Thánh INhã: QUID AGENDUM? Tự Thuật Của Khách Hành Hương Inigo (Kỳ XII)

64   1Sau khi ông đi đến Salamanca, lúc ông ta cầu nguyện trong một nhà thờ, một bà đạo đức nhận ra ông ta thuộc về nhóm bạn cùng chí hướng – vì bốn nguời bạn khác lúc này đã ở đó một vài ngày. 2Bà ta hỏi biết tên ông ta và dẫn ông ta đến nơi ở của các bạn. 3Ở Alcala, khi ông ta đã bị buộc tuân lệnh bởi bản án rằng họ phải ăn mặc như những sinh viên, vị khách hành hương đã nói: “Khi cha ra lệnh cho chúng con nhuộm quần áo, chúng con đã làm; nhưng bây giờ, chúng con không thể thực hiện lệnh ấy được vì chúng con không có chi để mua quần áo.”  4Thế rồi chính cha Đại Diện đã cung cấp cho họ quần áo, nón mũ và tất cả những thứ còn lại của sinh viên; và họ lên đường rời khỏi Alcala theo cách ăn mặc này.

5Ông ta xưng tội ở Salamanca với một tu sĩ dòng thánh ĐaMinh ở tu viện thánh Têphanô; Sau khi đến nơi khoảng mười hay mười hai ngày, vào một ngày kia cha giải tội nói với ông: “Những cha trong nhà muốn nói chuyện với anh.” 6Và ông ta nói: “Nhân danh Thiên Chúa, con xin vâng.” 7Cha giải tội nói: “ Này anh, vào chúa nhật, mời anh đến đây ăn cơm trưa; nhưng tôi báo cho anh một việc: họ muốn biết rất nhiều điều về anh đấy.” 8Thế rồi ông ta đến đó với Calixto vào chúa nhật. 9Và sau bữa ăn trưa, trong khi cha tu viện trưởng vắng nhà, cha tu viện phó cũng như cha giải tội và, tôi nghĩ thế, một tu sĩ khác đi với họ đến nhà nguyện; và, với sự hoà nhã tuyệt vời, cha tu viện phó bắt đầu nói về biết bao nhiêu điều tốt đẹp các cha đã biết được liên quan đến lối sống và cung cách của họ, họ đi rao giảng theo cách thức như các tông đồ thế nào; và các cha ấy mong muốn biết thêm nhiều chi tiết hơn về những việc đó. 10Thế rồi cha bắt đầu hỏi họ đã học hành thế nào. 11vị khách hành hương trả lời: “Về tất cả chúng con, người đã học nhiều nhất, chính là con.” 12Và ông ta trình bày rành mạch cho biết mình cũng học được ít thôi và nền tảng thì chưa vững chắc.

65    1“Thế à! Vậy thì các anh rao giảng những gì?” – 2“Chúng con, vị khách hành hương nói, chúng con không rao giảng, mà chúng con chỉ nói chuyện thân mật với một số người về những điều thuộc về Thiên Chúa, thí dụ, sau khi ăn với những người muốn mời chúng con.” 3“Nhưng, vị tu sĩ  nói, các anh nói những điều gì về Thiên Chúa? Đó là điều mà chúng tôi muốn biết.” – 4“Chúng con, vị khách hành hương nói, đôi khi về nhân đức này, đôi khi về nhân đức khác, và ca ngợi nhân đức ấy, đôi khi nết xấu này, đôi khi nết xấu khác, và lên án nết xấu đó.” – 5“Các anh không được học hành, vị tu sĩ nói, và các anh nói về các nhân đức và các nết xấu;  mà không ai có thể nói về những điều ấy trừ một trong hai trường hợp: hoặc do sự hiểu biết học hỏi được hoặc do Thánh Thần. Đây không phải do sự hiểu biết học hỏi được, vì thế đây là do Thánh Thần.”

Và điều thuộc về Thánh Thần, đó chính là điều mà chúng tôi muốn biết đến.

6Tới đây, vị khách hành hương dè dặt một chút, vì đối với ông, cách luận lý này không lành mạnh; và sau khi im lặng một chút, ông ta nói rằng mình không cần phải nói thêm nữa về vấn đề này. 7Vị tu sĩ nhấn mạnh: “Này nhé, trong khi có biết bao sai lầm của Erasmus và biết bao sai lầm khác đang đầu độc thiên hạ, mà các anh lại không muốn giải thích điều mình nói ư?”

66    1Vị khách hành hương nói: “Thưa cha, con không còn nói được gì ngoài điều mà con đã nói, trừ phi con phải đứng trước những vị bề trên của con, là những người có thể buộc con về điều đó.” 2Trước đó, vị ấy hỏi tại sao Calixto đến mà ăn mặc như thế: anh ta mặc một chiếc áo ngắn, đội một chiếc nón rộng trên đầu, cầm một cây gậy trên tay và mang đôi giầy cao đến đầu gối; và vì anh ta cao quá khổ, nên xem anh ta có vẻ rất dị hợm. 3Vị khách hành hương kể lại cho vị ấy nghe họ đã bị bỏ tù ở Alcala như thế nào và người ta đã ra lệnh cho họ phải ăn mặc như các sinh viên, nhưng còn người bạn cùng chí hướng của ông, vì lý do nóng bức quá, nên đã lấy áo rộng của mình cho một linh mục nghèo. 4Tới đây, vị tu sĩ nói càm ràm trong miệng tỏ cho thấy ông không hài lòng: “Caritas incipit a seipsa” [sic] (bác ái bắt đầu từ chính bản thân mình chứ).

5Nhưng chúng ta hãy trở về với câu chuyện: cha tu viện phó, vì không thể lôi một lời nào khác ra khỏi cửa miệng vị khách hành hương nên nói: “Này nhé, hãy ở lại đây; rồi chúng tôi sẽ làm mọi cách cho anh phải nói tất cả mọi sự.” 6Và sau đó, mọi tu sĩ vội vã rút lui. 7Như trước đây, vị khách hành hương của chúng ta đã hỏi xem nhà dòng muốn cho họ ở lại trong nhà nguyện này hay muốn họ ở đâu, cha tu viện phó trả lời cho ông ta biết phải ở lại trong nhà nguyện. 8Thế rồi các tu sĩ cho đóng mọi cửa ra vào lại và có lẽ đi bàn bạc với những vị quan toà. 9Tuy nhiên cả hai người vẫn ở lại  tu viện trong ba ngày rồi mà không có một quyết định nào được quan tòa công bố cho họ; và họ dùng bữa ở trong phòng ăn với các tu sĩ. 10Và căn phòng của họ hầu như luôn chật ních các tu sĩ đến thăm họ; và vị khách hành hương luôn miệng nói về đạo đức mà ông vẫn thường nói đến. 11Như vậy từ nay, giữa các tu sĩ cũng đã có sự chia rẽ, vì có rất nhiều vị tỏ ra cảm thông với họ.

67    1Đến hết ngày thứ ba, một viên kiểm sát đến và đem họ vào nhà tù. 2Và người ta không để họ ở chung với những phạm nhân khác, nhưng trong một phòng ở trên cao đã cũ kỹ, không có ai ở và rất dơ bẩn. 2Và cả hai người bị cột chung với nhau bằng một sợi  dây xích, mỗi người một chân; và sợi dây xích được gắn vào một cây cột ở giữa căn nhà: nó phải dài đến khoảng ba mét. 3Mỗi khi một người muốn làm một điều gì, người kia cũng phải đi theo. Và trong suốt đêm hôm ấy, họ không ngủ được. 4Sáng hôm sau, trong thành phố, khi hay biết họ bị giam tù, người ta gởi vào cho họ những vật dụng để ngủ và mọi thứ cần dùng rất dư đầy. 5Luôn luôn có rất nhiều người đến thăm viếng họ, và vị khách hành hương tiếp tục những công việc thực tập của mình: nói chuyện về Thiên Chúa, v.v…

Kiểm tra tương tự

Giới thiệu sách mới: VÂNG PHỤC TRONG ĐỜI TU – MỘT ĐÓNG GÓP CỦA LINH ĐẠO I-NHÃ

Sự vâng phục là một trong ba lời khấn mà các tu sĩ phải tuân …

Sách “Ý NGHĨA VÀ LỊCH SỬ CỦA HÀNH HƯƠNG”

Lời giới thiệu của Lm. Giuse Cao Gia An, SJ, Tiến sĩ chú giải Kinh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *