Nghề giáo

Nếu bạn được lựa chọn?

Bạn sẽ chọn gì?

Còn tôi, tôi vẫn muốn được tiếp tục đi theo con đường giáo dục, tôi tin chỉ có giáo dục mới làm nên những con người thực sự.

Tôi muốn dành tình yêu, nhiệt tâm, tuổi trẻ của tôi cho sự nghiệp giáo dục. tôi muốn thắp lên trong lòng con trẻ những ước mơ, những hoài bão

Tôi muốn nói với chúng rằng, các con hãy là chính mình, chứ không phải là ai khác, sống cuộc đời của mình và đi con đường của mình, hiểu bản thân muốn gì, thích gì.

Mỗi đứa trẻ là một bản thể riêng biệt, cá tính, cần phải được tôn trọng và khơi dậy những năng lực tiềm tàng. Chứ không phải dùng áp lực, điểm số hay hình phạt để dạy chúng như một công cụ của giáo dục sai lầm.

Hồi còn đi học, tôi từng được nghe một câu chuyện của thầy giáo dạy Văn mãi về sau tôi vẫn còn nhớ:

Khi đang ngồi học trong một lớp công trình, giáo viên bảo sinh viên vẽ một bức tranh mô tả một cây cầu.

Whistler đã vẽ một cầu vòm bằng đá tuyệt đẹp và có thêm hai cậu bé khoan khoái ngồi câu cá trên đó. Giáo viên hướng dẫn thấy hai đứa trẻ trong bức tranh, tỏ ra bực tức và cáu kỉnh bảo Whistler phải tẩy bỏ chúng khỏi cây cầu.

Whistler vẽ lại bức phác họa, lần này cho hai đứa trẻ ngồi trên bờ sông. Giáo viên càng khó chịu hơn nữa và hét bảo Whistler phải tẩy bỏ bọn trẻ khỏi bức tranh.

Whistler làm theo, nhưng trong bản phác thảo cuối cùng, ông lại cho hình ảnh hai cậu bé vào nhưng bằng chi tiết khiến cho giáo viên rùng mình.

Ông ấy vẽ hai tấm bia mộ nhỏ ở triền sông, có ghi tên hai đứa trẻ trên đó!”

Câu chuyện đó theo tôi mãi những năm tháng ở trường học, tôi luôn nghĩ sau này mình sẽ làm gì để giúp ích cho đời, chơ mọi người, và cho chính cả bản thân tôi. Sau này khi là một giáo viên cùng với kiến thức tôi lĩnh hội và với sự giáo dục gia đình đã giúp tôi có phương pháp dạy học cho riêng mình, đó là luôn cố gắng phát hiện và khơi dậy những mặt tích cực ở trẻ nhỏ thay cho việc chỉ xoáy vào phê phán những điểm xấu. Tôi quan tâm đến những chi tiết nhỏ, phát hiện những khả năng ẩn lấp của con trẻ. Tôi dạy cho trẻ nhân cách trước khi bắt chúng học kiến thức. Và hơn hết tôi truyền đam mê cảm hứng, động lực trước khi ép vào quy tắc, khuôn khổ.

Giáo dục có phải là nền tảng của quốc gia hay không, xã hội có phát triển được có lẽ một phần ở tình yêu của các giáo viên.

Hôm nay đây, đứng trước những thách đố và biến cố của xã hội, tôi đang tự đặt câu hỏi: tôi phải làm gì đây? Lạy Chúa, con phải làm gì? Câu hỏi đó vang vọng tôi rất nhiều.

Giữa những bộn bề của xã hội ngày hôm nay, dường như con người đang dần mất đi niềm tin, có nhiều điều nổi lên thành trào lưu thành những đợt sóng cuốn con người ta đi xa. Nhưng vẫn còn đó những con người thiện chí, luôn hy sinh đêm ngày cho sự phát triển của xã hội, xin hãy chúc lành và cầu nguyện cho điều đó. Và tôi cũng tin chắc rằng, Chúa vẫn luôn đồng hành cùng chúng ta, người biết điều gì tốt đẹp nhất cho chúng ta.

Nghĩ về những điều này, tôi thầm mong sẽ có thật nhiều người bạn trẻ dấn thân  tận tâm cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng một thế hệ tương lai với sự hoàn thiện về con tim và lý trí. Dạy cho bọn trẻ những bài học làm người, và hướng chúng đến những điều thiện hảo nhất.

Ngày mai, lên lớp.

Buổi đầu với những học sinh lớp 1. Tôi sẽ cho chúng sắp xếp bàn học, dọn dẹp phòng và sinh hoạt 5 phút đầu giờ, và tôi sẽ lại là một người anh đi trước, dùng kinh nghiệm và tình yêu để nói với các con các cháu của tôi.

Que Diêm

(Bài viết được tác giả gửi đến dongten.net)

 

Kiểm tra tương tự

Hẹn hò trực tuyến – Thật nản lòng!

Ngày nay, các bạn nữ Công giáo độc thân chẳng dễ dàng gì để tìm …

Tolle Lege: Lời mời gọi đọc sách

Có lẽ nhiều người khó chịu với trào lưu khuyến khích văn hóa đọc. “Với …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *