Tóm lược tin Giáo Hội tuần qua (26.10.14-31.10.14)

dtphuĐỨC THƯỢNG PHỤ TWAL KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÀO THÁNH ĐỊA

JERUSALEM. Tại Công nghị Hồng Y hôm 20.10, Đức Thượng Phụ Fouad Twal của Giáo Hội Công Giáo la tinh ở Jerusalem kêu gọi các giáo phận trên thế giới đầu tư vào Thánh Địa để góp phần giảm bớt tình trạng các tín hữu Kitô xuất cư khỏi Thánh Địa. Theo Đức Thượng Phụ, một hoặc nhiều giáo phận có thể mua một căn nhà ở Palestine mà không gặp khó khăn, và có thể tạo cơ hội để các gia đình Công Giáo trẻ ở lại. Biện pháp này cũng có thể tránh cho các tài sản mà những tín hữu Kitô muốn sang nhượng khỏi rơi vào thay những người Hồi giáo hoặc Israel. Đức Thượng Phụ cũng cho biết vấn đề là để xây một căn nhà mới thì cần phải xin phép chính quyền Israel chiếm đóng các lãnh thổ đó và rất khó xin được phép này. Khi mua một căn nhà đã có sẵn rồi thì tránh được chướng ngại đó.

vênzuelaGIÁO HỘI VENEZUELA KÊU GỌI ĐỐI THOẠI

CARACAS. Đức Cha Diego Padrón Sanchez, TGM giáo phận Cumaná, Chủ tịch HĐGM Venezuela, kêu gọi chính phủ và phe đối lập tại nước này hãy đối thoại với nhau để đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Tuyên bố với giới báo chí tại Madrid, Tây Ban Nha, hôm 24.10 vừa qua, Đức TGM Padrón Sanchez cũng tái khẳng định sự dấn thân của Giáo Hội Công Giáo tại Venezuela để cổ võ sự đối thoại cần thiết giữa chính phủ và phe đối lập. Đức TGM cho biết tình trạng xung đột ngày nay tại Venezuela có căn cội nơi cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế. “Chính phủ nước này không còn khả năng để đáp ứng những cam kết quốc tế và càng không đáp ứng được các nhu cầu của dân chúng”. Trong bối cảnh trên đây, những người nghèo bị tổn thương nhiều nhất, và tạo nên một bầu không khí bất mãn chung nơi dân chúng.

BOKO HARAM90 NGÀN TÍN HỮU CÔNG GIẢO TỊ NẠN VÌ BOKO HARAM

ABUJA. Cho đến nay đã có ít nhất 90 ngàn tín hữu Công Giáo đã phải rời bỏ bang Bomo ở miền đông bắc Nigeria để tránh nạn khủng bố của các lực lượng Boko Haram. Báo “This Day” số ra ngày 27.10 vừa qua tại Nigeria loan tin trên đây, trích thuật phát ngôn viên của giáo phận Maiduguri. Trong số những người tị nạn cũng có 20 LM. Ngoài ra có 20 cộng đoàn giáo xứ Công Giáo bị cướp phá. Theo ước lượng mới nhất của cơ quan cứu trợ Nema của Nigeria, đã có 677 ngàn người Nigeria rời bỏ làng mạc của họ ở miền đông bắc nước này vì nạn Boko Haram. Theo các quan sát viên, con số người tị nạn có thể cao hơn nhiều. Bang Bomo là nơi nhóm Boko Haram được thảnh lập hồi năm 2002, và ữong những năm qua bị thương tổn nhiều nhất vì bạo lực.

TUONG BIEN DUC 16ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CÁM ƠN SỰ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỨC BIỂN ĐỨC 16

VATICAN. Hôm 27.10, tại trụ sở Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa học ở nội thành Vatican, nhân dịp khánh thành bức tượng bán thân bằng đồng của Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 tại đây, ĐTC Phanxicô nhiệt liệt ca ngợi và cám ơn sự đóng góp của ĐGH Biển Đức 16 cho thần học và khoa học, qua các giáo huấn, tấm gương và hoạt động của Người. Hiện diện tại buổi lễ có các HY, GM, LM và cũng như các thành viên Hàn lâm viện Tòa Thánh. ĐTC nói: “Pho tượng bán thân này của Đức Biển Đức 16 gợi lại trước mắt mọi người con người và khuôn mặt của ĐGH Ratzinger yêu quí. Tượng cũng gợi lại tinh thần của Người: tinh thần các giáo huấn, tấm gương, công trình, lòng tận tụy của Người đối với Giáo Hội, và cuộc sống “đan tu” của Người hiện nay.”

ĐTC GẶP 200 ĐẠI DIỆN CÁC PHONG TRÀO BÌNH DÂN XÃ HỘI

VATICAN. Hôm 28.10, ĐTC Phanxicô đã gặp gỡ các tham dự viên cuộc hội thảo của 200 đại diện các phong trào bình dân xã hội, do Hội đồng Tòa Thánh Công lý và hòa bình triệu tập và với sự cộng tác của Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội này. ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đông Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, nói mục đích cuộc Hội thảo là kiến tạo một mạng thế giới các phong trào bình dân xã hội, cổ võ sự cộng tác giữa các phong trào này và với các Giáo Hội địa phương. Về phần ĐTC, ngài gọi cuộc gặp gỡ của các phong trào này là một dấu chỉ: họ đến để đặt trước mặt Chúa, Giáo Hội, và dân chúng một thực tại nhiều khi bị im lặng không biết tới, đó là người nghèo không những chịu đau khổ vì bất công nhưng cũng là những người chiến đấu chống lại bất công.

KHÔNG CÓ ĐỒI THOẠI VỚI NHÓM BOKO HARAM

ABUJA. Hôm 28.10 vừa qua, linh mục Patrick Tor Alumyuku, Giám đốc văn phòng thông tin thuộc tổng giáo phận Abuja, thủ đô Nigeria, cho biết không có cuộc thương thuyết thực sự với tổ chức khủng bố Hồi giáo Boko Haram tại nước này. Lực lượng khủng bố Boko Haram từ lâu gieo chết chóc và kinh hoàng cho dân chúng ở miền bắc Nigeria, nhân danh chủ trương thiết lập một quốc gia Hồi giáo và chống lại ảnh hưởng của Tây Phương. Trong những tuần vừa qua, chính phủ Nigeria loan báo có thể có cuộc đình chiến với Boko Haram và một thỏa hiệp đã đạt được về việc trả tự do cho hàng trăm nữ sinh bị lực lượng khủng bố này bắt cóc. Tuy nhiên, cho đến nay các vụ bắt cóc vẫn tiếp diễn cùng với các vụ đụng độ. Nguyên nhân là vì những kẻ nói mình là đại diện của Boko Haram, thực ra chỉ là những tên lường gạt, tìm cách moi tiền của chính phủ.

LẦN ĐẦU TIÊN TỪ 125 NĂM ĐỨC GIÁO HOÀNG TIẾP CÁC GIÁM MỤC CÔNG GIÁO CŨ

VATICAN. Hôm 30.10, trong buổi tiếp kiến dành cho Phái đoàn của Hội đồng quốc tế các GM Giáo Hội Công Giáo cũ, quen gọi là Liên minh Utrecht, ĐTC Phanxicô kêu gọi đào sâu quan hệ đại kết và sự cộng tác giữa các tín hữu Công Giáo và Công Giáo cũ để đáp ứng tình trạng khủng hoảng tinh thần trong xã hội ngày nay. Giáo Hội Côn Giáo cũ qui tụ những tín hữu ly khai khỏi Giáo Hội Công Giáo sau Công đồng chung Vatican I hồi năm 1870 vì không chấp nhận tín điều ĐGH được ơn bất khả ngộ khi tuyên tín. Tổng số tín hữu Công Giáo cũ trên thế giới vào khoảng 115 ngàn người, theo thống kê năm ngoái. Giáo Hội Công Giáo và Công Giáo cũ bắt đầu đối thoại thần học từ 48 năm nay (1966) và đây là lần đầu tiên kể từ 125 năm nay, ĐGH tiếp kiến một đoàn GM thuộc các Giáo Hội này.

 NGHI VIEN AU CHAUCHỦ TỊCH NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU: ĐGH LÀ ĐIỂM THAM CHIẾU

ROMA. Chủ tịch Nghị viện Châu Âu, ông Martin Schulz người Đức tuyên bố rằng đối với ông, Đức Giáo Hoàng là điều tham chiếu trong một thời đại có nhiều người ngỡ ngàng mất hướng đi. Hôm 30.10 vừa qua, ông Schulz đã được ĐTC tiếp kiến và nói chuyện gần 40 phút đồng hồ, tiếp đến ông gặp ĐHY Quốc vụ khanh Pietro Parolin. Ông Schulz cho biết đã trình bày cho ĐTC về Nghị viện Âu châu với 750 đại biểu thuộc các thành phần, xu hướng và ý kiến khác nhau. Và theo ông, hiện nay Đức Giáo Hoàng không những là điểm tham chiếu cho các tín hữu Công Giáo nhưng cả cho nhiều người khác vốn đang ngỡ ngàng mất định hướng trong một thế giới có quá nhiều biến chuyển mau chóng, và nhiều khi đi theo những chiều hướng có nhiều rủi ro.

Tổng hợp và biên tập: Jos. Nguyễn Tiến Khải, SJ.

Kiểm tra tương tự

Đức Thánh Cha: “Một Kitô hữu không can đảm” là “một Kitô hữu vô dụng’

Trong Buổi Tiếp Kiến Chung hôm thứ Tư, 10.04.2024 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô …

Đức Thánh Cha: Dù chúng ta dù có thất bại thế nào, Chúa vẫn chờ chúng ta

Chiều thứ Năm Tuần Thánh, ngày 28/4/2024, Đức Thánh Cha đã đến chủ sự Thánh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *