Tổng quan về nhận định

Tác giả: Joseph A. Tetlow, SJ.

Con người bị lay động bởi rất nhiều tác động phức hợp, cả trong những điều thường làm cho đến những quyết định lớn lao. Điều gì thúc đẩy một thiếu nữ trở thành một bác sĩ hay một nam thanh niên trở thành một kỹ sư? Nhiều yếu tố góp phần nên, chẳng hạn như: sự thành công, lòng vị tha hay đam mê. Hoặc điều gì khiến cho một người phụ nữ hút thuốc lá nhiều năm trời thì nay lại bỏ thuốc, hay một người đàn ông béo phì giảm cân? Một lần nữa, có nhiều yếu tố góp nên, như: vì sợ chết, mong muốn sức khỏe, sự quan tâm lo lắng của gia đình. Nhưng tất cả những điều đó tương tác theo một kiểu chuyển động để rồi cuối cùng khiến cho người ta phải hành động. Thánh I-Nhã đã học cách suy nghĩ về sự phức hợp của những tác động đó; những hình ảnh, ý nghĩ, vui thích, sợ hãi như là “các trạng thái của tinh thần.”

Chúng ta có thể gọi tên tất cả những trạng thái tinh thần đó. Đó là tinh thần học đường, ở nơi mà tất cả mọi người cùng cổ vũ cho một đội bóng. Đó là nỗi sợ, vốn có thể khiến cho một thành phố hoàn toàn bị suy yếu; và là niềm vui, vốn có thể khiến cho một quốc gia trỗi dậy. Nhưng các trạng thái của tinh thần không thuần tuý mang tính thế tục. Một lòng sùng mến bồi hồi tràn ngập quảng trường Thánh Phê-rô khi một vị thánh được tấn phong. Một lời cầu nguyện thiêng liêng khiến người ta đi tĩnh tâm. Các Ki-tô hữu dưới thời chuyên chế vô thần được thúc đẩy để luôn sống trung tín.

An ủi và Sầu khổ

Thánh I-Nhã đã lưu ý rằng phức hợp của các tác động và những năng lượng này tồn tại dưới hai hình thức vốn được ngài xác định là an ủi và sầu khổ. Ngài đã khám phá ra rằng cả an ủi và sầu khổ đều có thể đưa bạn đến gần Chúa hoặc kéo bạn rời khỏi Chúa. Ngài lưu ý rằng thỉnh thoảng an ủi đến từ thần lành và đôi khi đến từ thần dữ, và ngài cũng lưu ý tương tự như vậy đối với sầu khổ.

Linh đạo I-Nhã áp dụng điều này để nhận định các quyết định quan trọng cũng như kinh nghiệm hằng ngày. Một cách rõ ràng, chuyển động của trạng thái của tinh thần liên quan tới một nhóm các giá trị phức hợp, như là: an ủi – sầu khổ, thần lành – thần dữ, đến gần Chúa – rời xa Chúa …

Cách thế các Thần hoạt động

Một số khuôn mẫu cơ bản dễ dàng nắm bắt. Ví dụ, bạn có thể dự đoán được rằng, thần lành thường đưa đến tình yêu, niềm vui, hay bình an… và những điều tương tự; thần dữ có đặc tính là đưa đến sự hoang mang, ngờ vực, ghê sợ, …và những điều tương tự. Một khuôn mẫu khác: khi bạn sống trong tội trọng, thần lành sẽ viếng thăm bạn giúp bạn hoán cải với sự sầu khổ, thần dữ thì sẽ giữ bạn lại đó để bạn tiếp tục phạm tội. Một khuôn mẫu khác đối nghịch với khuôn mẫu trên là: khi bạn toàn tâm phục vụ Thiên Chúa, các thần sẽ thay đổi vai trò. Thần dữ bao phủ ngày sống của bạn với sự sầu khổ để đưa bạn rời xa Thiên Chúa, trong khi đó thần lành thì lấp đầy ngày sống của bạn với niềm tin và tình yêu của Thiên Chúa. Cuối cùng khuôn mẫu dễ dàng nắm bắt là: thần nào hoạt động trong ánh sáng và công khai là thần lành, trong khi đó thần nào che giấu trong bí mật và giả dối là thần dữ.

Làm gì với cảm xúc

Một số bài thực hành cơ bản cũng dễ dàng hiểu được. Khi bạn thực hiện một quyết định đúng để phục vụ Thiên Chúa tốt hơn và sau đó bạn rơi vào trạng thái sầu khổ, bạn đừng thay đổi quyết định đó; đó là thử thách mà thần lành đang hoạt động nơi bạn. Khi bạn cảm thấy tồi tệ, bạn hãy cố gắng để cầu nguyện nhiều hơn và gia tăng giúp đỡ người khác nhiều hơn nữa. Khi bạn được an ủi với tình yêu của Thiên Chúa trên hết mọi sự mà lại không có một dấu chỉ hay hoạt động nào đi trước, bạn có thể tin tưởng đó là thần lành (đặc biệt hơn nếu đi kèm với nước mắt). Nhưng khi bạn đang suy niệm hay cầu nguyện và dần dần đi tới sự an ủi hay sầu khổ, hãy suy xét những chuyển động đó. Chúng có thể đến từ một trong hai thần loại mà ta đã biết.

Có nhiều điều để bàn về nhận định theo I-Nhã, và cũng không hề đơn giản hơn. Tuy nhiên, đó không chỉ đơn thuần là huấn luyện con người. “Giờ đây thay vì thần khí của thế gian thì chúng ta đã được lãnh nhận Thần Khí xuất phát từ Thiên Chúa, để nhận biết những ân huệ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta (1 Cr 2, 12). Những môn đệ chân chính trân quý ân ban này và thực hành cách tốt lành. 

Chuyển ngữ: Hoài Thương
      Hiệu đính: Bình An
      Nguồn: ignatianspirituality.com

Kiểm tra tương tự

Khoá học: “Giáo huấn giáo hội về mục vụ hôn nhân và gia đình”

Bạn thân mến! Từ công đồng Vatican II, Giáo Hội mở ra cuộc canh tân …

Ước ao được sống đời đời | Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật 28 Thường Niên – Năm B

Hạnh phúc là niềm khao khát tự nhiên và chính đáng của mỗi con người. …

Một bình luận

  1. Nguyễn khắc nhất

    Thật tuyệt!xin cảm ơn tác giả của bài viết này!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *