Phần VIII: Các Cách Hiểu Đức Giê-su Ngày Hôm Nay (tt)

Picture1

Giáo huấn chính thức của Hội Thánh tồn tại nguyên vẹn dù trải qua hơn mười lăm thế kỷ sau Công đồng Chalcedon. Tuy nhiên, nhiệm vụ của mỗi nền văn hóa và mỗi thế hệ là phải làm mới cách hiểu về Đức Kitô. Điều này không có ý nói chúng ta cần thay đổi giáo huấn của Hội Thánh. Vì Đức Kitô không phải là một học thuyết, nhưng là quyền năng và sự hiện diện của Thiên Chúa ở ngay giữa chúng ta. Ngài không thể trở thành một hệ thống công thức người ta cần thuộc lòng, nhưng là một ngôi vị đang mong chờ gặp gỡ những ai bước theo Ngài. Nếu các Công đồng Nicea và Chalcedon vẫn còn ý nghĩa, thì các công đồng này phải làm cho mỗi chúng ta hiểu rằng Đức Kitô đang hiện diện ngay giữa chúng ta.

Trong nhiều thế kỷ, sự hiểu biết về Đức Kitô trong Hội Thánh quá tập trung vào thiên tính (không có gì ngạc nhiên vì đây chính là điểm làm cho Ngài trở thành duy nhất). Tuy nhiên, ngày nay sự tập trung thường nhắm vào bản tính nhân loại của Ngài. Ngày nay chúng ta tập trung nhiều hơn vào lời giảng, thái độ, giá trị và thách đố của Ngài đặt ra cho chúng ta, là những kẻ bước theo Ngài. Việc tái khám phá Đức Giêsu lịch sử là việc làm quan trọng nếu chúng ta trung thành với cả hai bản tính của Ngài. Điểm quan trọng chúng ta cần nhớ là cả hai bản tính đó phải luôn được kết hợp và phải giữ “cân bằng.”

Ngày nay, vẫn còn rất nhiều loại Kitô học đáp ứng nhu cầu của con người:

  • Trái tim cực thánh của Đức Giêsu vẫn là hình ảnh quan trọng của Đức Kitô nơi nhiều tổ ấm và các gia đình. Điều này giúp chúng ta nhận ra rằng chúng ta cảm nghiệm được sự gần gũi của Đức Kitô trong chính cuộc sống và tình yêu của chúng ta.
  • Ngay giữa những người bị áp bức ở Nam Mỹ và trên toàn thế giới, Đức Giêsu thường được mô tả như một vị giải phóng kêu gọi tự do khỏi mọi áp bức, đặc biệt các áp bức liên quan đến chính trị và kinh tế.
  • Các quốc gia phát triển cao thường phác họa Đức Giêsu như mẫu người lý tưởng của nhân loại. Các quốc gia đó có thời gian rỗi rãi để đặt các câu hỏi liên quan đến ý nghĩa của cuộc sống vì họ có nhiều của cải so với thế giới.
  • Nhiều nhà trí thức bắt đầu phát triển một Kitô học “chính trị” nhằm giúp họ trình bày mối tương quan giữa Đức Kitô và thế giới chính trị.
  • Các nhóm hòa bình tập trung vào hình ảnh phi bạo động của Đức Giêsu.
  • Hàng triệu Kitô hữu phát triển một Kitô học dựa trên Thánh Thể.
  • Nhiều phụ nữ tập trung vào việc hiện ra của Đức Giêsu với chị Maria Mađalêna và thái độ nói chung của Ngài với phụ nữ. Họ phát triển một Kitô học tập trung chú ý đặc biệt đến các nhu cầu của phụ nữ nhằm chống lại những sự áp bức mà họ đã từng chịu.

Tất cả các “Kitô học” trên thường đề cập đến một chân lý về Đức Giêsu cũng như một nhu cầu của những người theo Ngài. Chính trong cách thức đó, các Kitô học này rất giống với các Phúc Âm.

Các câu hỏi ôn tập

  1. Khi nói “có một sự đa dạng Kitô học” trong Tân Ước có nghĩa gì?
  2. Đâu là những điểm nhấn trong Phúc Âm Mátthêu, Máccô, Luca và Gioan trong cách hiểu của họ về Đức Giêsu?
  3. Giải thích ý nghĩa của các tước hiệu: Đấng Mêsia, Đức Chúa, Con Thiên Chúa, Tôi tớ Thiên Chúa, và Con Người.
  4. Thánh Phaolô đã giải thích như thế nào về cương vị Đức Chúa của Đức Giêsu trong bài thánh thi gởi tín hữu Philíphê?
  5. Tác giả thư gởi tín hữu Do Thái đã giúp các Kitô hữu tiên khởi hiểu điều gì về Đức Giêsu?
  6. Đâu là một số ý tưởng chính trong Kitô học của thánh Phaolô?
  7. Giáo huấn chính của các Công đồng Nicea và Chalcedon liên quan đến Đức Giêsu là gì?
  8. Tại sao việc duy trì cả nhân tính và thiên tính nơi Đức Kitô là điều quan trọng?

Kiểm tra tương tự

Câu hỏi về ơn gọi dâng hiến_Kỳ 1: Vấn đề cũ và mới

Trong khi số lượng ơn gọi giảm dần ở Châu Âu cũng như ở Châu …

Suy Tư Tin Mừng CN4PS: Cách Mục Tử Giêsu Chăm Sóc Con Người

Yêu thương ai đó, chúng ta sẽ biết cách chăm sóc người ấy với nhiều …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *