Những tác phẩm nghệ thuật bị phá hủy bởi nhà nước Hồi Giáo tự xưng IS được tái tạo ở bảo tàng Colosseum, Rôma

 

Vui lòng chấp nhận sử dụng dịch vụ của Youtube để xem Video này.

 

Youtube là dịch vụ phát video trực tuyến được cung cấp bởi Google

 

YouTube Terms of Services

 

 

Nếu hai tượng bán thân có thể nói chuyện với nhau, chúng không chỉ nói rằng mình được tạc vào thế kỷ thứ ba sau Chúa Ki-tô và nhà của chúng đã từng ở Palmira, Syria, mà chúng còn nói rằng mình đang mang “vết thương chiến tranh”.

Thời gian vừa qua, tháng 5 năm 2015, nhà nước Hồi Giáo tự xưng IS (ISIS) đã chiếm Plaminra, các nhân viên bảo tàng đã có thể trốn thoát với phần lớn các tác phẩm trong kho, nhưng không thể cứu lấy hai bức tượng bán thân này. Sau khi giải phóng thành phố ngàn năm tuổi này, hai tác phẩm nghệ thuật ấy đã được cứu và chuyển đến Italia, nơi chúng sẽ bắt đầu tiến trình phục hồi sau khi phải chịu sự bài tượng thánh điên rồ của những người Hồi Giáo cực đoan, những người đã cố phá hủy ký ức về những khuôn mặt của chính họ.

PAOLO MATTHIAE
Nhà khảo cổ

“ISIS đang tấn công chống lại sự đa dạng văn hóa. ISIS muốn thế giới ngưng mọi sự tiến bộ lại vào thời tiên tri đầu tiên sau Muhammad. Đó là một sự điên rồ lịch sử. Thật không thể chấp nhận. Không có một từ nào để miêu tả tính chất của sự điên rồ này, nó được đặt nền trên sự phá hủy của ký ức văn hóa của Syria and Iraq, những đất nước chúng ta nợ rất nhiều.”
Để giữ gìn những tác phẩm này, bảo tàng Colosseum đang trưng bày những bản sao của những tác phẩm đã bị phá hủy không thương tiếc. Ví dụ, bản sao tượng Nimrud đã được làm sống lại nhờ vào một máy in 3D, ngược lại với những nỗ lực đã phá hủy thành phố của phiến quân Hồi Giáo IS.
Thành phố đã được tìm thấy vào thế kỷ 13 trước công nguyên và là quê hương của tháp Babel trong Kinh Thánh. Thành phố bây giờ đã bị nghiền nát thành bột, nhưng, vẫn còn hy vọng rằng một lần nữa nó có thể được tái tạo lại.

FRANCESCO PROSPERETTI
Quản lý bảo tàng Colosseum

“Chúng tôi muốn chuyển tải cả những xúc cảm bắt nguồn từ sự mất mát những tác phẩm này, và của cả hy vọng rằng có thể phục hồi lại những tác phẩm này theo bối cảnh nguyên thủy của chúng.”


FRANCESCO RUTELLI
Người phụ trách cuộc triển lãm

“Chúng tôi muốn chứng minh rằng việc tái dựng này có thể thực hiện được dựa vào những dẫn chứng từ các tài liệu, các bản vẽ và việc phân tích các chất liệu có giá trị, nhưng đó cũng là một điều phức tạp; hơn nữa, chúng tôi cũng muốn chuẩn bị đặt nền tảng cho việc tái dựng thật sự.”
Giống như những thành phố Dresden và Warsaw đã được tái dựng sau chiến tranh thế giới thứ hai, hy vọng về điều tương tự có thể xảy ra tại đây, những nơi được xem là chiếc nối của nhân loại.

Việc tái dựng này có được nhờ sự khám phá những văn thư lưu trữ ở Ebla, thành phố của Syria. Chúng là những tấm đá với đoạn văn Ba tư cổ, một trong những dạng văn tự cổ xưa nhất trên thế giới. Văn thư to lớn của trên 17.000 mảnh này cũng đã bị biến mất.
Ở phía nam Palmira, từ những hình ảnh vệ tinh có thể thấy rõ ràng đền thờ Bel đã bị biến mất. Tuy nhiên, nhờ những bản vẽ và những tài liệu được thu thập từ 1930, bản sao mái nhà của nó đã được tạo ra.

Thật đáng khâm phục khi ít nhất trong năm hay sáu năm nữa, sự huy hoàng của quá khứ sẽ có thể trở lại với Palmira.

Trong khi ấy, những sự bắt đầu như việc trưng bày này như một lời nhắc nhở rằng mặc dù đứng trước những tham vọng phá hủy ký ức của một nền văn minh, thì đó là điều không dễ dàng bị phá hủy.

Chuyển dịch: Minh Trị, SJ

Nguồn: Romereports.com

Kiểm tra tương tự

Đức Thánh Cha: “Một Kitô hữu không can đảm” là “một Kitô hữu vô dụng’

Trong Buổi Tiếp Kiến Chung hôm thứ Tư, 10.04.2024 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô …

Đức Thánh Cha: Dù chúng ta dù có thất bại thế nào, Chúa vẫn chờ chúng ta

Chiều thứ Năm Tuần Thánh, ngày 28/4/2024, Đức Thánh Cha đã đến chủ sự Thánh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *