Việt Nam (tt) – Phần II: Thời kỳ đấu tranh giành độc lập

2. TRƯNG VUƠNG TRỊ VÌ BA NĂM, ĐÓNG ĐÔ Ở MÊ LINH, CHƯA ĐẶT QUỐC HIỆU VÀ PHÂN BỐ CUƠNG VỰC
Tháng 2 mùa xuân năm 40, “Trưng Trắc, người con gái quận Giao Chỉ, dấy binh đánh thái thú Tô Định, đuổi hắn, tự lập làm vua”. Vì thù chồng, nợ nước, “Vương bèn cùng em gái Trưng Nhị dấy binh.. Vương đến đâu thì như cỏ rạp theo làn gió… dẹp yên 65 thành ở Lĩnh Nam, tự lập làm vua, đóng đô ở Mê Linh”. Tháng 3 mùa xuân năm 42, “quân Mã Viện đến Lãng Bạc đánh với Trưng Trắc, phá được, Trưng Trắc lui giữ Cẩm Khê… Tháng giêng mùa xuân (năm 43), Trưng Trắc và em gái Trưng Nhị chống cự quân Hán, bị thua mà mất… Mã Viện đuổi đánh tàn quân của Hai Bà… đến huyện Cư Phong (đất ấy nay ở Thanh Hóa)” . Sau đó, Mã Viện kéo quân tới tận Đèo Cả, nơi có núi Đá Bia mới dẹp yên được các cuộc nổi dậy ở khắp địa phương.
Ở phần này, chúng ta chỉ quan tâm đến địa chỉ và địa danh để xác định trên bản đồ, còn phần lịch sử xin lướt qua.
3. NHÀ ĐÔNG HÁN (25-220) ĐỔI GIAO CHỈ THÀNH GIAO CHÂU (203)
Mã Viện đánh được Trưng Vương, đem đất Giao Chỉ về thuộc nhà Hán như cũ, nay gọi là Đông Hán, đem phủ trị về đóng ở Mê Linh (đến cuối đời Đông Hán mới dời về Long Biên). Đến năm Quý Mùi (203), “Sĩ Nhiếp dâng sớ xin cải Giao Chỉ làm Giao Châu. Vua nhà Hán thuận cho” .
4. NHÀ ĐÔNG NGÔ (222-280) TIẾP QUẢN GIAO CHÂU
Nhà Đông Hán mất ngôi (220) thì Trung Hoa chia ra ba nước gọi là Tam Quốc (220-265), tức Bắc Ngụy, Tây Thục và Đông Ngô. Đất Giao Châu bấv giờ thuộc về Đông Ngô. Năm 226, Ngô Tôn Quyền “lấy từ Hợp Phố về bắc gọi là Quảng Châu, từ Giao Chỉ về nam gọi là Giao Châu” . Được ít lâu, nhà Ngô lại bỏ Quảng Châu cho hợp lại với Giao Châu như cũ. (Bản đồ 7)

NĂM 248, BÀ TRIỆU THỊ TRINH Nổi LÊN CHỐNG NHÀ NGÔ
Bà là nguời huyện Nông Cống, “có sức mạnh, lại có chí khí và lắm mưu lược…; vì quan lại nhà Ngô tàn ác, Triệu Quốc Đạt mới khởi binh đánh quận cửu Chân. Bà đem quân ra đánh giúp anh, quân sĩ của Triệu Quốc Đạt thấy bà làm tưóng có can đảm, bèn tôn lên làm chủ… bà chống nhau với nhà Ngô đuợc năm sáu tháng. Nhưng vì quân ít thế cô, đánh mãi phải thua, bà đem quân đến xã Bồ Điền (sau là xã Phú Điền huyện Mỹ Hóa tỉnh Thanh Hóa) rồi tử tiết. Bấy giờ mới 23 tuổi”.
NĂM 264, NHÀ NGÔ CHIA LẠI ĐẤT GIAO CHÂU
“Nhà Ngô lấy đất Nam Hải, Thương Ngô và Uất Lâm làm Quảng Châu, đặt châu trị ở Phiên Ngung (TP Quảng Châu, Trung Quốc nay), lấy đất Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam làm Giao Châu, đặt châu trị ở Long Biên. Đất Nam Việt của Triệu ngày trưóc thành ra Giao Châu và Quảng Châu từ đấy” . (Bản đồ 8)


5. GIAO CHÂU DƯỚI THỜI NHÀ TẤN (265-420) VÀ NAM BẮC TRIỀU (420-588) (Nhà Tống, nhà Tề, nhà Lương nối tiếp nhau)
Tên Giao Châu vẫn giữ nguyên, nhưng tên và địa bàn huyện thì thay đổi qua mỗi “nhà” đến thống trị. Sau đây là tình hình phân bổ Giao Châu từ cuối Ngô đến Tống:
Giao Chỉ: 14 huyện, 12.000 hộ.
Long Biên, Câu Lậu, Vọng Hải, Liên Lâu, Tây Vu, Vũ Ninh, Chu Diên, Khúc Dương, Ngô Hưng, Bắc Đái, Kê Từ, An Định, Vũ An, Quân Bình (theo Tấn Thư và Tống Thư).
Tân Xương: 6 huyện, 3.000 hộ.
Mê Linh, Gia Hưng, Ngô Định, Phong Sơn, Lâm Tây, Tây Đạo. Nhà Tấn đổi tên quận làm Tân Xương, các huyện thì vẫn giữ theo nhà Ngô.
Vũ Bình: 7 huyện, 3.000 hộ.
Vũ Ninh, Vũ Hưng, Tiến Sơn, Căn Ninh, Vũ Định, Phú Yên, Phong Khê. Nhà Tấn cũng vậy.
Cửu Chân: 7 huyện, 3.000 hộ.
Tư Phô, Di Phong, Trạm Ngô, Kiến Sơ, Thưòng Lạc, Phù Lạc. Nhà Tấn lập thêm huyện Tùng Nguyên.
Cửu Đức: 8 huyện, không rõ số hộ.
Cửu Đức, Hàm Hoan, Nam Lăng, Dương Thành, Phù Linh, Khúc Tư, Đô Hào, Việt Thường. Nhà Tấn đổi Dương Thành làm Dương Toại, lại tách Dương Toại mà lập Phố Dương, lập thêm Tây An, theo Hà Chí thì còn có huyện Việt Thường, lập từ đời Ngô, sang đời Tấn thì không có.
Nhật Nam: 5 huyện, 600 hộ.
Tượng Lâm, Lô Dung, Chu Ngô, Tây Quyển, Tỷ Ảnh. Nhà Tấn tách Tây Quyển mà đặt Thọ Linh, tách Tỷ Anh mà đặt Vô Lao .(theo Tấn Thư và Tống Thứ).
‘Theo tình hình các quận huyện như trên thì chúng ta thấy rằng ở thời Tam Quốc và thời Lưỡng Tấn, sau khi nhà Ngô chia Giao Châu làm Quảng Châu và Giao Châu thì đất Giao Châu sau này trở thành lãnh thổ của nuớc ta trong thời tự chủ, không còn gồm dải đất ở miền Quảng Tây nữa. Chúng ta lại biết rằng cuối đời Hán, nước Lâm Ấp đã được thành lập tại miền Quảng Nam và đến đời Vĩnh Hòa nhà Tấn (345-356), nước ấy đã chiếm cứ hết đất Nhật Nam cũ mà vươn ra đến Hoành Sơn.
Như vậy thì đất Giao Châu đời Tấn đại khái là tương đương với miền Bắc Bộ và miền Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh của nước ta ngày nay” .
Nhà Lương chia Giao Châu làm nhiều châu mới:
1. Ái Châu trên đất quận cửu Chân cũ (Thanh Hóa)
2. Đức Châu trên đất quận cửu Đức cũ (Nghệ Tĩnh)
3. Lợi Châu trên đất quận cửu Đức cũ (Nghệ Tĩnh)
4. Minh Châu trên đất miền đông-bắc Giao Châu cũ (Quảng Ninh).
5. Giao Châu thu nhỏ trên đồng bằng và trung du Bắc Bộ. (Bản đồ 9)

Kiểm tra tương tự

Chống lại chủ nghĩa đắc thắng và tinh thần thế tục – Kỳ 2: “Những nhân vật chính” của cuộc chiến

Nhìn bề ngoài, chủ nghĩa đắc thắng có vẻ giống như mọi cơn cám dỗ …

Chúa có là Sự Sống, là Con Đường và là Sự Thật của đời bạn không ?

Chính Thầy là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (Ga 14,1-12) Chúa …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *