NHẬT KÝ HÀNH HƯƠNG NGÀY VII

THI KHÓA BIU

 Buổi sáng ngày thứ VII của khóa Hành Hương, sau khi dâng lễ sáng với Đức Cha Phụ Tá của giáo phận Vinh: Đức Cha Phêrô Viên, vị giám mục trẻ nhất trong Hội Đồng Giám Mục, chúng tôi lên đường đi Thanh Hóa. Như đã nói chúng tôi được một chủng sinh Triết II đi thăm nhà chờ cầu Rầm, Cửa Rum và sau khi dừng chân ở Cửa Lò, chúng tôi trực chỉ đi Thanh Hóa để tham quan Cửa Bạng, là nơi Đắc Lộ và Marques đã dạt thuyền vào đó ngày 19 tháng 3 năm 1627 trong ý định đi Kẻ Chợ. Nơi đây trở thành NƠI THÁNH, vì là nơi hai vị thừa sai dòng Tên chính thức được cử đến Đàng Ngoài để truyền giáo, nhưng do hoàn cảnh bão tố, thay vì đến thẳng Thăng Long, tàu của hai vị đã vào Cửa Bạng. Từ đó các ngài gọi cửa biển này là Cảng Thánh Giuse, và cũng do vậy mà giáo hội Đàng Ngoài nhận Thánh Giuse làm bổn mạng. Con đường từ Vinh đến Thanh Hóa chỉ có 150 km nhưng chúng tôi đã phải mất gần 5 giờ chạy xe mới tới nơi được. Không những thế, khi tới con đường dẫn tới Ba Làng, vì đường đang tu sửa, nên chúng tôi không được tham quan giáo xứ kỳ cựu này của dòng Tên, và như thế, cũng chẳng được tham quan Cảng Thánh Giuse: Cửa Bạng. Rất tiếc ! Chúng tôi đến Thanh Hóa tương đối sớm, khoảng 15 giờ 30 phút, nên chúng tôi có đủ thời gian tắm rửa nghỉ ngơi, và sau đó ăn tối lúc 18 giờ 30. Phòng ốc ở đây đầy đủ tiện nghi, vì là Tòa Giám Mục xây mới. Các bữa ăn ở đây cũng rất cao cấp. Ngay từ Vinh chúng tôi đã được chiêu đãi miễn phí, thì ở Thanh Hóa cũng thế. Cha Giám Đốc chủng viện và các Cha thuộc tòa Giám Mục đã đón tiếp chúng tôi hết sức chu đáo, vì với Tòa Giám Mục Thanh Hóa, châm ngôn của Tòa Giám Mục là: Mõi vị khách là một HỒNG ÂN được ghi ngay trước cổng vào, và theo Cha, Tòa Giám Mục Thanh Hóa đã lấy linh đạo của Thánh Biển Đức là: Đón khách như đón Đức Kitô. Chúng tôi có đủ điều kiện để có giấc ngủ yên tĩnh ở đây.

vinh

 LỊCH SỬ NƠI THÁNH

        CỬA BẠNG THANH HÓA

Là nơi Giáo Sĩ Alexandre de Rhodes tức Giáo Sĩ Đắc Lộ và cha Pedro Marques đã cập bến ngày Lễ Thánh Giuse 19 tháng 03 năm 1627. Tại giáo xứ Ba Làng ngày nay có tượng Giáo Sĩ Đắc Lộ trong khuôn viên nhà thờ. Hai Ngài đến đây nhờ Tầu của ông Pinto da Fonseca, sinh quán tại Áo Môn, nhổ neo tại Áo Môn ngày 12 tháng 3/1627, lần theo bờ biển Hoa Nam, qua đảo Thượng Xuyên (Sanch’uan) lọt vào eo biển Quỳnh Châu, giữa bán đảo Lây Trâu và đảo Hải Nam, tiến xuống vịnh Bắc Bộ, để vào KẺ CHỢ (Thăng Long), nhưng sau NGÀY THỨ SÁU của cuộc hành trình này, gió bão nổi lên mạnh, đánh GIẠT TÀU về phía Thanh Hóa (Thời ấy gọi là Thinh Hóa). Sáng ngày 19 tháng 3/1627, gió bão yên lặng, tàu ghé Cửa Bạng dễ dàng. Để ghi nhớ giây phút đầu tiên bước chân lên đây, Narques và De Rhodes đặt thêm một tên cho Cửa Bạng là CẢNG THÁNH GIUSE, để xin vị Thánh làm Quan Thầy cho xứ Truyền Giáo Đàng Ngoài. Vế phía dân chúng, thấy tàu lạ tới VN thì tò mò đến xem, Cha Đắc Lộ liền dùng Tiếng Việt để nói với họ, khiến họ càng ngạc nhiên hơn nữa. (Câu chuyện VIÊN NGỌC QUÍ mà Đắc Lộ nói với dân). Chỉ hai ngày sau đã có người xin TÒNG GIÁO với tên thánh là Giuse và Inhaxiô. Và trong vòng 2 tuần lễ đợi phép chúa Trịnh để lên KẺ CHỢ, các cha đã rửa tội được cho 32 người, trong đó có một THẦY ĐỒ và một PHÁP SƯ. Ngày 2 thang 4 năm 1627, hai cha và đoàn người đã theo đạo, vác một cây Thánh Giá làm bằng một cây GỖ LỚN TRÊN RỪNG, cắm trên một đồi cao, người đi Biển có thể NHÌN THẤY.

 Vì Chúa Trịnh đang HÀNH QUÂN xuống phía Nam để đánh Chúa Nguyễn nên cha Đắc Lộ và cha Marques phải đi tàu chiến của Việt Nam để gặp Chúa Trịnh ngoài biển. Có tới 200 chiến thuyền, 500 thuyền chở quân cụ, và 300 con voi đi đường bộ, tổng cộng đến 200 ngàn quân. Đúng là một cuộc viễn chinh VĨ ĐẠI, theo lời kể của giáo sĩ Đắc Lộ. Đắc Lộ đi tháp tùng đoàn tầu này của Chúa Trịnh, rồi theo lệnh Chúa Trịnh, các Ngài xuống An Vực và lập CƯ SỞ ở đó, cùng với Nhà Thờ đầu tiên ở đây trong xứ Đàng Ngoài. Ngôi Nhà Thờ được khánh thành ngày 3 tháng 5/1627.

 Tương truyền rằng, Thánh Phanxicô Xaviê vào thánh 7 năm 1549 đã ĐẾN THANH HÓA, có thể không phải vì CHỦ Ý, nhưng ghé nơi này vì tàu buôn phải vào đây để tránh BÃO hay TIẾP TẾ LƯƠNG THỰC trong ít ngày, rồi lại ra đi TRỰC CHỈ đến KAGOSHIMA, trên đảo Kyushu, thuộc NHẬT BẢN, chính xác tới nơi này vào ngày 15 tháng 8 năm 1549. Nếu thực sự là như vậy, thì tàu này đã dừng ở Cù Lao Chàm ngoài khơi QUẢNG NAM, vì theo Hải Trình từ Malacca đi lên phía Bắc, thì Cù Lao Chàm là TRẠM NGỪNG khá thuận tiện, vì theo lịch sử, chính ông Duarte Coelho đã ngừng lại ở đây năm 1523, rồi năm 1556, Fernão Pinto (Năm 1549 cùng đi Nhật với Thánh Phanxicô Xaviê. Sau này ông GIA NHẬP DÒNG TÊN ở Goa, và xuất dòng năm 1556 lúc ông 41 tuổi) cũng ĐÃ NGỪNG LẠI TẠI CÙ LAO CHÀM, và khám phá ra cây Thánh Giá trên Cù Lao Chàm do ông Duarte Doelho KHẮC vào năm 1523 (Xem DTTXHĐV trang 113-114). Vùng đất Thanh Hóa trở ra được gọi là ĐÀNG NGOÀI, tức Vương Quốc ĐÔNG KINH.

 Đúng như nhận xét của Cha Baldonotti, người Đàng Ngoài rất dễ để chịu phép đạo, vì văn hóa Phật Giáo chưa sâu, lại dễ có lòng tin về Thiên Chúa Trời Đất, nên chỉ trong thời gian từ năm 1626 đến năm 1660 đã có đến 320 ngàn người theo đạo theo Joseph Tissanier: Thư gửi cho Linh Mục Le Cazré (ĐQC Ibidem trang 127). Riêng với Baldonotti và vị Thuyền Trưởng Gaspar da Fonseca thì do vụ việc bị coi là GIÁN ĐIỆP như đã nói, không dám trở lại Đàng Ngoài nữa. Ngược lại Marques và Đắc Lộ vì đã có kinh nghiệm ở Đàng Trong, nên QUYẾT TÂM THỰC HIỆN SỨ VỤ ĐÀNG NGOÀI, và đã có kết quả KHẢ QUAN như vậy. Theo Cha Đỗ Quang Chính SJ, có nhiều Sư Sãi và các bà quí tộc đã đóng góp cho việc Truyền Giáo này được thành công, nhưng đồng thời, cũng vì “đụng đến quyền lợi” của các Thầy Pháp, mà cũng có những tố cáo và chống đối[1]. Vì thế các Ngài phải rời Kinh Đô đi BỐ CHÍNH rồi từ BỐ CHÍNH vào Nghệ An, thành phố Vinh.

 [1] Xem DTTXHĐV trang 143-148: Từ tháng 3/1627 đến tháng 5/1628 đã có 1.414 người theo đạo. Chính những người theo đạo ở Kinh Đô lại đi RAO TRUYỀN ĐẠO MỚI. Khi bị NGHI OAN, bị Chúa Trịnh giao cho các quan QUẢN THỨC tại Bố Chính, và từ Bố Chính, hai cha lần mò lên HÀ TĨNH, VINH (NĂM 1629), do vị quan ở đây tốt bụng, không quản thúc, để các cha tìm đường về lại ĐÀNG TRONG. Sở dĩ vậy, vì khi các thuyền viên chở các cha đi quản thúc ở Bố Chính, Đắc Lộ lại giảng đạo ngay trên THUYỀN và có tới 24 thuyền viên được rửa tội, và các ông này đã gửi gấm hai cha cho ông quan ở Bố Chính. Thế mới biết TÀI GIẢNG ĐẠO của Đắc Lộ.

Kiểm tra tương tự

Dòng Tên đánh dấu 400 năm tại Việt Nam

Hơn 3.000 người cùng với 210 tu sĩ Dòng Tên ở thành phố Hồ Chí …

Giới thiệu biến cố 400 năm Dòng Tên đến Việt Nam

BÀI GIỚI THIỆU KỶ NIỆM BIẾN CỐ 400 NĂM DÒNG TÊN ĐẾN VIỆT NAM Ngày …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *