Việt Nam – Quốc hiệu và Cương vực qua các thời đại

LỜI TỰA

Khi soạn thảo tập sách nhỏ này với nhan đề Việt Nam Quốc Hiệu và Cương Vực qua các thời đại ngoài các bộ Chính sử, tôi mạn phép sử dụng tư liệu đã công bố của các nhà sử học lớn như Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh, Phan Khoang, Phan Huy Lê, Lê Thành Khôi, Bửu Cầm, v.v…

Đây là dề tài cần nhiều bản đồ hay sơ đồ minh họa, đặc biệt khi nói về cương vực. Tôi chỉ vẽ thêm những sơ đồ thiết yếu mà các sử gia trên chưa vẽ, -hoặc có sửa chữa đôi ba địa danh không thích hợp với tình thế hiện đại. Đường biên giới trong các sơ đồ hầu hết là phỏng định, đôi khi dùng đường biên giới ‘lịch sử” ngày nay cốt để dễ nhận định vị trí. Xin độc giả coi đây là những sơ đồ chỉ mang tính hưóng dẫn đại khái, nhất là đối với những sơ đồ vẽ theo tỷ lệ quá nhỏ.

Cũng xin độc giả thông cảm cho: trong tập này chúng tôi không đề cập đến các mặt lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội hay văn hóa dẫu có liên quan gần xa tới vấn đề Quốc Hiệu và Cương Vực. Tuy nhiên tất cả các họ cầm quyền, các vua chúa trị vì, các chế độ chính trị, từ thời Hồng Bàng đến nay, đều được ghi chép theo diễn biến thời gian.

Dân số là vấn đề cực kỳ nan giải trong quá trình phát triển của dân tộc ta. Chúng tôi đã dựa vào những thống kê được lập chủ yếu từ đầu thế kỷ XX rồi ngược dòng lịch sử để phỏng tính rất đại khái ở mỗi thời điểm về trước.

Nay xin trình bày với quý học giả và độc giả tập sách nhò này. Chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Tôi thành thật cám ơn quý vị sẽ chỉ bảo cho những gì còn sai sót hay cần bổ sung.

TP.HCM, mùa thu năm 1999

NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU

 

CHỮ VIẾT TẮT

Đại Nam thực lục

ĐNTL

Khâm Định Việt sử

KĐVS

Việt Nam Sử lược

VNSL

Lịch sử Việt Nam 1

LSVN

Đào Duy Anh

ĐDA

Bửu Cầm

BC

Lê Thành Khôi

LTK

Trần Trọng Kim

TTK

 

NỘI DUNG CỦA SÁCH

Quốc hiệu và cương vực nước ta, qua các thời đại, đã thay đổi khá nhiều. Quốc hiệu và cương vực lại không đồng thời thay đổi, cũng không nhất thiết thay đổi theo các triều đại hay phân kỳ lịch sử nào. Để tiện việc trình bày, xin tạm chia ra bốn thời kỳ lớn:

THỜI KỲ DỰNG NƯỚC

Tục truyền: Lộc Tục là cháu bốn đời vua Thần Nông, là con vua Đế Minh và một nàng tiên ở núi Ngũ Lĩnh. Lộc Tục được phong làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương lấy quốc hiệu là Xích Quỷ.

Thời kỳ dựng nước cũng là thời kỳ huyền sử và sơ sử của các quốc hiệu Văn Lang và Âu Lạc (dài 2671 năm).

THỜI KỲ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP

Kể từ khi Triệu Đà thôn tính nước Âu Lạc (-206) tới khi Ngô Quyền thắng trận Bạch Đằng (938) đem lại nền

tự chủ cho xứ sở, dài 1088 năm. (Nhà Tiền Lý đặt quốc hiệu là Vạn Xuân được 68 năm).

THỜI KỲ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ

Từ chiến thắng Bạch Đằng đến năm 1802 dài 864 năm với các quốc hiệu Đại Cồ Việt, Đại Việt. (Quốc hiệu Đại Ngu của nhà Hồ chỉ tồn tại bảy năm, 1400-1407).

THỜI KỲ THỐNG NHẤT LÃNH THỔ

Với quốc hiệu Việt Nam từ 1802 đến nay. (Từ 1838, còn gọi là Đại Nam hay Đại Việt Nam).

–      Từ 1945: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

–      Từ 1976: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

(Nội dung chi tiết từng thời kỳ xin xem các bài viết sau)

Kiểm tra tương tự

Chống lại chủ nghĩa đắc thắng và tinh thần thế tục – Kỳ 2: “Những nhân vật chính” của cuộc chiến

Nhìn bề ngoài, chủ nghĩa đắc thắng có vẻ giống như mọi cơn cám dỗ …

Chúa có là Sự Sống, là Con Đường và là Sự Thật của đời bạn không ?

Chính Thầy là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (Ga 14,1-12) Chúa …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *