Phần V: Sự Hiểu Biết Của Kitô Hữu Về Thiên Chúa (tt)

3.      THẦN HỌC KITÔ GIÁO: CHÚA BA NGÔI

special-trinity

Đến nay, chúng ta đã xem xét nhiều hình ảnh cũng như những hiểu biết của chúng ta về Thiên Chúa nơi Thánh Kinh. Tuy nhiên, sự hiểu biết của Kitô hữu về Thiên Chúa không chỉ dừng ở đó. Hội Thánh vẫn tiếp tục cố gắng để hiểu Thiên Chúa là ai.

Hội Thánh sơ khai đã đối mặt một vấn đề. Hội Thánh biết chỉ có một Thiên Chúa. Hội Thánh cũng tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nhưng Ngài không phải là Cha. Cũng vậy, Thánh Thần cũng là sự hiện diện của Thiên Chúa nhưng không thể hoàn toàn đồng hóa với Cha và với Con. Liệu rằng Hội Thánh phải thay đổi niềm tin căn bản của Do Thái giáo: chỉ có một Thiên Chúa duy nhất? Chẳng lẽ có ba Chúa sao?

Để có thể giải quyết vấn đề nan giải này, cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi đã phải suy tư và phản tỉnh sự hiểu biết của họ về Thiên Chúa. Cuối cùng Hội Thánh kết luận là chỉ có một Thiên Chúa duy nhất nhưng có ba ngôi vị: Cha, Con, và Thánh Thần. Nếu chúng ta cố gắng hiểu điều này theo toán học này thì không thể nào hiểu được. Không thể có chuyện một cộng một cộng một mà vẫn bằng một. Cũng không phải mỗi ngôi vị là một phần ba của Thiên Chúa. Mỗi ngôi vị đều là Thiên Chúa thật, dù vẫn phân biệt với nhau.

Nỗ lực để hiểu điều này theo logic (lô-gích) thuần túy là một sai lầm. Cần lưu ý rằng mầu nhiệm Ba Ngôi là mầu nhiệm cao cả nhất của Kitô giáo: mầu nhiệm này vượt trên khả năng hiểu biết của con người. Không có thần học gia nào ngồi suy niệm về Thiên Chúa và kết luận Thiên Chúa phải là Ba Ngôi. Tín điều Ba Ngôi đến từ kinh nghiệm Kitô giáo về mặc khải của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã mặc khải chính mình cho chúng ta là Cha, Con, và Thánh Thần. Đức tin cho chúng ta biết Ba Ngôi hoàn toàn hiệp nhất với nhau, tuy vẫn phân biệt với nhau từng ngôi vị. Hãy xem chúng ta có thể học được điều gì từ mỗi ngôi vị:

  1. Chúa Cha là ngôi thứ nhất của Ba Ngôi. Ngài là nguồn của tất cả, và Chúa Con được sinh ra từ Ngài. Là ngôi thứ nhất, nên Ngài là Đấng Tạo Hóa, là nguồn của mọi sự. Khi gọi Ngài là “Cha,” chúng ta nhắc nhở chính mình rằng Đấng Tạo Hóa là Đấng đã đi vào tương quan tình yêu với thụ tạo của Ngài.
  2. Chúa Con là ngôi thứ hai. Chúa Con là sự diễn tả về Chúa Cha. Ngài còn được gọi là Lời của Thiên Chúa hay Ngôi Lời. Như một họa sĩ thể hiện mình nơi bức tranh, Chúa Cha cũng diễn tả chính Ngài nơi Chúa Con. Chúa Con đã mặc lấy xác phàm nơi con người của Đức Giêsu Kitô. Trong Tân Ước, Chúa Con được hiểu là diễn tả tròn đầy về Chúa Cha. Chúa Con mặc khải cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa không chỉ là nguồn gốc của mọi sự, nhưng còn là Thiên Chúa nhập thể. Ngài là Thiên Chúa nhưng đã trở nên một trong chúng ta.
  3. Chúa Thánh Thần là ngôi thứ ba. Thánh Thần là tình yêu được Chúa Cha và Cha Con sinh ra. Tình yêu này là sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa dành sẵn cho chúng ta và hiện diện sâu xa trong lòng chúng ta. Đây là tình yêu cho phép chúng ta chia sẻ chính sự sống của Thiên Chúa.

Nói một cách đơn giản hơn, chính Thánh Thần trong chúng ta cho phép chúng ta nhận ra Thiên Chúa là Cha, để dâng lời ca ngợi và tôn vinh; và để quay về đón nhận lòng từ bi và thứ tha của Ngài. Cũng chính Thánh Thần diện diện trong chúng ta giúp chúng ta nhận ra sự hiện diện của Đức Kitô nơi mọi người nam và nữ; và chấp nhận Ngài là Thiên Chúa của chúng ta.

 Suy Tư Cá Nhân và Thảo Luận

 Bạn liên hệ đến Ngôi nào nhất trong giai đoạn đức tin này của bạn? Tại sao?

(còn nữa)

Kiểm tra tương tự

Sự ra đi của Mẹ Maria: Niềm tin thời Giáo phụ và Trung cổ

Tháng Tám được đánh dấu bằng lễ trọng thể Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, …

Tầm quan trọng của nền Giáo dục Công giáo trong thế giới hiện đại

Vai trò độc nhất  Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, nền …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *