Phần X: Giáo Hội Trong Dòng Lịch Sử (tt)

QUYỀN BÍNH CỦA GIÁO HOÀNG

Mối liên hệ giữa Giáo Hội và nhà nước đã trở nên khăng khít đến nỗi Giáo Hội ngày càng bị xuống cấp bởi những thế lực thế tục. Các chức vị trong Giáo Hội được mua bán vì tiền bạc và quyền lực hơn là vì đức tin. Tài sản Giáo Hội được chuyển cho con cháu của các linh mục hoặc giám mục (sự độc thân của giám mục và linh mục chưa là luật buộc trong Giáo Hội), và các giám mục được chỉ định bởi những kẻ có chức quyền. Quyền bính của Giáo Hoàng hầu như không còn. Trong bối cảnh đó, Đức Grêgôriô VII (d. 1085) đã đi đến quyết định cải tổ Giáo Hội. Ngài đã cải tổ bằng cách củng cố cơ cấu phẩm trật và quyền bính của Giáo Hoàng. Dưới sự dẫn dắt của ngài, Giáo Hội đã xây dựng được một đội ngũ triều chính hùng hậu phụ giúp giáo hoàng (được gọi là Giáo triều). Đồng thời, chức vị Giáo Hoàng nắm quyền lớn nhất trong Giáo Hội, và điều này sẽ được Đức Innôcentê III đẩy mạnh và phát triển. Các cải cách này cũng trao cho giáo luật một địa vị hết sức quan trọng. Dựa theo giáo luật, những quy tắc của Giáo Hội được hệ thống hóa rất chi tiết. Điều này đã mang lại những thuận lợi thấy rõ, tuy nhiên điểm bất lợi là yếu tố thánh thiêng bị đánh mất nơi những điều khoản đó. Giáo Hội ngày càng được định nghĩa theo thuật ngữ cơ cấu tổ chức với Giáo Hoàng là thủ lãnh tối cao, còn giáo dân và các linh mục chỉ có vai trò tùng phục.

Đây thật sự là những ngày tháng tốt đẹp nhất và cũng là tồi tệ nhất trong lịch sử Giáo Hội. Dưới sự dẫn dắt của Đức Innôcentê III, Tòa Án Dị Giáo bắt đầu một thời kỳ tàn khốc của mình trong lịch sử Giáo Hội. Tuy nhiên, cùng thời gian này thánh Phanxicô (d. 1226) và thánh Đaminh (d. 1221) đã trở nên những dấu chỉ hết sức mạnh mẽ về đời sống đích thực của người Kitô hữu. Họ bắt đầu các dòng tu dấn thân sống Tin Mừng trong sự đơn sơ tinh tuyền: sống đời sống khó nghèo, cầu nguyện, rao giảng và phục vụ. Thêm vào đó, các dòng tu này đã giúp canh tân thần học trong Giáo Hội. Tiêu biểu là thánh Albetô Cả và thánh Tôma Aquinô, dòng Đa-minh cùng với thánh Bonaventura và Duns Scotus thuộc dòng Phanxicô.

LƯU ĐÀY ĐẾN AVIGNON

Quyền bính của giáo hoàng đã bị tạm ngưng một thời gian vào tháng 9 năm 1303. Đức Giáo Hoàng Boniface VIII đã viết một sắc lệnh (được gọi là sắc lệnh Unam Sanctam) công bố quyền bính của mình trên chính quyền nước Pháp. Đây là biến cố khởi đầu cho một chuỗi các sự kiện kỳ lạ trong lịch sử Giáo Hội. Ngài sớm bị vua nước Pháp là Philip IV bắt giam. Sau khi Đức Boniface qua đời, một vị giám mục nước Pháp là bạn của nhà vua đã được tấn phong giáo hoàng. Ngài lấy tước hiệu Clêmentê V và cho dời dinh thự của mình từ Rôma đến miền nam nước Pháp trong một thị trấn có tên Avignon. Ngài đã xức dầu tấn phong nhiều hồng y người Pháp và họ là những người bầu chọn một vị giáo hoàng người Pháp khác, Gioan XXII. Vị này là người đã cho di dời toàn bộ giáo triều về Avignon. Trong thời gian từ 1309 đến 1377, có tất cả 7 vị Giáo Hoàng người Pháp đã sống tại Avignon. Đây thật sự không phải là giai đoạn tốt cho quyền tối cao của giáo hoàng, bởi vì thời kỳ này tập trung quá nhiều vào vấn đề tài chính và liên tục tăng thuế đối với giáo dân, trong khi một vài giáo hoàng Avignon lại sống trong cảnh hoang phí. Cuối cùng Đức Grêgôriô IX quyết định đưa giáo triều trở lại Rôma dưới ảnh hưởng của một phụ nữ vĩ đại, một nữ tu 30 tuổi, đó là thánh Catharina thành Siêna.

Ngay khi niềm hy vọng khôi phục quyền tối cao của Giáo Hoàng được nhen nhóm, thì mọi việc lại trở nên tồi tệ hơn. Khi Đức Grêgôriô VI qua đời, hoàng đế Rôma một mực đòi phải bầu chọn một Giáo hoàng người Ý. Các vị Hồng Y đã buộc lòng chọn Urban VI. Tuy nhiên, họ không hạnh phúc với chọn lựa này, và vì họ đã phải bầu Urban VI vì bị ép buộc, nên họ đã rời Rôma và bầu một người khác. Lần này họ chọn một người Pháp và đến sống tại Avignon. Như thế có hai vị Giáo hoàng. Một công đồng đã được nhóm họp tại Pisa nhằm chọn ra một vị Giáo hoàng duy nhất và hiệp nhất lại Giáo Hội. Tuy nhiên, cả hai vị giáo hoàng đều từ chối từ chức và vì thế, sau đó có đến ba giáo hoàng. Vào năm 1414, hoàng đế Sigismund đã triệu tập công đồng tại Constance. Giáo hoàng Rôma lúc bấy giờ xin từ chức, nhưng trước đó ngài đã công bố tính hiệu lực của công đồng. Cùng lúc đó Giáo hoàng được bầu ở Pisa qua đời, Giáo hoàng ở Avignon bị phế truất và Đức Martin V được tuyển chọn.

 PHONG TRÀO CẢI CÁCH CÔNG GIÁO

Khi Giáo Hội bước vào thế kỷ XVI, có một điều hết sức rõ ràng là nhu cầu cấp bách cần được cải tổ. Đáng tiếc là những người có thẩm quyền để thúc đẩy quá trình cải tổ lại ít quan tâm hoặc thiếu khả năng. Với những gì đã được lịch sử ghi lại, chúng ta có thể thấy một số cải cách hết sức cần thiết trong Giáo Hội:

  1. Cần trở về với sứ điệp tin mừng và con người Đức Giê Rất nhiều mảng thần học đã đánh mất nền tảng Kinh Thánh.
  2. Cần cải cách về linh đạo. Thời điểm này rất chú trọng đến sự sống đời sau và đặc biệt là các linh hồn trong luyện ngục. Vì thế, trong Giáo Hội đã nổi lên thực hành buôn bán ân xá với mong muốn có thể giải thoát linh hồn khỏi luyện ngục.
  3. Cần cải cách về quyền Giáo hoà Các Giáo hoàng trong thời phục hưng là vấn đề gây nhiều gương xấu vì nhiều Giáo hoàng chỉ quan tâm đến khoái lạc và giàu sang hơn là những ích lợi thiêng liêng của Giáo Hội.
  4. Cần cải cách trong lòng Giáo Hội liên quan đến việc mua bán chức thánh, cũng như nhiều linh mục thiếu huấn luyện và đạo đức.
  5. Tương quan giữa thần quyền và thế quyền cũng cần được cải cách.

Mặc dù có một vài giám mục và linh mục tốt lành thực sự muốn cải cách Giáo Hội, nhưng thẩm quyền của họ không đủ. Giáo Hội thực sự bị khủng hoảng. Giữa khủng hoảng ấy, một nhân vật hết sức quan trọng trong văn hoá Tây phương và Kitô giáo xuất hiện: đó là Martin Luther. Luther là một linh mục công giáo Rôma và là một tu sĩ rất nhiệt thành, thậm chí chi li tỉ mỉ. Vào ngày 31 tháng 10 năm 1517, ông đã dán 95 mệnh đề nổi tiếng của mình lên cửa nhà thờ tại Wittenberg. Luther xem mình là một nhà cải cách, chứ không phải một người đang tìm cách bắt đầu một kiểu Kitô giáo mới. Nỗ lực đối thoại giữa Luther và Giáo Hội đã trở nên một tấm bi kịch. Càng ngày Luther càng xác quyết quan điểm của mình. Ông tin vào những điều sau:

  1. Ơn cứu độ chỉ đến từ đức tin. Con người không thể đạt được sự sống đời đời với Thiên Chúa nhờ các việc lành phúc đức. Duy chỉ có ân sủng của Thiên Chúa mới mang lại ơn cứu độ.
  2. Kinh Thánh có thẩm quyền độc tôn trên đời sống Kitô hữ Truyền thống của Giáo Hội có thể giúp ích nhưng chỉ là thứ yếu sau Kinh Thánh.
  3. Luther chỉ chấp nhận hai bí tích có nền tảng Kinh Thánh. Đó là bí tích Rửa tội và Thánh Thể. Ông tin rằng, thánh lễ nên được cử hành trong ngôn ngữ địa phương. Ông không chấp nhận đời độc thân của các linh mục vì chúng không có nền tảng trong Kinh Thánh.
  4. Ông không tin bất cứ trung gian nào giữa Thiên Chúa với các tín hữu. Do đó không cần phải lần chuỗi mân côi, không cần cầu nguyện với các thánh, không cần tượng ảnh của các thánh, không có các ân xá…
  5. Ông nhấn mạnh đến vai trò của giáo dân trong Giáo Hội và tin rằng tất cả mọi người đều có tiếp cận Lời Chúa.
  6. Vì tin vào Kinh Thánh, nên ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảng lễ (là điều thường không được thực hành.)

Luther đã bị Giáo Hội Công Giáo ra vạ tuyệt thông vào ngày 3 tháng 1 năm 1520. Tuy nhiên, ông được nhà vua nước Đức bảo vệ, và danh tiếng cũng như quan điểm của ông được phổ biến rất nhanh chóng.

Luther không phải là người duy nhất mang sóng gió đến cho Giáo Hội. Ở Thuỵ Sỹ, Ulrich Zwingli cũng bắt đầu tiếp cận đức tin dưới cái nhìn dân chủ để tìm những nền tảng Kinh Thánh cho Giáo Hội và ông đã loại bỏ niềm tin nào không có nền tảng Kinh Thánh. Ở Pháp, John Calvin đã thuyết phục được rất nhiều người với lý thuyết tiền định của mình. Trong lúc đó ở Anh, nhà vua không giống như một nhà cải cách cho bằng ông chỉ muốn ly dị với vợ mình. Khi Đức Giáo Hoàng không cho phép điều này, vua Henry VIII đã tuyên bố ông là người đứng đầu Giáo Hội ở Anh quốc và cùng với hầu hết giám mục trong nước đã tự mình chống lại Rôma. Điều này đánh dấu sự hình thành Giáo Hội Anh giáo.

Kiểm tra tương tự

Kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng” sẽ mang đến cho bạn niềm hân hoan Phục Sinh trong tích tắc

Bắt nguồn từ thế kỷ thứ 6, tương truyền kể lại rằng lời kinh “Lạy …

Sự thật dễ bị lãng quên về sự Phục sinh

Nếu không có sự Phục sinh, thì những gì chúng ta tin đều vô nghĩa. …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *