai Nguyễn Hữu Hào (con trưởng Nguyễn Hữu Dân làm Thống binh, văn chức Hòa Tín làm Tham mưu, Thủ hợp Diệu Đức làm Thị chiến, Nguyễn Thăng Sơn làm Tiên phong, kén thêm quân ở phú Yên, Thái Khang và Phan Rí để tiên đánh Chân Lạp. Bãi Mai Vạn Long làm thứ dân. Đầu năm Canh Ngọ (1690), Nguyễn Hữu Hào tiến quân đóng ở Bích Đôi, chia bày dinh lũy, thủy bộ tiếp nhau để ‘ làm thế liên hoàn, quân lệnh nghiêm chinh. Chư tướng đều khen tài năng. . . Tháng 5, chúa sai trung sứ đến dụ Nguyễn Hữu Hào rằng: Nếu Nặc Thu muốn chuộc tội thì phải hiến 50 con voi đực, 500 lạng vàng, 2.000 lạng bạc, 50 tòa tê giác, đủ lễ vật đến tạ thì mới rút quân về. Nếu không thế thì phải tiến đánh gấp. – Hữu Hào sai người đến bảo cho Nặc Thu. Nặc Thu lại sai Dao Luật đem trâu dê vàng lụa đến hiến. Hữu Hào thấy thế cười nói: Nhà ngươi lại muốn đến làm thuyết khách nữa ư? Dao Luật thưa: Nước nhỏ thờ nước lớn như con thờ cha, đâu dám có lòng gì khác. Bữa nọ nước tôi đang sửa soạn lễ cống thì chợt thiên sứ đến nên chưa sắm đủ thôi. Xin Tướng quân rộng cho một tuẩn nữa . . . – Hữu Hào muốn cho. Bọn tướng tá Hòa Tín, Thắng Sơn đều nói: Chân Lạp lừa dối, nhiều mánh khóe không tin được, gương Vạn Long còn đây. Chẳng bằng cứ đánh đi! – Hữu Hào nói: Họ đã về với ta mà ta lại đánh, đó là bắt chẹt người trong lúc nguy, không phải là võ! . . .  Bèn thả cho Dao Luật về. – Nặc Thu liên sai sứ là Ốc nha A Lặc Thi đem 20 thớt voi nhỏ, 100 lạng vàng, 500 lạng  bạc, đến hiến. Hữu Hào thu nhận. Từ đó Nặc Thu thường khiến Dao Luật tới van lơn. Hữu Hào tin lời, thường cùng các tướng say sưa hát xướng, tự cho là không mất một mũi tên mà Chân Lạp phải quy phục, các anh tướng thời xưa cũng không hơn thế! Các tướng đều cười thầm. Thị chiến Diệu Đức nói: Vàng bạc tê tượng đều là thổ sản của Chân Lạp, nay hiến bằng ấy, thực không phải chân tình, chi bằng cứ đánh! – Hữu Hào nói: Vỗ yên người ở xa quý lễ chứ không quý vật. Người xưa chỉ cống cỏ anh, nào có phẩm vật gì? – Từ đó, Hữu Hào và các tướng không hòa hiệp nhau. ”

Tháng 6, Nặc Thu lại sai Dao Luật đem 10 thớt voi nhỏ, 6 tòa tê giác, 50 lạng vàng, 100 lạng bạc, đến hiến. Hữu Hào lại nhận. Hòa Tín nói: chúng ta ra quân, chỉ cần đánh địch. Nay tới chỗ địch mà lại không đánh, thì đợi cái gì? – Thăng Sơn cùng các tướng cũng xin trước chém Dao Luật, sau bài Nặc Thu, không để cho họ đùa cợt! – Hữu Hào quát nói: Việc ở biên khổn, trách nhiệm là ở đại tướng. Ta từ nhỏ, theo cha đánh trận kể biết bao nhiêu, nay há lại sợ bọn tiểu man này ư? Ta đã có kế sẵn, các người chớ hùa nhau làm ầm lên! –  Bèn sai rút quân về đóng ở Bà Rịa, rồi kéo quân về. Hòa Tín và Thắng Sơn ngầm đem việc báo lên. Chúa cả giận nói: Hữu Hào cũng như Vạn Long, hãy đợi đem quân vê sẽ hỏi tội.

“Tháng 8, quân về tới nơi (Phú Yên), bọn Hòa Tín kể hết sự trạng Hữu Hào lần chần làm hỏng việc quân. Chúa sai tước bỏ quan chức của Nguyễn Hữu Hào, truất làm thứ dân”[7].

Chiến dịch lần thứ hai kéo dài 20 tháng (từ tháng giêng Kỷ Tỵ đến tháng 8 Canh Ngọ), tuy không hao binh tổn tướng nhưng tốn kém khá nhiều. Mức án phạt Chân Lạp là 50 con voi đực, 500 lạng vàng, 2.000 lạng bạc, 50 tòa tê giác. Trước sau Nặc Thu mới nộp được 30 thớt voi nhỏ, 150 lạng vàng, 600 lạng bạc, 6 tòa tê giác và Dao Luật đút lót cho các quan nhiều trâu dê vàng lụa nữa. Hai vị Thống binh chỉ huy chiến dịch đều bị bãi chức và bắt về làm thứ dân: Mai Vạn Long có tội là không tiến binh khi thấy đối phương “đã hàng phục thì còn tiên công làm gì?”.  Lại nói: “Làm tướng cốt lấy ân tín làm trọng, không phải lấy chém giết làm oai”. Còn Nguyễn Hữu Hào có tội là không đánh và rút quân khi chỉ nhận được một phần hiến tặng, còn nói: “Họ đã về với ta, mà ta lại đánh, đó là bắt chẹt người trong lúc nguy, không phải là võ” và “vỗ yên người ở xa, quý lễ chứ không quý vật. Người xưa chỉ cống cỏ tranh, nào có phẩm vật gì?” .

Như vậy, xét đủ các mặt, hai cuộc hành quân lớn của dinh Trấn Biên – Phú Yên sang Chân Lạp đều có kết quả quan trọng: cuộc hành quân năm 1658  đã khẳng định hai xứ Bà Rịa – Đồng Nai là phạm vi biên cảnh của ta và Nặc Ông Chân phải chịu nhận làm phiên vương. Cuộc hành quân năm 1689- 1690 đã dẹp yên loạn Long Môn Hoàng Tiến và đem bình định vào sâu trong phiên quốc Chân Lạp. Cả hai cuộc hành quân đều nhằm vỗ yên dân chúng chứ “không lấy chém giết là oai”, chủ yếu để chuẩn bị cho sự nghiệp Nam tiến vĩ đại của dân tộc ta một cách ôn hòa và vững mạnh sau này.

Tháng 2 năm Mậu Dần (1698), chúa Minh – Nguyễn Phước Chu “sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh (cũng gọi là Kính, con Nguyễn Hữu Dật và em Nguyễn Hữu Hào) đi kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trân Biên; lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (cả hai huyện thuộc phủ Gia Định). Khi ấy đất đã mở rộng được ngìn dặm, dân có trên bốn vạn hộ”[8] . Đây là cuộc kinh lược chứ không phải cuộc hành quân. Phải chăng hai cuộc hành quân của dinh Trấn Biên – Phú Yên trước đây đã mở đường và chuẩn bị chu đáo cho cuộc kinh lược đặt phủ Gia Định (gồm toànNam bộ) vào bản đồ nước ta.

Như vậy dinh Trấn Biên – Phú Yên đã hoàn thành xuất sắc sự nghiệp Namtiến vĩ đại và thanh bình của dân tộc ta. Từ đây dinh Trấn Biên rời bỏ Phú Yên vào đóng ở nơi địa đầu cực nam đất nước là Biên Hòa.

(Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)

 

 

 

 

 


[1]Quốc sử quán, Đại Nam thực lục Tiền biên (TLTB). Biên soạn năm 1844. Viện Sử học phiên dịch. Nxb Sử học. Hà Nội, 1462. Tr. 98.

[2]Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí. Viện Sử học. Dịch giả: Đỗ Mộng Khương, Nguyễn Ngọc Tỉnh. Hiệu đính và chú thích: Đào Duy Anh. Nxb Giáo Dục.

[3] TLTB, Sđd, tr. 1 25.

[4] Như trên, tr. 135 .

[5] Như trên, tr. 136.

[6] Như trên, tr. 139-140.

[7] Như trên, tr. 140-143.

[8] Như trên, tr. 153-154.

 

Kiểm tra tương tự

Chống lại chủ nghĩa đắc thắng và tinh thần thế tục – Kỳ 2: “Những nhân vật chính” của cuộc chiến

Nhìn bề ngoài, chủ nghĩa đắc thắng có vẻ giống như mọi cơn cám dỗ …

Chúa có là Sự Sống, là Con Đường và là Sự Thật của đời bạn không ?

Chính Thầy là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (Ga 14,1-12) Chúa …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *