Tội nhân có thể trở thành thánh nhân không?

[Taken in Paris (France) - 04Jul08] During three days, the biggest french tattoo convention, the Tattoo Art Fest, took place, for the second time ever, in the Parc Floral. 6000 people attended the event, which gathered around 100 tattoo artists, 9 shops, and had a show with performances and concerts all night long between Saturday and Sunday. See all the photos of this convention, chronologically put, in this set : 04-06Jul08 - Tattoo Art Fest [Event]

Có nhiều câu hỏi được đặt ra khi người ta nghĩ về các vị thánh. Các vị thánh có bao giờ phạm tội không? Phải chăng họ vốn có danh thơm tiếng tốt ngay từ khi có mặt trên cõi đời này? Phải chăng họ đã hoàn hảo trong mọi sự?

Trong suy nghĩ của nhiều người Kitô hữu, các vị thánh xuất hiện như là những mẫu gương hoàn hảo, không tì vết để mọi người noi theo. Khi đọc hạnh các thánh, người ta dễ lầm tưởng muốn trở nên một vị thánh thì cần phải trong sạch, không hề có một lỗi phạm nào.

Thậm chí, có một giai thoại kể rằng, có một vị thánh đã không uống sữa như bao trẻ em khác để giữ chay vào mỗi thứ sáu hằng tuần.

Điều này có thật không? Phải chăng tất cả các thánh khi sinh ra đều không có tội và sống một đời hoàn thiện hợp với thánh ý của Thiên Chúa?

 Thực sự, hầu hết những con người thánh thiện mà mọi người tôn kính trong Giáo hội Công giáo đều là những tội nhân, ngoại trừ Đức Maria và thánh Gioan Tẩy giả. Vậy nếu là những tội nhân, tại sao họ lại được phong thánh?

Một người được phong thánh, cần trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Một vài quy luật sơ lược trong việc phong thánh sẽ giúp giải đáp cho những thắc mắc trên. Những quy luật này không được áp dụng cho những ai thuộc Giáo hội Chính Thống Đông Phương vì có những quy tắc riêng.

Trước hết, giám mục đương nhiệm trong địa phận và những người có cùng quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của mình, theo yêu cầu của các tín hữu hoặc của các nhóm hợp pháp, điều tra về đời sống, các nhân đức, sự hy sinh và danh thơm tiếng tốt của người được phong thánh. 

Trách nhiệm của giám mục địa phương là điều tra đời sống của người này. Tiến trình này hết sức nghiêm ngặt, không bao giờ được xem nhẹ.

Công việc đầu tiên là điều tra văn từ của người đó, xem coi có sai lạc thần học hay không. Nếu các bài viết đã xem xét không trái ngược với đức tin và luân lý, giám mục nên chọn những người có khả năng để xem xét những văn từ khác của người đó như: thư từ, nhật ký,…

Những người thực hiện cuộc điều tra để phong thánh sẽ viết một bản báo cáo về những gì họ đã điều tra.

Sau khi đã kiểm tra và xác nhận người này không viết bất cứ điều gì trái ngược với đức tin và luân lý, bước tiếp theo là phỏng vấn những người liên quan đến người được đề nghị phong thánh.

Trong suốt quá trình trên, việc thu thập tiểu sử và ghi nhận các nhân đức tốt lành của vị thánh được tiến hành song song.

Thánh Gioan Phaolô II đã nói, trong mọi thời, Thiên Chúa chọn những người theo bước Đức Kitô, làm chứng cho nước Trời bằng giá máu của họ hay nhờ kiên trì thực hành nhân đức.

Việc thực hành các nhân đức ở đây gồm các nhân đức đối thần: tin, cậy và mến, cũng như các nhân đức trụ: khôn ngoan, công bình, can đảm và tiết độ, cùng các nhân đức khác.

Để có một đời sống đức hạnh, có dễ dàng không? Điều này không dễ dàng chút nào. Giáo lý hội thánh giải thích, các nhân đức đạt được nhờ kiên trì tập luyện và nhờ ân sủng Thiên Chúa thanh luyện, nâng cao các đức tính mà người đó có được qua giáo dục, qua các hành vi chủ ý. (Số 1804, 1810)

“Kiên trì” là điều quan trọng khi thực hành các nhân đức. Sự kiên trì giúp các vị thánh vượt qua những khuynh hướng và những cám dỗ xấu. Điều này không miễn nhiễm với tội lỗi và nhiều vị thánh phải đấu tranh nhiều năm để có thể khống chế những đam mê xấu nơi họ.

Các vị thánh thì không hoàn hảo. Họ từng phạm tội lỗi như bao người. Điều làm cho họ trở nên thánh là họ đã không nản chí khi thất bại. Cùng với ơn sủng của Thiên Chúa, những con người thánh thiện này đã đứng dậy, vượt qua sự nhơ nhuốc và tiến về phía trước. Đó là lý do tại sao họ trở nên mẫu gương cho người khác.

Có ai đó đã nói rằng: “Không phải bao nhiêu lần bạn vấp ngã, nhưng là bao nhiêu lần bạn đã đứng dậy”.

Chuyển ngữ: Đức Thiện SJ.

Nguồn: http://aleteia.org

 

 

Kiểm tra tương tự

Đức Thánh Cha: “Một Kitô hữu không can đảm” là “một Kitô hữu vô dụng’

Trong Buổi Tiếp Kiến Chung hôm thứ Tư, 10.04.2024 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô …

Đức Thánh Cha: Dù chúng ta dù có thất bại thế nào, Chúa vẫn chờ chúng ta

Chiều thứ Năm Tuần Thánh, ngày 28/4/2024, Đức Thánh Cha đã đến chủ sự Thánh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *