Thấy gì từ kì tuyển sinh 2015?

Không phải

Hàng dài thí sinh chờ làm thủ tục nộp hồ sơ xét tuyển tại Trường đại học Công nghiệp TP.HCM (ảnh chụp sáng 20-8) - Ảnh: Quang Định
Hàng dài thí sinh chờ làm thủ tục nộp hồ sơ xét tuyển tại Trường đại học Công nghiệp TP.HCM (ảnh chụp sáng 20-8) – Ảnh: Quang Định

là nhà chuyên môn như các vị ở bộ giáo dục là người tổ chức, không phải là cha mẹ học sinh trong việc lo lắng cho con cái mình, không phải là các em học sinh đang trực tiếp trong kì xét tuyển, tôi chỉ là một người quan tâm và đặt câu hỏi về những gì đang xảy ra.

Thứ nhất, các vị hữu trách đã tiền giả định nhiều điều chưa hợp với thực tế. Các vị giả định là hệ thống các vị đưa ra sẽ chạy tốt. Thực tế, nó chưa đủ chạy tốt về mặt lý thuyết. Điều này thể hiện ở những điểm chưa thỏa đáng khi các vị chưa đủ sự đồng thuận. Hơn nữa, khi đưa ra thực hành, các vị chỉ thấy một hệ thống chạy thế nào về mặt lý thuyết, thì nó cũng sẽ chạy như thế khi ứng dụng.

Khi có sự cố, các vị giải thích là hệ thống vẫn tốt, chỉ có chút khó khăn. Có vị còn lý giải là hệ thống này chạy tốt ở các nước trên thế giới. Lối giải thích này làm cho hậu quả là, người dân phải gánh chịu hết. Thử lấy ví dụ về phần mềm, khi các vị đưa những phần mềm siêu hạng mà toàn bằng tiếng Anh về cho người dân không biết tiếng Anh sử dụng, khi dân không sử dụng được, các vị vẫn khẳng định là phần mềm tốt. Đúng là phần mềm tốt, nhưng các vị quên mất yếu tố con người, quên mất yếu tố Việt hóa phần mềm, quên mất yếu tố Anh hóa khả năng người Việt. Hội nhập quốc tế cũng thế, cần yếu tố kỹ thuật, nhưng yếu tố con người có vị trí quan trọng hơn nhiều.

Các vị giả định là người dân và các em học sinh cũng giống như các vị. Chắc chắn là khác nhiều lắm; khác về vị trí trong xã hội, về chuyên môn, về những mong ước trong cuộc sống, về những dự định tương lai, ngay cả về nếp nghĩ về nếp sống. Tôi thấy ở điểm này, có một sự giản lược hóa con người.

Các vị giả định là hệ thống công nghệ thông tin của các trường đảm bảo như lý tưởng. Giả định là có sự công bằng lý tưởng trong việc nộp và rút hồ sơ giữa những người thành thạo công nghệ thông tin tại các thành phố lớn với những người dân quê còn xa lạ với cách thức này…

Có người ví mấy ngày xét tuyển vừa qua giống như chơi cổ phiếu. Tôi thấy vừa giống vừa khác. Giống là ở việc lên xuống các chỉ số trong từng giờ từng phút, ở việc tìm cách đầu tư hiệu quả, ở tâm thế của người tham gia… Khác ở chỗ, nếu chỉ là động lực kinh tế và tính hiệu quả, giáo dục sẽ không biết đi về đâu.

Thứ hai, việc quyết định nộp và rút có tính “ồ ạt” của các em học sinh về nguyện vọng của mình, cho thấy những nguyện vọng này thật mong manh như cảm xúc. Sớm nắng chiều mưa, cảm xúc nhất thời, không hứa hẹn nhiều cho một tương lai tươi sáng. Có một sự buồn không hề nhẹ, khi nhìn thấy niềm hy vọng và niềm tin rất nhỏ bé mà các bạn trẻ có nơi quyết định của mình. Đã thế, các bạn khó mà quyết định được vì tiêu chuẩn bộ giáo dục đưa ra cho việc xét tuyển đợt này là hầu như “không có tiêu chuẩn”. Từ ngữ “rút kinh nghiệm” nhiều khi chỉ mang tính hình thức.

Ước một ước mơ nhỏ rằng, có những nhà giáo, có những bậc cha mẹ, có những em học sinh sinh viên có thể vượt ra được cái vòng luẩn quẩn của tiền bạc, danh vọng, chức quyền, để có thể tìm lối thoát cho học tập, nghề nghiệp, cuộc sống. Nếu bạn là người có niềm tin tôn giáo, hoặc bạn tin vào lương tâm con người, thì bạn đừng quên năng lực này khi làm việc lựa chọn cho đời mình.

Vinhsơn Vũ Tứ Quyết, S.J.

Kiểm tra tương tự

Làm gì cũng được, miễn là làm cùng nhau

Nhóm SVCG Lạc Hồng chính thức sinh hoạt và có những định hướng ban đầu …

Thánh lễ khởi đầu sứ vụ Giám Tỉnh của Cha Giuse Phạm Tuấn Nghĩa, S.J.

Sau khi được cha Bề Trên Cả Dòng Tên Arturo Sosa, S.J. bổ nhiệm làm …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *