Trở nên nhà lãnh đạo Chúa muốn (chương 7): Hướng dẫn học cá nhân và tập thể (tiếp theo 3)

Ba việc giúp thiết lập các giai đoạn hướng đến thành công trong vai trò lãnh đạo sứ vụ: một khởi đầu tốt đẹp, chuẩn bị trước, hoạch định.

Xây dựng cộng đồng

  1. Nếu bạn đón nhận thì nhiệm vụ trong đời sống thực tế của bạn là cùng nhau làm việc để thể hiện sự tán thành cách này hay cách khác (chẳng hạn khen ngợi thư ký, tán thành người chủ trì cuộc họp). Hãy thảo luận về những yếu tố như: ai, khi nào, cách nào, v.v. Khi thảo luận xong hãy lượng giá qui trình bằng cách dùng mô hình POLE mà Eims đã gợi ý.
  2. Hãy thảo luận khái niệm “thành công” trong sứ vụ. Khi lượng giá thành công của sứ vụ thì bạn để ý đến những điều gì?

Câu hỏi khám phá

  1. Tại sao hoạch định cho một khởi đầu tốt lại quan trọng đối với sứ vụ? Một khởi đầu tốt có những đặc tính gì?
  2. Nhà lãnh đạo nên làm gì nếu họ khởi đầu chưa đúng?
  3. Eims đã kể về câu chuyện của vua Sa-un, bạn đã bao giờ lẫn tránh vai trò lãnh đạo bằng cách lẫn trốn “trong đóng hành lý” như Sa-un chưa?
  4. Eims cũng chia sẻ là sau khi được chọn làm lãnh đạo thì “đừng” vội vàng trong việc thực hiện nhiều thay đổi. Nếu bạn dấn thân vào lãnh đạo một sứ vụ đang có nhiều xáo trộn thì làm cách nào bạn quyết định khi nào nên kiên nhẫn, khi nào nên hành động?
  5. Bạn được đánh động điều gì nhất trong câu chuyện của Nơ-khe-mi-a?
  6. Đã có khi nào bạn đánh mất một cơ hội vì bạn đã chuẩn bị chưa tốt? Trái lại, đã có lúc nào bạn tận dụng được một cơ hội vì bạn đã chuẩn bị tốt?
  7. Trong mô hình bốn bước POLE thì bạn có thế mạnh ở bước nào nhất? Bạn yếu nhất ở bước nào? Hãy mô tả khi bạn thể hiện thế mạnh và điểm yếu đó.
  8. Khi tìm kiếm nhân sự cốt cán để cộng tác trong sứ vụ thì bạn tìm kiếm theo tiêu chí gì?
  9. Làm cách nào bạn có thể đánh giá một người có đủ năng lực hay không trước khi giao nhiệm vụ quan trọng cho họ?
  10. Nếu bạn nhận thấy không có sự phát triển theo chiều hướng trở nên giống Đức Kitô trong những con người mà bạn đang phụ trách thì điều đó có nghĩa gì? Bạn có thể làm gì?

Gợi ý cầu nguyện

Hãy tạ ơn Chúa đã ban cho bạn cơ hội phục vụ ngang qua vai trò lãnh đạo. Hãy cầu xin Ngài giúp bạn hoạch định và đo lường thành công theo tiêu chuẩn của Chúa. Hãy dành những giây phút lắng động để cầu nguyện cho những nhu cầu cụ thể cho vai trò lãnh đạo của bạn.

Những hoạt động khác

  1. Hãy học hỏi lời cầu nguyện của Thánh Phaolô và cách Ngài cầu nguyện cho những ai Ngài đang dẫn dắt. Hãy cầu nguyện cho những người đang chung sức trong sứ vụ của bạn và tìm kiếm những phương cách cụ thể để khích lệ họ trở nên giống Đức Kitô hơn.
  2. Trong dự án lãnh đạo tiếp theo, hãy áp dụng mô hình POLE và ghi lại xem bạn đã thực hiện từng bước ra sao và kết quả thế nào. Chia sẻ điều đó với nhóm học của bạn.

Bài tập

  1. Đọc và học chương 8 và làm bài tập của chương
  2. Hãy xem xét bạn đang cảm thấy thế nào trước khối lượng công việc so với lượng thời gian bạn có. Những sách công giáo hay xã hội hay ý tưởng nào ảnh hưởng đến bạn trong việc nhìn nhận này?

Kiểm tra tương tự

8 vị thánh bảo trợ vĩ đại cho 8 sở thích phổ biến

Có một sở thích là cách tuyệt vời để thoát khỏi những căng thẳng trong …

Chuyên đề: “Nuôi dưỡng và thể hiện sự tự tin”

  Bạn thân mến! Sự tự tin là một trong những phẩm chất cần thiết …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *