“Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến không?” (15.12.2021 – Thứ tư, sau Chúa Nhật III Mùa Vọng)

 

“Thưa Thầy,
Thầy có thật là Đấng phải đến không?”
(Lc 7, 18b-23)

Mt 11, 2-6Lc 7, 18b-23
Ông Gio-an lúc ấy đang ngồi tù, nghe biết những việc Đức Ki-tô làm, liền sai môn đệ đến hỏi Người rằng:3 “Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác? ”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đức Giê-su trả lời: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gio-an những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng, và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi.”

Ông Gio-an liền gọi hai người trong nhóm môn đệ lại, sai họ đến hỏi Chúa rằng: “Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?”

Khi đến gặp Đức Giê-su, hai người ấy nói: “Ông Gio-an Tẩy Giả sai chúng tôi đến hỏi Thầy: “Thầy có thật là “Đấng phải đến” không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?”

 

Chính giờ ấy, Đức Giê-su chữa nhiều người khỏi bệnh hoạn tật nguyền, khỏi quỷ ám, và ban ơn cho nhiều người mù được thấy.

Người trả lời hai người ấy rằng: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gio-an những điều mắt thấy tai nghe: người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết trỗi dậy, kẻ nghèo được nghe tin mừng,23 và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi.”

(Bản dịch của Nhóm CGKPV)

 

Chúng ta đặt bài Tin Mừng của Thánh Lễ hôm nay song song với bản văn Tin Mừng theo thánh Mát-thêu kể về cùng một biến cố, vốn là một phần của bài Tin Mừng, mà chúng ta đã nghe công bố vào Chúa Nhật III Mùa Vọng, năm A vừa qua. Để làm bật lên nét đặt biệt của sứ điệp Tin Mừng, được kể lại bởi thánh sử Luca.

 

  1. “Thầy có thật là Đấng phải đến không?”

Khi nói về thao thức quan trọng của ông Gioan Tẩy Giả, thánh sử Luca không ngại viết lại một lần nữa và một cách chính xác câu hỏi ông Gioan dặn dò các môn đệ:

Thầy có thật là Đấng phải đến không,
hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?

(c. 19 và c. 20)

Điều này cho thấy, câu hỏi này đặc biệt quan trọng đối với ông Gioan và cũng quan trọng đối thánh Luca, tác giả Tin Mừng nữa. Và Giáo Hội, khi mời chúng ta nghe lại một lần nữa câu hỏi: “Thầy có thật là Đấng phải đến không?” trong ngày cuối cùng của thời gian trước giai đoạn bát nhật trước lễ Giáng Sinh, muốn giúp chúng ta hiểu rằng, câu hỏi này cũng rất có ý nghĩa và quan trọng đối với chúng ta hôm nay và Mùa Vọng lớn đang đến.

Theo gương thánh Gioan Tẩy Giả, xin cho chúng ta đừng tìm một điều gì khác, một ai khác, ngoài “Đấng Phải Đến”, trong cuộc đời, trong ơn gọi, trong những hoàn cảnh đặc biệt, theo thánh sử Mát-thêu, lúc đó Gioan đang bị giam cầm, và trong từng ngày sống.

 

  1. “Chính giờ ấy”

Đức Giê-su không áp đặt câu trả lời bằng một khẳng định hay định nghĩa căn tính của mình, nhưng mời gọi nhìnnghe, nghĩa là chiêm ngắm, những gì Ngài làm và những gì Ngài nói.

 

Chính giờ ấy, Đức Giê-su chữa nhiều người khỏi bệnh hoạn tật nguyền, khỏi quỷ ám, và ban ơn cho nhiều người mù được thấy.

(c. 23)

Và đó là lời nói và hành động phục vụ cho sự sống: tìm lại sức khỏe, tự do đối với sự dữ và nhất là nhìn thấy “ánh sáng”, biểu tượng của sự sống, đường đi và sự thật. Đó là bởi vì, vì chúng ta không chỉ sống bằng sức khỏe thôi, nhưng còn sống bằng tương quan với nhau và với Chúa, một tương quan được giải thoát khỏi ma quỉ và những gì thuộc về ma quỉ, như ghen ghét, loại trừ, chia rẽ, bạo lực, đam mê vật chất, xác thịt, danh vọng…

“Chính giờ ấy”. Không như trong Tin Mừng theo thánh Mát-thêu, Đức Giê-su mời gọi nhìn nghe những gì Ngài đã làm và đã nói trong quá khứ. Nhưng, ở đây trong bài Tin Mừng theo lời kể của thánh sử Luca, “Chính Giờ Ấy”, Đức Giê-su thực hiện ngay trước mắt hai môn đệ của Gioan các dấu chỉ. Như thế, dấu chỉ mà Chúa mời gọi nhìn và nghe, đó là những dấu chỉ của hôm nay, của hiện tại: “nhìn và nghe” trước mặt, ở đây và lúc này.

Và với chúng ta cũng vậy, Chúa mời gọi chúng ta nhận ra các dấu chỉ của bây giờ và ở đây, ngay trong Thánh Lễ Tạ Ơn, chúng ta đang cử hành, ngay trong ngày sống hôm nay.

 

  1. Dấu chỉ “kẻ nghèo được nghe Tin Mừng”

Nhưng trong lời mời gọi hai môn đệ đi về thuật lại cho thầy Gioan của mình, những gì mắt thấy tai nghe, hình như Chúa kể ra nhiều hơn những gì mình vừa thực hiện! Và chúng ta cần đặc biệt chú ý đến dấu chỉ mà Chúa thêm vô:

Tin Mừng được loan báo cho người nghèo.

(c. 22b)

Chữa bệnh và thậm chí cho người chết sống lại, dù rất quan trọng và đánh động lòng người, nhưng đó cũng chỉ là những ơn giải thoát tạm thời. Bởi vì, khỏe lại và sống lại, rồi một ngày kia, ai cũng phải bệnh lại và chết lại; và lần này là không thể đứng dậy lại được, vì đó là thân phận con người.

Nhưng sẽ có lúc, có những thử thách, có những tai họa, có những giai đoạn, người ta có thể nêu câu hỏi tặn căn: có cần thiết đứng dậy để sống tiếp không? Sự sống của loài người, của chúng ta hôm nay đang phải trả giá mỗi ngày cho lối sống chạy hiệu quả, thánh thích, theo sự tự tôn, theo nhu cầu và lòng ham muốn hưởng thụ, có đáng cho chúng ta sống dài và sống mãi như thế không? Chỉ có sứ điệp Tin Mừng của Đức Giê-su Ki-tô mới là dấu chỉ của mọi dấu chỉ, mới đem lại cho loài người chúng ta một giải quyết tận căn: đó là không còn sự sợ hãi đối với những gì thuộc thân phận con người, vì nhưng có niềm hi vọng, vì có Tin Mừng Sự Sống, vì có Nước Trời. Chúng ta dâng hiến đời mình là vì Tin Mừng này đây và để làm chứng cho Tin Mừng này đây. Các bài đọc trích sách Ngôn Sứ Isaia, trong Mùa Vọng, đều diễn tả Niềm Hy Vọng này của từng người và của cả loài người thuộc mọi thời.

Tin Mừng được loan báo cho người nghèo. Vậy, “người nghèo” là ai? Đương nhiên là những người nghèo. Nhưng còn là những người nghèo trong tinh thần, người nghèo ở bình diện thiêng liêng, nghĩa là tự do với  “mọi sự khác”, không tuyệt đối hóa bất cứ điều gì và thần tượng hóa hay ngẫu tượng hóa bất cứ ai, nhưng chỉ đi tìm và sống cho “Đấng phải đến” mà thôi. Hiểu như vậy, chỉ có những người nghèo mới có thể đón nhận Tin Mừng mà thôi. Còn “những người giàu”, thì lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn! Những dưới ánh sáng của Tám Mối Phúc Thật (x. Mt 5, 1-12), chúng ta còn được hiểu “người nghèo” là từng người và cả loài người chúng ta, trong bản chính đích thật là “hình ảnh Thiên Chúa”.

Vậy, trước khi loan báo Tin Mừng cho người nghèo, theo khuôn mẫu của Đức Ki-tô, “Đấng đã đễn, đã đến và đang đến, và để nên dấu chỉ của Người, chúng ta hãy là “Người Nghèo” đón nhận Tin Mừng đầu tiên, mỗi ngày và suốt đời.

Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc

Kiểm tra tương tự

Tông Đồ Cầu Nguyện, 18-04-2024

     TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN, NGÀY 18/04/2024 CÙNG CHÚA GIÊ-SU BUỔI SÁNG ​Bánh Hằng …

Tông Đồ Cầu Nguyện, 17-04-2024

     TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN, NGÀY 17/04/2024 CÙNG CHÚA GIÊ-SU BUỔI SÁNG ​Bánh Hằng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *