Án tử hình khác với phá thai và làm chết êm dịu như thế nào?

 

Tại sao bạn lại khước từ nền luân lý đạo Công giáo? Đó là câu hỏi đặt ra. Bây giờ chúng ta cùng gặp Doug từ Michigan, đang nghe trên kênh 990 AM. Doug.

Tại sao bạn khước từ nền luân lý của đạo Công giáo?

Đầu tiên tôi xin cám ơn về cuộc gọi, không hẳn là tôi từ chối nền luân lý ấy, nhưng tôi muốn hỏi làm thế nào Giáo hội có thể giải thích án tử hình? Dường như chúng ta rất mạnh miệng khi nói đến tự tử hay phá thai, nhưng tôi thấy thiếu một cuộc luận bàn nói về cách chúng ta nhìn nhận án tử hình theo hướng tự nhiên, hay giáo huấn mang tính luân lý chuẩn mực liên quan đến án tử hình.

Chắc chắn rồi, điều tôi có thể nói là khi người ta ấn tượng về một Giáo hội “không mạnh mẽ” khi thể hiện quan điểm về án tử hình. Tôi muốn nói rằng vì án tử hình vốn không sai trái xét về bản chất. Tự nó không phải là một điều gì đó sai trái, như việc phá thai và tự tử. Sẽ luôn luôn sai khi trực tiếp giết một đứa bé đang lớn lên từng ngày trong dạ mẹ.

Luôn luôn sai khi trực tiếp giết một người đang hấp hối chỉ vì họ sắp chết. Hiện nay, chúng ta được phép dừng cung cấp các kiểu hỗ trợ duy trì sự sống nếu một người đang cận kề cái chết và các hỗ trợ kia đã không còn giúp họ. Nhưng bạn không thể đơn giản tiêm cho ai đó một liều thuốc độc và kết thúc cuộc sống của họ chỉ vì họ đang đau đớn, hoặc bạn không thể trực tiếp giết một đứa bé ở trong dạ mẹ. Bạn không thể trực tiếp giết một người vô tội theo cách đó.

Tuy nhiên, xét về bản chất, không thực sự sai trái khi nhà nước dùng quyền hạn của mình để bảo vệ xã hội bằng cách kết thúc cuộc đời của một người phạm tội nghiêm trọng như giết người. Vì vậy, Giáo hội đã ủng hộ án tử hình trong quá khứ và Giáo lý cũng đưa ra các trường hợp có thể để chấp nhận án tử hình trong thời nay.

Mặc dù Giáo lý và những người như Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II đưa ra các phán đoán thận trọng về việc tránh dùng đến án tử hình. Án tử hình không sai xét về bản chất và có một số nhà thần học khác đã đưa ra các trường hợp điển hình rằng án tử hình xét về mặt luân lý có thể được Giáo hội dùng và nên phổ biến. Một quyển sách hay bàn về vấn đề này có tên “By Man Shall His Blood Be Shed: A Catholic Defense of Capital Punishment” được viết bởi Edward Feser và Joseph Bessette.

Thế nên, nếu bạn muốn biết cách giải quyết tuyệt vời vấn đề này theo quan điểm đó, “By Man Shall His Blood Be Shed” của nhà xuất bản Ignatius Press, và hai tác giả của quyển sách là Feser và Bessette. Tôi nghĩ rằng bạn sẽ thấy nó rất hữu ích. Xin cảm ơn rất nhiều về cuộc gọi này.

Chuyển ngữ: Nguyễn My-https://www.facebook.com/mynguyen123

Hiệu đính: Minh Vương-https://www.facebook.com/josminhvuong

Phụ đề: Minh Anh-https://www.facebook.com/SnowFoxSD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kiểm tra tương tự

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam giới thiệu về Trung tâm Linh đạo I Nhã

Trong phiên họp sáng 16/04/2024 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN), Đức Cha Giuse Đỗ …

Chuyên đề: “Nuôi dưỡng và thể hiện sự tự tin”

  Bạn thân mến! Sự tự tin là một trong những phẩm chất cần thiết …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *