Tiếp kiến chung ĐTC: “Tinh thần gia đình” là một hiến chương dành cho Giáo Hội

tiep kienVATICAN. “Tinh thần gia đình” là một hiến chương dành cho Giáo Hội. Hãy làm mới lại chiếc lưới bắt cá của Giáo Hội đã trở nên củ kĩ là chính gia đình. ĐTC Phan xi cô đã kêu gọi như trên trong bài giáo lý của buổi tiếp kiến chung sáng ngày 07.10.2015.

Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ĐTC, Ngài nói:

“Anh chị em thân mến

Thượng Hội đồng Giám mục đã khai diễn một vài ngày trước đây, với chủ đề “ơn gọi và sứ mạng của gia đình trong Giáo Hội và thế giới ngày nay”. Gia đình khi bước đi trong đường lối Chúa thì được đặt nền trên chứng từ của tình yêu Thiên Chúa và vì thế nó xứng đáng với sự dâng hiến mà Giáo hội có khả năng mang lại. Thượng Hội Đồng được kêu gọi để làm sáng tỏ, cho ngày nay, sự quan tâm và sự chăm sóc này của Giáo Hội. Chúng ta cùng đồng hành với hành trình của thượng hội đồng truớc hết bằng lời cầu nguyện và sự chú tâm của chúng ta. Và trong giai đoạn này các bài giáo lý về suy tư được gợi hứng bởi một vài khía cạnh của mối tương quan – chúng ta có thể nói cách mạnh mẽ là không thể chia cắt được – giữa Giáo hội và gia đình, cùng với chân trời rộng mở cho thiện ích của toàn thể cộng đồng Kitô hữu.

Một cái nhìn thận trọng đối với đời sống hằng ngày của những người nam và nữ ngày nay bày tỏ một cách khẩn cấp nhu cầu ở khắp mọi nơi cần một liều thuốc tiêm lành mạnh của tinh thần gia đình. Thực sự, hình thức của những tương quan – dân sự, kinh tế, pháp lý, nghề nghiệp, của quyền công dân – tỏ ra rất hợp lý, hình thức và có tổ chức, nhưng đồng thời cũng rất “khử nước”, khô cằn, và vô danh. Nhiều lần nó còn trở nên không thể nào chịu nổi. Dù rằng ước ao bao gồm trong những hình thức của nó, trong thực tế, hình thức của những tương quan này đã bỏ mặc trong cô đơn và thường gạt bỏ đi rất nhiều người.

Để rồi bởi vì gia đình mở ra cho toàn thể xã hội một viễn tượng nhân bản tốt đẹp hơn: vén mở cái nhìn của những người con về cuộc sống – và không chỉ là một cái nhìn, nhưng còn bao gồm tất cả những ý nghĩa khác – biểu trưng cho một cái nhìn của tương quan nhân loại được vun trồng dựa trên giao ước tự do của tình yêu. Gia đình đưa tới nhu cầu của những tương quan của trung thuỷ, chân thành, tin tưởng, hợp tác và tôn trọng; thúc đẩy để dự liệu một thế giới có thể sống được và thúc đẩy để tin tưởng vào những tương quan của lòng tin, ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn; dạy cho biết cách tôn trọng lời được trao ban, tôn trọng cá nhân con người, những sự sẻ chia trong giới hạn của cá nhân và của người khác. Và tất cả chúng ta nhận thức được sự bất khả thay thế của sự quan tâm mà gia đình dành cho những thành viên bé bỏng hơn, dễ bị đổ vỡ hơn, dễ tổn thương hơn, và ngay cả dễ bị hủy hoại nhiều hơn bởi thái độ trong đời sống của họ. Trong xã hội, ai thực hiện những cử chỉ này, người đó đã thực hiện chúng trong tinh thần gia đình, chứ không hẳn bởi vì sự thi đua hay bởi ước muốn của sự tự nhận thức.

Vậy thì, khi ý thức tất cả điều này, người ta không đặt để cho gia đình một bổn phận nặng nề – và một sự thừa nhận, một sự yểm trợ – trong việc tổ chức chính trị và kinh tế của xã hội đương thời. Tôi muốn nói thêm rằng: gia đình không chỉ không có sự thừa nhận đầy đủ, nhưng còn không tạo ra thêm sự học hỏi nữa! Đôi khi người ta có thể nói rằng, cùng với tất cả sự hiểu biết và trình độ kỹ thuật của mình, xã hội hiện đại vẫn chưa đạt đến mức độ của việc chuyển dịch những nhận thức này dưới dạng thức tốt hơn của sự chung sống dân sự. Không chỉ trong tổ chức của đời sống chung nơi người ta thường ngừng lại nhiều hơn trong một thái độ quan liêu của tất cả những gì xa lạ đối với những tương quan nhân loại nền tảng, nhưng, một cách hoàn toàn, tập quán xã hội và chính trị thường cho thấy những dấu hiệu của việc tha hoá – sự quá khích, sự thô tục, phân mảnh…, vốn ẩn náu kỹ dưới ngưỡng cửa của một sự giáo dục tối thiểu của gia đình. Trong cùng trạng huống này, những thái cực đối ngựơc nhau của trạng thái u mê này của những mối tương quan – nghĩa là sự thiển cận và chủ nghĩa gia đình phi đạo đức – sẽ đồng qui và được dung dưỡng trong thực tế. Đây thực sự là một sự nghịch lý.

Giáo Hội ngày nay, trong chính điểm cụ thể này, nhận ra ý nghĩa lịch sử của sứ mệnh của mình trong tương quan với các gia đình và trong tinh thần đích thực của gia đình: khởi đi từ một sự xem lại cẩn thận cuộc sống, vốn nhìn lại chính bản thân mình. Người ta có thể nói rằng “tinh thần gia đình” là một hiến chương dành cho Giáo Hội: như thế thì Kitô giáo phải tỏ ra theo như cách nó phải là. Và những lời này đã được viết rất rõ ràng: “như thánh Phaolô nói: Vậy anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa”.(Ep 2, 19)

Đức Giêsu, khi kêu gọi Phêrô đi theo mình, đã nói Ngài sẽ làm cho ông trở thành “kẻ chài lưới người”, và vì điều này người ta muốn những loại lưới mới. Chúng ta có thể nói rằng ngày này các gia đình là một mắt lưới quan trọng cho sứ mệnh của Phêrô và của Giáo Hội. Đây không phải như chiếc lưới để cầm tù! Ngược lại, nó giải thoát khỏi nước dơ bẩn của sự bỏ mặc và sự dửng dưng, vốn dìm chết rất nhiều người trong biển cả của cô đơn và dửng dưng. Các gia đình biết rất rõ đâu là phẩm giá của việc cảm nhận là con, chứ không phải là nô lệ, hay người dưng, hay chỉ là một con số trên tờ giấy chứng minh nhân thân.

Từ đây, từ gia đình, Đức Giêsu tái bắt đầu hành trình của mình giữa những con người nhân loại để thuyết phục họ rằng Thiên Chúa chẳng bao giờ lãng quên họ. Từ đây Phêrô đã kín múc hiệu lực cho thừa tác vụ của mình. Từ đây, Giáo Hội, vâng lời Thầy Chí Thánh, để ra khơi đánh cá trên diện rộng, chắc chắn là, nếu điều này xảy ra, mẻ cá sẽ là phép lạ. Uớc chi nhiệt huýêt của các nghị phụ thượng hội đồng, được khơi dậy bởi Chúa Thánh Thần, sẽ thúc giục sự phấn khích của một Giáo hội vốn bỏ mặc những chiếc lưới cũ kĩ và tái đặt để việc đánh bắt cá vào sự phó thác nơi Lời của Thiên Chúa của mình. Chúng ta hãy cầu nguyện liên lỉ vì điều này! Đức Kitô, dù sao, cũng đã hứa và sẽ làm cho chúng ta vui mừng: ngay cả những người cha tồi tệ cũng chẳng chối từ không cho bánh mì cho những đứa con đói khát của mình, đúng hơn Thiên Chúa sẽ ban Thần Khí cho những ai – ngay cả không hoàn hảo như đáng ra – cầu khẩn Ngài cùng với sự nài xin mãnh liệt (x.Lc 11, 9-13)”

Chuyển dịch từ Ý ngữ: Jos. Nguyễn Huy Mai

 

Kiểm tra tương tự

Đức Thánh Cha: “Một Kitô hữu không can đảm” là “một Kitô hữu vô dụng’

Trong Buổi Tiếp Kiến Chung hôm thứ Tư, 10.04.2024 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô …

Đức Thánh Cha: Dù chúng ta dù có thất bại thế nào, Chúa vẫn chờ chúng ta

Chiều thứ Năm Tuần Thánh, ngày 28/4/2024, Đức Thánh Cha đã đến chủ sự Thánh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *