Truyền Hình Giáo Dục Đắc Lộ Trước 1975

TRUYỀN  HÌNH GIÁO DỤC ĐẮC  LỘ  TRƯỚC 1975[1]

Vì hoàn cảnh chiến tranh và một phần lớn là do “Tâm lý chiến”, làn sóng Truyền hình đã du nhập vào Sài-gòn giữa thập niên 1960. Năm 1966-1967, điểm phát sóng đầu tiên phát xuất từ máy bay Mỹ, phủ sóng TP Sài-gòn, từ PhanThiết đến Cần Thơ. Rồi cơ sở phát sóng được xây dựng từ 1970 đến 1975 nhưng nội dung ít đề cập đến lãnh vực giáo dục. Trong bối cảnh đó, đã ra đời :

TRUYỀN  HÌNH GIÁO DỤC ĐẮC  LỘ

Bước đầu : Vào năm 1968-1969, các linh mục Dòng Tên được Chính phủ đương thời đề nghị mở một trường Đại học công giáo để tiếp nối công tác giáo dục của các trường Tiểu học và Trung học công giáo đã có từ nhiều năm, song chưa hề có cấp Đại học. Các linh mục liền nghiên cứu tình hình dân chúng, mức sống cùng trình độ kiến thức của quần chúng thì thấy rõ là số người mù chữ và thất học còn rất đông. Do đó mở Đại học không phải là một nhu cầu cấp bách bậc nhất trong thời điểm này. Giáo dục ưu tiên phải dành cho người dân nghèo đang sa đọa  trong bùn lầy của dốt nát. Chỉ có giáo dục qua làn sóng điện tử mới đến được các vùng nông thôn hẻo lánh, vùng núi khắc khổ và xa xôi. Từ nhận định này, Dòng Tên đã khép lại dự kiến Đại học để mở một trung tâm chuyên nghiên cứu và phát sóng truyền thông những kiến thức cơ bản giúp sự phát triển và thăng tiến những người nghèo đói, không có công ăn việc làm, bệnh hoạn… vì thất học.

Người có sáng kiến trong lĩnh vực này là cha Desautels. Trong các cha thì cũng có những người có kinh nghiệm về giáo dục truyền hình, quan trọng nhất là cha Sesto Quercetti, cha người Ý, rất thông minh. Cha học tiếng Việt ở Giáo Hoàng Học Viện. Khi cha đến Đắc Lộ làm việc thì đã nói được tiếng Việt rất giỏi. Tôi[2] lấy một ví dụ: Cha lấy tên Việt Nam là Hoàng Văn Lục, Lục là Sáu, Sesto là sáu. Tôi khá thân với cha, vì lúc đó muốn mở trường giáo dục truyền hình thì phải có người được đào tạo chứ không phải tự nhiên mà làm được. Các cha Dòng Tên lúc đó kêu gọi sơ bề trên của dòng tôi là Dòng Đức Bà cho người cộng tác với các cha. Làm sao mà cộng tác khi chưa được đào tạo?

Và để thực hiện dự kiến trên, không những cần có hệ thống  trang thiết bị kỹ thuật để lên chương trình phát sóng mà còn cần có đội ngũ sản xuất chuyên môn từ kỹ sư điện tử đến biên tập, đạo diễn, kỹ năng dàn dựng, âm nhạc, diễn xuất, kịch nghệ v.v. Ở đâu tìm ra những tay nghề này ?

Vì hội Dòng chúng tôi chuyên lo giáo dục, các linh mục Dòng Tên ngỏ lời kêu mời cộng tác vào ngành Giáo dục truyền hình. Để đáp lời yêu cầu đó, tôi được chị Phụ trách Tỉnh dòng Việt Nam đề nghị đi Anh quốc theo học một khóa huấn luyện của cơ quan CETO thuộc Anh quốc (Center for educational television overseas) là một trung tâm đào tạo những nhà giáo dục truyền hình nắm được nghệ thuật và kỹ thuật chuyên môn cần thiết cho ngành sư phạm mới mẻ này. Đặc biệt là về công tác đạo diễn.

Lúc đó tôi đang ở Pháp. Muốn học truyền hình phải giỏi tiếng Anh, mà lúc đó tôi không biết tiếng Anh (biết rất ít). Vì vậy tôi phải sang Anh ba tháng, học để thi bằng “lower certificate of cambridge”. Đây là cấp thấp nhất (tú tài), sau đó mới đến cấp cử nhân. Học xong khóa này thì tôi học khóa về giáo dục truyền hình. Chính cha Desautels giới thiệu cho tôi học chương trình này. Tôi học khá lắm vì biết tiếng Pháp, Latinh, Anh  và có kinh nghiệm giáo dục nữa. Muốn vô cái trung tâm này thì phải có thâm niên đi dạy, có kinh nghiệm giáo dục chứ không dễ mà vào được.

Ngày đầu tiên họ không dạy học nhưng dẫn đi coi các trang thiết bị, rồi họ giới thiệu các nhà hàng thuộc từng quốc gia, … chương trình giáo dục rất thực tế. Sau khoá học, tôi được đi tham quan để học thêm về Giáo dục truyền hình ở vài nước tiền phong về ngành này như : Nhật Bản, Chi Lợi, Mỹ  như đã trình bày ở trên …  để tiếp thu những gì có thể hữu ích cho bối cảnh xã hội Việt nam.

Về nước năm 1972, tôi được mời làm phó giám đốc trung tâm truyền hình Đắc Lộ, tọa lạc tại đường Yên Đổ, bây giờ là đường Lý Chính Thắng. Giám đốc là linh mục Sesto Quercetti[3]. Cùng cộng tác với ngài có một đội ngũ chuyên môn gồm các tu sĩ Dòng Tên người Iphanho, Pháp, Canada và một số đồng nghiệp Việt Nam. Chúng tôi cùng nhau lên kế hoạch chương trình đáp ứng nhu cầu của đại đa số quần chúng ở nông thôn cũng như thành thị, tại đồng bằng cũng như vùng núi. Công tác này đòi hỏi điều tra, nghiên cứu, học hỏi, tiếp thu từ mọi giới, mọi cảnh ngộ. Rồi lần lượt, sau nhiều mày mò cố gắng, những loạt chương trình sau đây đã ra mắt với khán thính giả :

Loạt “BÓNG MÁT GIA ĐÌNH ” triển khai phương pháp giáo dục gia đình.

Loạt “SỨC KHOẺ LÀ VÀNG ” nhắm giáo dục vệ sinh , y tế, bảo vệ sự sống, kế hoạch hóa sinh sản, phòng bệnh, chữa bệnh kể cả những bệnh phức tạp như lao phổi, phung cùi …

Loạt “THỰC PHẨM VÀ CHÚNG TA” phương pháp dinh dưỡng để bảo vệ sức khoẻ cho từng lứa tuổi, đặc biệt cho giới bình dân.

Loạt  “HỒN NƯỚC ” trình bày lịch sử và địa lý đất nước Việt Nam.

Loạt “SƠN CA” hướng về giáo dục thiếu nhi.

Loạt “EM YÊU KHOA HỌC” nhắm đến giải thích vật lý cho thiếu niên.

Kiểm tra tương tự

Phỏng vấn linh mục Đỗ Quang Chính về cuốn sách Lịch sử chữ Quốc ngữ

Tính đến nay, chữ Quốc ngữ đã có một lịch sử hình thành và phát …

Hồi sinh

  Cụ Tổ của chúng tôi đã tắt thở cách đây trên 300 năm rồi, …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *