Tình Yêu Đối Với Giáo Hội

Cầu nguyện với thánh Inhã (bài 7)

Đề tài: Thánh I-nhã có một tình yêu và cảm thức sâu sắc về Giáo Hội.
Ngài không khi nào làm ngơ về điểm thiếu sót của các nhà lãnh đạo Giáo Hội
nhưng còn là người con đích thực trung thành của Giáo Hội, làm việc miệt mài
để canh tân Giáo Hội trong tinh thần phúc âm.

Tiền nguyện: Lạy Chúa Giêsu, mục tử nhận lành con xin cảm tạ ngài về hông ân lớn lao Chúa đã ban Giáo Hội. Xin hãy đặt chúng con vào lòng Giáo Hội và xin gìn giữ chúng con luôn trung thành với đường lối của Giáo Hội.

Đôi Nét Về Thánh I-Nhã

Thánh Inhã và các bạn của ngài đặt mình dưới sự sai phái của Đức Thánh Cha

Trong thị kiến ở La Storta, thánh I-nhã nghe được lời này “Ego ero vobis Romae propitius” “Cha sẽ phù hộ cho chúng con ở Rôma”

Những lời này minh nhiên cho thấy chiều kích Giáo Hội trong việc phục vụ Đức Kitô vác thập giá của nhóm bạn, điều này đã được xác chuẩn và nhằm vào Giáo Hoàng Rôma, người đại diện Đức Kitô ở trần gian. Thánh I-nhã và các bạn của ngài muốn hành hương Jerusalem để phục vụ vì lợi ích các linh hồn nơi các làng mạc và thành thị mà xưa kia Chúa Kitô đã rao giảng và chịu chết. Nhưng thị kiến La Storta, Jerusalem này mang dáng dấp Rôma. Một năm sau, vào tháng 11-1538, nhóm bạn đã dâng mình cho Đức Thánh Cha và sau đó không lâu đoàn Giêsu được phê chuẩn với tư cách là một Dòng tu, có lời khấn với Thiên Chúa về việc vâng phục vị đại diện Đức Kitô, như là “nguyên tắc đầu tiên và nền tảng cơ bản nhất của Dòng”.

Cha Polanco, thư ký của thánh I-nhã, đã nói về những người bạn đầu tiên: “Tất cả họ đã xác tín rằng chính Chúa Kitô, qua vị đại diện trung gian, sẽ chỉ cho họ cách phục vụ Ngài tốt hơn.”

Phản tỉnh: Hãy xem bạn đã diễn tả mối tương quan của bạn đối với Giáo Hội như thế nào?

Trích Lời Của Thánh I-Nhã

Vào thời Giáo Hội thể chế hoạt động xa rời khuân mẫu của Tin Mừng, thánh I-nhã đã ôm ấp một tình yêu sâu nặng dành cho Mẹ Giáo Hội. Đó là Giáo Hội bị chia năm xẻ bảy, Giáo Hội đã gánh chịu tất cả sự yếu đuối của con người với những sự sự lộn xộn và rối ren của thế kỷ 16.

Thánh I-nhã đã đưa ra 18 điều hướng dẫn để giúp người ta giữ vững quân bình và có phán đoán rõ ràng. Trong một thời kỳ có nhiều thay đổi, những quy tắc hướng dẫn này nhằm thúc đẩy một cảm thức đúng đắn mà chúng ta phải có trong Giáo Hội chiến đấu, sau đây là một số quy tắc mà thánh I-nhã đã nêu lên:

Quy tắc 1: Gạt bỏ mọi phán đoán riêng, ta phải giữ tâm hồn quy hướng và sẵn sàng vâng phục Bạn Thật của Chúa Kitô, Chúa chúng ta, là Giáo Hội Phẫm Trật, Mẹ Thánh chúng ta. (Linh Thao, số 353).

Quy tắc 9: ca ngợi mọi giới luật của Giáo Hội, sẵn sàng tìm lý lẽ để bênh vực và không bao giờ công kích. (Linh thao, số 361).

Quy tắc 10: Chúng ta phải sẵn sàng công nhận và ca ngợi các quyết định, các mệnh lệnh cũng như cách cư xử của các Bề Trên. Vì dẫu có khi có thể các ngài ăn ở không xứng đáng, hoặc trước đã có như vậy, nhưng công kích các ngài hoặc trong khi giảng hoặc khi nói chuyện trước mặt người bình dân, có thể gây bàn tán và gương xấu hơn là làm ích; và như vậy quần chúng có thể bất bình với các Bề Trên phần đời hay phần đạo.

Vậy nếu như nói xấu các Bề Trên vắng mặt trước những người bình dân là điều có hại, thì việc nói những hành vi xấu ấy với chính những người có thể sửa chữa, lại là điều có lợi.. (Linh Thao số 362).

Quy tắc 18: Dẫu việc phụng sự Thiên Chúa, Chúa chúng ta, vì yêu mến, phải được qúy trọng hơn hết, nhưng cũng phải ca ngợi sự kính sợ quyền uy Chúa. Vì việc kính sợ Thiên Chúa như con thảo là việc tốt và rất thánh, nhưng ngay cả sự kính sợ như tôi tớ, khi không thể làm cách tốt hơn và có ích hơn, cũng giúp nhiều cho ta ra khỏi tội trọng; và một khi ra khỏi tội trọng, dễ tiến tới lòng kính sợ như con thảo, là điều đẹp lòng Thiên Chúa, Chúa chúng ta, vì điều ấy cũng chỉ là một với lòng mến Chúa. (Linh Thao, số 370).

Suy Gẫm

Thời nay cũng như thời thánh I-nhã, mặc dù còn đó những con người trong Giáo Hội có những bất toàn, nhưng sứ mạng của Giáo Hội vẫn là cứu vớt những con người yếu đuối, là những người con của Giáo Hội. Giáo Hội tiếp tục trở nên ánh sáng cho muôn dân, là sứ giả của sự thật và là dấu chỉ của niềm hy vọng và sự hiệp nhất.

Nhà thần học Karl Rahner, S.J. đã có lẫn cố gắng diễn tả điều mà nếu như thánh I-nhã muốn với các bạn của ngài về Giáo Hội hôm nay, cha Rahner đã nói:

Tôi yêu mến Giáo Hội như là hiện thực của Tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại này. Trong sự kết hiệp nhiệm mầu giữa Thiên Chúa và Giáo Hội, Giáo Hội tự thân là con đường đưa tôi đến với Thiên Chúa và là tiêu điểm trong mối tương quan khôn tả của tôi đối với mầu nhiệm vĩnh cửu này.

Trong Giáo Hội không có điều nào nói rằng giữa các thành phần trong Giáo Hội luôn luôn hòa hợp mà không có sự bất đồng nào. Thật vậy, có những xung đột và trào lưu trong Giáo Hội nhưng Giáo Hội vẫn là điểm nối kết thiết thực với sự tốt lành và thánh ý của Thiên Chúa.

***

Giáo Hội cần đến tình yêu và lòng trung thành của chúng ta. Khi nhìn lại lịch sử tội lỗi của Giáo Hội. Henri de Lubac, S.J., người con thiêng liêng của thánh I-nhã đã đặt vấn đề “tôi phải hiểu và đón nhận Giáo Hội này như thế nào?” câu trả lời của ông là “Giáo Hội là mẹ của tôi.”

  • Theo kinh nghiệm riêng của bạn, bạn có thấy Giáo Hội mắc lỗi lầm không? Nếu vậy thì sao?
  • Bạn cảm thấy như thế nào về câu trả lời của De Lubac? Bạn có thể yếu Giáo Hội như yêu Mẹ mình không?

Ngẫm nghĩ mỗi câu sau:

  • Làm thế nào để Giáo Hội không ngừng trở nên ánh sáng cho muôn dân?
  • Giáo Hội là dấu chỉ của niềm hy vọng và sự hiệp nhất như thế nào?
  • Bằng cách nào mà Giáo Hội trở nên người đầy tớ phục vụ cho những nhu cầu về thể lý, tri thức và tâm lý của con người?
  • Bức tranh lý tưởng về Giáo Hội lý tưởng của bạn là gì? Bạn phải có trách nhiệm nào để hiện thực hóa Giáo Hội lý tưởng đó?
  • Bạn hãy cân nhắc xem bạn sẽ nói gì về kinh nghiệm của bạn về Giáo Hội với người hoàn toàn xa lạ và không biết gì về Giáo Hội? Đâu là điều bạn muốn nhấn mạnh về Giáo Hội?
  • Bạn hãy soạn lời nguyện của mình cầu cho Giáo Hội về ơn chữa lành mà bạn muốn trong mối tương quan của bạn với Giáo Hội và cho những cuộc canh tân mà Giáo Hội cần tiến hành.

Lời Chúa : (Mt 16, 13-19)

13 Khi Đức Giê-su đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai? “14 Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ.”15 Đức Giê-su lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? “16 Ông Si-môn Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống.”17 Đức Giê-su nói với ông: “Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.19 Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.”

Kết nguyện: Lạy Thiên Chúa yêu thương, đấng ban phát mọi ơn lành, nhờ quyền năng của Chúa phục sinh, ban cho Giáo Hội Chúa sức mạnh để vượt qua những thử thách bên trong và bên ngoài Giáo Hội, trong tinh thần kiên trì và yêu mến, khó khăn và gian khổ. Tuy Giáo Hội vẫn còn những khoảng tối nhưng xin cho Hội Thánh Chúa mặc khải cách trung thành mầu nhiệm của Thiên Chúa trong thế giới này cho tới khi Giáo Hội được tỏ hiện trong ánh sáng viên mãn.

Kiểm tra tương tự

Chống lại chủ nghĩa đắc thắng và tinh thần thế tục – Kỳ 2: “Những nhân vật chính” của cuộc chiến

Nhìn bề ngoài, chủ nghĩa đắc thắng có vẻ giống như mọi cơn cám dỗ …

Chúa có là Sự Sống, là Con Đường và là Sự Thật của đời bạn không ?

Chính Thầy là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (Ga 14,1-12) Chúa …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *