Phần X: Giáo Hội Trong Dòng Lịch Sử (tt)

THỜI KỲ ÁNH SÁNG

1210442864nv

Thế kỷ XV và XVI xuất hiện nhiều nhà trí thức và dòng tu trong thế giới Châu Âu (phong trào phục hưng, phong trào cải cách và chống cải cách) và đã sản sinh ra một thời kỳ mới, được gọi là thời kỳ ánh sáng. Các triết gia trong thời kỳ ánh sáng đề cao khả năng suy tư như một ngành khoa học. Theo đó, những gì chúng ta có thể nhận biết là những gì chúng ta có thể quan sát và nghiên cứu được. Lý trí con người không thể biết bất cứ điều gì thuộc về phạm vi “thiêng liêng”. Voltaire, một triết gia người Pháp đã đưa ra một tóm tắt về các hoạt động của trí năng: “những gì mắt chúng ta và toán học chứng minh được, chúng ta coi đó là thật. Còn tất cả những điều khác, chúng ta chỉ có thể nói rằng: chúng ta không biết”. Nhiều triết gia trong thời đại ánh sáng không thấy có vấn đề gì đối với Kitô giáo, nhưng những người khác lại thấy rằng, Kitô giáo phải bị khai trừ vì đó là một tôn giáo của mặc khải và quyền bính. Họ chỉ chấp nhận những mặc khải mà lý trí con người có thể chấp nhận. Tương tự như thế, lý trí có thẩm quyền tối cao. Những tư tưởng gia này cũng rất lạc quan về khả năng suy tư của con người và có thể làm cho thế giới này trở thành nơi tốt đẹp hơn. Các quan điểm này như thể không chỉ đe dọa Giáo Hội nhưng còn cả xã hội nữa. Điều này hiển nhiên đe dọa Giáo Hội. Nó còn làm cho quyền bính của Giáo Hội bị lu mờ. Nó hạ giá thẩm quyền của Giáo Hội cũng như nền tảng cho thẩm quyền đó, tức là mặc khải từ Thiên Chúa. Lối suy tư đó cũng đe dọa các nhà vua, những người được xem như do Thiên Chúa tuyển chọn để cai quản.

Cuộc cách mạng Pháp cũng theo đó mà diễn ra. Giáo Hội được xem là một nhân tố của giai cấp quyền lực cổ xưa và đã phải chịu bách hại hết sức khốc liệt trong thời gian cuộc cách mạng diễn ra. Giáo Hội đã hết sức khó khăn khi chống trả lại các cuộc bách hại này. Cuộc cách mạng này phá tan cơ cấu phẩm trật và quân chủ mà Giáo Hội đã dày công vun đắp, nhưng điều này đã phải trả một giá rất đắt. Nước Pháp đã phải trải qua một thời kỳ kinh hãi với chế độ độc tài của Napoleon. Trong lúc ấy, các phong trào duy quốc gia liên tiếp nổ ra tại Ý, Tây Ban Nha và Đức đã giới hạn rất nhiều quyền bính của Giáo Hội.

Điều kỳ lạ là Giáo Hội Công Giáo lại lớn mạnh tại Anh Giáo trong suốt thế kỷ XIX. Dưới sự dẫn dắt của John Newman và Henry Manning, “Phong Trào Oxford” đã mang nhiều tín hữu Anh Giáo trở về với Công Giáo.

 CÔNG ĐỒNG VATICANÔ I

Đức Piô IX được bầu làm Giáo Hoàng từ năm 1846 đến 1878, một triều đại giáo hoàng lâu nhất. Vào thời gian này, ngài lên án mạnh mẽ những công kích của các tư tưởng triết học, xã hội và kinh tế hiện đại. Điều này được nói rõ trong Bản Cáo Trạng về Những Điểm Sai Lầm (Syllabus of Erros) của mình năm 1864, trong đó ngài tuyên bố truyền thống của Giáo Hội tin rằng chỉ duy nhất một tôn giáo được chính quyền bảo vệ và chấp nhận, đó là Kitô giáo. (Quan điểm này sẽ chính thức được chỉnh sửa trong công đồng Vatican II năm 1965.)

Ngài cũng triệu tập công đồng chung đầu tiên sau 300 năm: Vaticanô I. Mặc dù công đồng không chính thức đưa ra những quyết định cuối cùng, nhưng cũng đạt được mục đích chính của mình về việc bảo đảm quyền bính của Giáo Hoàng. Công đồng khẳng định tính bất khả ngộ của Giáo Hoàng khi ngài dạy về các vấn đề đức tin và phong hóa.

 CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

Thế kỷ XIX được biết đến là thời đại của công nghiệp hoá. Với những đột phá của kỹ thuật công nghệ, thế giới đã bắt đầu làm việc trong những cách thức mới lạ và khác biệt. Tuy nhiên, người chịu thiệt thòi nhất lại là các công nhân. Tài sản rơi vào tay một nhóm người, còn các công nhân lại phải thường xuyên làm việc trong những điều kiện khó khăn với đồng lương ít ỏi. Giữa hoàn cảnh ấy, ông tổ của chế độ cộng sản xuất hiện: Karl Marx. Ông chỉ trích chủ nghĩa tư bản vì những lạm dụng và phân chia giai cấp của chủ nghĩa tư bản, đồng thời kêu gọi xây dựng một xã hội chủ nghĩa cho phép công nhân có thể làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu. Đối với Marx, tôn giáo như một cách thức trốn tránh thế giới thực tại. Vì thế, theo lời của ông, tôn giáo là “thuốc phiện của con người”. Nó làm cho con người sao nhãng với sứ mạng thực sự của họ nơi thế giới này, khi chỉ biết chăm chăm hướng về đời sống mai sau.

Tuy nhiên, Đức Lêô XIII là vị Giáo Hoàng lại rất chú trọng đến những thực tại trong thế giới này. Ngài đã viết một thông điệp gọi là Rerum Novarum cổ võ phát triển liên kết thương mại, cũng như lương bổng và điều kiện làm việc. Ngài cũng phê bình nghiêm chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội cực đoan. Đức Lêô đã khởi sự một nền tảng vững chắc để Giáo Hội có thể ngày một dấn thân hơn trong việc thực thi công bình xã hội.

 THẾ KỶ XX

Suốt thế kỷ XX, Giáo Hội đã dấn thân trong rất nhiều lãnh vựng. Giáo Hội bắt đầu kỷ nguyên này bằng việc kết án “chủ nghĩa hiện đại,” là một phong trào tri thức tìm cách đưa một số nguyên tắc của phong trào ánh sáng vào đức tin Kitô giáo. Tuy nhiên, vào thời gian này, Giáo Hội ngày một cởi mở hơn với những tư tưởng hiện đại. Đã có những tiến bộ vượt bậc trong lãnh vực phụng vụ, nghiên cứu Kinh Thánh, phong trào đại kết và công bình xã hội. Có lẽ trong nửa đầu thế kỷ này, không có sự kiện nào quan trọng hơn thông điệp Divino Afflante Spiritu của Đức Piô XII. Thông điệp đã mở toang cánh cửa cho việc nghiên cứu Kinh Thánh theo phương pháp hiện đại đối với các học giả Công Giáo. Ảnh hưởng của văn kiện này vẫn còn có thể cảm nhân được trong Giáo Hội hôm nay.

Một nhu cầu cấp bách khác của Giáo Hội trong thế kỷ này là chống lại chủ nghĩa cộng sản. Vì cộng sản chủ trương vô thần và duy vật chủ nghĩa, nên Giáo Hội đã không ngừng kết án chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.

Điểm nổi bật hiển nhiên ở thế kỷ này là công đồng Vaticanô II diễn ra ở Rôma từ năm 1962 đến 1965. Mặc dù ảnh hưởng của công đồng vẫn còn phải được cân nhắc, nhưng công đồng vẫn được các nhà lịch sử xem là biến cố quan trọng nhất trong lịch sử Giáo Hội kể từ thời cải cách. Vì tầm quan trọng và là công đồng gần nhất, nên chúng ta sẽ đề cập đến công đồng này ở một chương riêng biệt khác.

NHỮNG NGÀY ĐÁNG NHỚ TRONG LỊCH SỬ GIÁO HỘI

Liệt kê những sự kiện đáng nhớ trong lịch sử Giáo Hội không có nghĩa là để kiểm tra lại kiến thức cơ bản và lược bỏ những sự kiện ít quan trọng hơn. Mỗi sự kiện đều có một ý nghĩa quan trọng và cũng là cách nhắc nhớ cho hiện tại

  1. 30 Đức Giêsu bị đóng đinh vài thập giá bởi người Rôma; Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các tông đồ.
  2. 36 Thánh Phaolô thành Tácxô trở lại, là tư tưởng gia và nhà truyền giáo vĩ đại đầu tiên của Kitô giáo.
  3. 50 Công đồng Giêrusalem; các tông đồ nhóm họp đầu tiên ở Giêrusalem và không buộc Kitô hữu dân ngoại phải cắt bì.

67                      Hoàng đế Nerô bách hại Giáo Hội

70                      Đền thờ Giêrusalem bị Titus phá đổ

70-100               Viết các sách tin mừng

95-312               Những cuộc bách hại Giáo Hội khác bởi các hoàng đế Rôma

312/3                 Sự trở lại của hoàng đế Constantine: Đạo công giáo được chính thức công nhận hợp pháp với chỉ dụ Milan

325                    Công đồng Nicea: Công đồng chung đầu tiên của hội đồng Giám mục trên toàn thế giới định tín về căn tính của Đức Giêsu nhằm chống lại lạc giáo Ariô

400                    Thánh Jerome dịch Kinh Thánh sang tiếng Latin (được gọi là Vulgate)

431                    Thánh Augustinô thành Híppo qua đời, một trong những nhà thần học ảnh hưởng nhất trong lịch sử Giáo Hội

451                    Công đồng Chalcedon định tín Đức Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa, vừa là Thiên Chúa thật, vừa là người thật

529                    Thánh Biển Đức thành lập tu viện tại Monte Cassino và bắt đầu ảnh hưởng lên thế giới Tây Phương về đời sống đan tu

590-604             Đức Giáo hoàng Giêgôriô Cả thiết lập quyền bính của giáo hoàng như một khuôn mẫu cho 700 năm sau đó

800                    Đức Giáo hoàng Lêô III phong Charlemage là hoàng đế của đế chế La-Mã

1054                  Ly khai giữa Constantipole (Chính Thống giáo) và Rôma đạt đến đỉnh điểm

1231                  Đức Giáo Hoàng Giêgôriô IX cho phép tòa án dị giáo điều tra nhằm chống lại lạc giáo

1309-77             Các Đức Giáo Hoàng sống tại Avignon, nước Pháp

1517                  Martin Luther treo 95 mệnh đề trước cửa nhà thờ Witenberg, bắt đầu cuộc cải cách Tin Lành

1545-63             Công đồng Trentô bắt đầu một kỷ nguyên mới trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, được gọi là chống lại phong trào cải cách

1789                  Phong trào cách mạng Pháp đánh dấu sự kết thúc của Giáo Hội đặc quyền ở Châu Âu và bắt đầu cho thời đại ánh sáng

1869-70             Công đồng Vaticanô I định tín về tính bất khả ngộ của Giáo Hoàng

1891                  Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đưa ra thông điệp Rerum Novarum, đòi lại quyền cho người công nhân trong cuộc cách mạng công nghiệp

1962-1965         Công đồng Vaticanô II tìm cách đổi mới trong Giáo Hội

 Câu hỏi ôn tập

 
Sự kiện nào được xem là ngày khai sinh ra Giáo Hội? tại sao?

  1. Ngày quang lâm (parousia) là gì và đã ảnh hưởng đến việc Giáo Hội hiểu mình như thế nào?
  2. Công Đồng Giêrusalem tranh luận về điều gì? Điều gì đã được quyết định? những quyết định đó về sau đã ảnh hưởng đến Giáo Hội thế nào?
  3. Đức Giêsu đã diễn tả bản chất của quyền bính cho những người theo Ngài như thế nào?
  4. Đoạn văn nào trong tin mừng được Giáo Hội Công Giáo sử dụng và xem đó là dấu chỉ cho quyền bính của Giáo Hoàng?
  5. Các Giám mục (episkopos), linh mục (presbyters), và phó tế (deacons) nghĩa là gì?
  6. Tại sao thành phố của Rôma lại trở nên quan trọng cho Giáo Hội?
  7. Constantine ảnh hưởng đến tương quan giữa Giáo Hội và hoàng đế Rôma thế nào?
  8. Đóng góp của thánh Giêrôm, Augustinô và Đức Lêô Cả là gì?
  9. Đâu là những đóng góp to lớn của đời sống đan tu đối với Giáo Hội và xã hội?
  10. Điều gì làm cho Giáo Hội Đông Phương và Giáo Hội Tây Phương chia cắt?
  11. Thế kỷ XIII vừa là thời gian thịnh vượng lẫn tồi tệ đối với Giáo Hội như thế nào?
  12. Miêu tả thảm họa của các Giáo Hoàng ở
  13. Những nguyên nhân dẫn đến cải cách là gì?
  14. Những quan điểm và niềm tin chủ đạo của Martin Luther là gì?
  15. Zwingli, Calvin và vua Henry VIII đã góp phần chia cắt Giáo Hội như thế nào ?
  16. Những kết luận chính yếu của công đồng Trentô là gì?
  17. Những thành quả nhận được từ việc truyền giáo ở Nam Mỹ là gì? Những bi kịch khi người Châu Âu bành trướng thuộc địa đến Nam Mỹ là gì?
  18. Thời đại ánh sáng đã thách thức Giáo Hội như thế nào?
  19. Công Đồng Vaticano I đã cổ võ cho ý tưởng then chốt nào?
  20. Mục đích của thông điệp Rerum Novarum là gì?
  21. Thành quả chính yếu của thông điệp Divino Afflante Spiritu là gì?

Kiểm tra tương tự

Cuốn sách cảm động về một người tị nạn được giới thiệu bởi Đức Giáo hoàng Phanxicô

‘Little Brother: A Refugee’s Odyssey’ – ‘Người em bé nhỏ: Cuộc phiêu lưu của người …

Hướng về các linh hồn đã khuất

  “Con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì, mà …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *