Chiêm niệm để được tình yêu và Sinh thái học

CHIÊM NIỆM ĐỂ ĐƯỢC TÌNH YÊU VÀ SINH THÁI HỌC[1]

José Alejandro Aguilar, SJ

Programa Suyusama, Colombia

 

Chiêm niệm cần đạt đến để đi vào Linh thao

Để xác định vị trí của bài Chiêm niệm để được Tình yêu (CNĐĐTY) trong Linh thao, chúng ta nên ý thức về điều chúng ta gọi là sự chuyển động (movement) trong Linh thao. Một chuyển động (motion) giả thiết một sự trình bày đặc biệt, trong đó sự chuyển động này diễn ra; chuyển động này có khởi đầu, có điểm giữa và có kết thúc. Chuyển động của an ủi hay của sầu khổ là một chuyển động diễn ra bên trong chúng ta, có khởi đầu, đi đến điểm giữa và kết thúc. Nó giống như một cuộc hành trình.

Trong những mô tả khác nhau mà thánh I-nhã dùng để nói về chuyển động này thì từ ngữ tóm gọn cho sự an ủi là tình yêu (love). Đối với I-nhã, tình yêu là một chuyển động đưa chúng ta ra khỏi chính mình, ra khỏi lòng yêu mình. Chuyển động quy chiếu về tình yêu đòi hỏi toàn bộ hữu thể. Đó chính là hãy để cho tình yêu vượt lên trên chủ nghĩa duy kỷ (egotism), lên trên sự quyến luyến mê loạn, để cho mình có thể yêu trong tất cả mọi sự và trong công trình tạo dựng.

Đối với thánh I-nhã, chuyển động có tầm quan trọng, không chỉ vì nó có sức lôi cuốn, mà còn vì trong mức độ nó là hành động của Thiên Chúa, nên nó chỉ ra điều có thể trở nên chân lý của đời tôi.Green-Forest-Wallpaper-green-20036604-1280-1024

Trong sứ mạng, chúng ta tìm thấy tính khách quan của chuyển động và tìm thấy điều phân biệt giữa chuyển động với xúc động (emotion). Khi chúng ta quan tâm đến nhu cầu của người khác và của công trình tạo dựng hơn là đến những thèm muốn của riêng mình, chúng ta sẽ vượt lên trên sự thỏa mãn và đặt mình vào sứ mạng. Trong mức độ mà hành động của Thiên Chúa – đấng tạo hóa – và cuộc đời cứu thế của Đức Kitô là một lời mời gọi dành cho tôi, thì những điều này trở thành một câu hỏi về chính cuộc đời tôi.

Đó là ơn ban mà chúng ta tìm kiếm trong chiều hướng của điều đem lại ý nghĩa cho sự hiện hữu của chúng ta, góp phần xây dựng những nẻo đường hòa giải mọi tranh chấp, vượt qua mọi bất bình đẳng và bất công, để con tim chúng ta đong đầy tình yêu Thiên Chúa – cách duy nhất giúp chúng ta đương đầu với sự trống rỗng thẳm sâu ẩn sau sự thèm thuồng tiền bạc, quyền lực và lạc thú. Sự xáo trộn về ý nghĩa ngày nay được diễn tả một cách bi đát trong cái chết, trong sự nghèo nàn của hàng triệu sinh linh, cũng như trong sự hư hoại các di sản thiên nhiên của chúng ta. 

Khi chúng ta nhận ra Thiên Chúa ban cho chúng ta ý chí tự do, lúc ấy chúng ta có thể làm điều chúng ta chọn[2]. Nếu chúng ta không chịu nghe thông điệp này, thì những lựa chọn của chúng ta dành cho hòa bình, công bình, cho môi trường, dù cho có cao thượng đến mấy đi nữa cũng sẽ tiếp tục kéo dài, bao lâu mà những lý do đưa chúng ta đến với những lựa chọn đó, hoặc đến sự xúc động của chúng ta, vẫn còn tồn tại.

Đối với thánh I-nhã, mối tương quan với Thiên Chúa có hai chiều: đấng tạo hóa hành động trong thụ tạo và thụ tạo hành động trong đấng tạo hóa. Suốt từ những bước đầu của mặc khải, Thiên Chúa tỏ ra như một người chịu ảnh hưởng bởi con người. Thiên Chúa vui mừng, giận dữ, hối tiếc, bị ảnh hưởng bởi chúng ta yêu hay không yêu Ngài; yêu hay không yêu người khác, những người bị gạt ra bên lề, cũng như  yêu hay không yêu công trình tạo dựng.

Mục đích của CNĐĐTY, ý nghĩa của những từ và những ghi chú

Chiêm niệm có thể được coi như vừa là một bản tóm lược Linh thao, vừa là một phương cách đưa sức sống vào Linh thao.

Chiêm niệm: Trong bản văn của CNĐĐTY, chúng ta thấy một hình thức chiêm niệm, một phần tương ứng với sự chiêm niệm, và một phần phần tương ứng với sự trung gian.

Để được: Khi một người xin một ơn quan trọng, thánh I-nhã khuyên nên làm ba cuộc tâm sự: một cuộc tâm sự với Đức Mẹ, một cuộc tâm sự với Chúa Con, và một cuộc tâm sự với Chúa Cha. “Cuộc tâm sự thứ nhất với Đức Mẹ, để Người xin cùng Con, cũng là Chúa của Người cho tôi được ba điều…”; để đạt được tình yêu thì cần tất cả các đấng cầu bầu và cần đến nhiều ân sủng.

Tình yêu: Là từ mà thánh I-nhã ít khi sử dụng để đặt tựa đề cho bài trắc nghiệm trong Linh thao. Từ này xuất hiện trong những ghi chú, nói về tình yêu của Thiên Chúa dành cho thụ tạo và tình yêu của thụ tạo dành cho Đấng Tạo hóa.[3] Từ này cũng nói về tình yêu trong những quy tắc nhận định, như là đặc tính nền tảng của ơn an ủi[4]. Trong các quy tắc nhận định, nơi mà những nguyên nhân của sầu khổ được xác định, trong giải thích cuối cùng, từ này mô tả bằng cách nào mà “để cho ta một sự hiểu biết và nhận thức đích thực đến nỗi ta cảm thấy cách sâu xa rằng không phải tự ta làm phát sinh hay duy trì được lòng sốt mến vô ngần”. Thêm vào những quy tắc nhận định để nói về tình yêu, từ này cũng nói về những sự chuyển động của linh hồn, nhờ Thiên Chúa “lôi cuốn trọn vẹn linh hồn vào trong tình yêu[5].

Tầm quan trọng của vấn đề này được củng cố thêm dựa vào hai ghi chú của CNĐĐTY. Trước khi nói về cách thức để được tình yêu, thánh I-nhã nói: “Trước hết, nên nhận xét hai điều[6].  Chúng ta phải lưu ý đến hai điều:

Thứ nhất: tình yêu phải được đặt ở trong hành động hơn là trong lời nói.

Thánh I-nhã đã không nói: tình yêu nên được đặt trong hành động chứ không phải trong lời nói. Ngài nói tình yêu nên được đặt trong hành động hơn là trong lời nói. Hơn không có nghĩa là chỉ. Điều đó không có ý nói rằng chúng ta không cần lời nói để nuôi dưỡng tình yêu của chúng ta đối với Chúa, với tha nhân, và với công trình tạo dựng. Nó có nghĩa rằng những hành động liên đới của chúng ta dành cho người nghèo, đặc biệt là người dễ bị tổn thương nhất, phải chiếm vị trí quan trọng hơn, bao gồm những hành vi chăm sóc và phục hồi công trình tạo dựng.

Ghi chú thứ hai nói rằng “tình yêu cốt ở sự trao đổi giữa hai bên”. Không có tình yêu nếu không có sự hỗ tương. I-nhã yêu cầu một sự hỗ tương có tính thông giao. Những mối thông giao ở mọi cấp độ: của người được yêu trong tương quan với người yêu, và của người yêu trong tương quan với người được yêu.

Đối với thánh I-nhã, không có tình yêu nếu không có sự thông giao. Ngay cả trong trường hợp rõ ràng có sự bất bình đẳng thì nếu một người có ít điều để thông giao nên người ấy không thông giao gì cả thì đây không phải là tình yêu; đây có thể là sự trợ giúp có tính xã hội, hay một điều gì khác. Đó là ý nghĩa sâu xa của sự tham dự và của dân chủ, những điều đã bị ngăn chặn bởi chủ nghĩa độc đoán, bởi các chế độ dân chủ cục bộ (partial democracies), và ‘chủ nghĩa trợ giúp’ (assistencialismo). Chế độ dân chủ mang tính tham gia phải thúc đẩy mọi khả năng của con người, theo một cách thức làm sao để mọi người hoàn toàn có thể diễn tả tình yêu trong việc chăm sóc tha nhân và chăm sóc công trình tạo dựng.

Các tiền nguyện của CNĐĐTY

Tiền nguyện thứ nhất[7]Đặt khung cảnh.  Nếu lần đặt khung cảnh đầu tiên của Linh thao là nhìn xem tôi như xa lìa Chúa, thì việc đặt khung cảnh lần này đưa tôi đến một khung cảnh ngược lại, khi thời gian viên mãn: “xem thấy tôi đang ở trước nhan Thiên Chúa, Chúa chúng ta thế nào, và trước các thiên thần và các thánh”.

Mặc cho bao nhiêu giới hạn, chúng ta có thể cảm thấy rằng trong Chúa Kitô, chúng ta đã và đang “được tình yêu chạm đến”, và cảm thấy rằng trong Chúa Kitô, chúng ta không thiếu gì cả, hay trong Chúa Kitô, hy vọng của chúng ta đã thành hiện thực. Ý nghĩa của tiền nguyện thứ nhất đã được thánh I-nhã chuyển hóa thành ơn xin trong tiền nguyện thứ hai.

Trong tiền nguyện thứ hai, thánh I-nhã đưa ra ơn xin của bài CNĐĐTY: “hiểu biết thâm sâu về biết bao ơn lành đã nhận: để khi nhận biết những ơn lành đó cách trọn vẹn, tôi có thể yêu mến và phụng sự Chúa chí tôn trong mọi sự”[8]. Hiểu biết này cũng là một kinh nghiệm, đào sâu đến mức có được hiểu biết của con tim. Với tôi, điều này nói lên một mức độ, trong đó, tôi cảm nhận và nghiệm thấy tôi được yêu như thế nào, cũng như tôi muốn yêu và có thể yêu ra sao. Thế nên không có chuyện giải thích tình yêu chỉ như là cảm xúc. Yêu thương và phục vụ phải đi kèm với nhau, và yêu trong mọi sự, bao gồm cả những nạn nhân của bất công và cả công trình tạo dựng đang bị thương tổn.

candle

Việc xây dựng một xã hội mới phải làm sao cho người ta có khả năng nhìn ra gương mặt thật của Thiên Chúa. “Yêu mến và phụng sự Chúa trong mọi sự” nghĩa là làm cho những gương mặt của Thiên Chúa từ những trung gian văn hóa, kinh tế, môi trường, chính trị và xã hội thành những gương mặt của sự thiện, sự sống, sự công bình, sự tử tế, sự tha thứ và sự hòa giải.

Chấp nhận những lối sống khác nhau, dựa trên những giá trị nền tảng có tính văn hóa, môi trường và công bình xã hội[9], đòi hỏi một sự nghiêm ngặt tri thức hơn là những mô tả chi tiết những thách đố và khó khăn. Chúng ta đang bị đòi phải thấm nhuần những giá trị này, chuyển hóa và tái tạo chúng một cách kiên trì.

Điểm thứ nhất

Điểm thứ nhất là “nhớ lại trong trí những ơn lành đã nhận”. Thánh I-nhã đề nghị một trật tự: “những ơn lành đã nhận: ơn tạo dựng, ơn cứu chuộc, và các ơn riêng…”[10].

Các ơn riêng, cùng với những phẩm chất mà Chúa ban cho chúng ta, bao gồm ơn thánh hóa hay quà tặng là chính Chúa Thánh Thần. Các ơn tạo dựng, ơn cứu chuộc, và các ơn ban riêng đã lãnh nhận, ngang qua việc kinh nghiệm về một tình thương được nhận lãnh, “cân nhắc với lòng cảm mến thiết tha”, khiến cho khả năng được chuyển động của tôi đặt tôi vào trong các năng động đồng sáng tạo, đồng cứu chuộc và đồng thánh hóa.

Trong CNĐĐTY, thánh I-nhã ao ước rằng với việc nhận ra mình là những thụ tạo được cứu chuộc và được thánh hóa, chúng ta có thể nhận biết điều Chúa Cha đã làm, điều Chúa Con đã dạy, và điều Thiên Chúa muốn thực hiện qua Chúa Thánh Thần, đó là “trao ban chính mình cho chúng ta”.

Thánh I-nhã nhận thấy sự khác biệt giữa việc dâng hiến và trao tặng; ở đây có một sự tiến triển. Có sự khác nhau giữa việc cho một cái gì đó với việc cho đi chính mình hay việc bỏ mình. Đây là chỗ đặc biệt của lời cầu nguyện “Lạy Chúa, xin hãy lấy và hãy nhận…” Đó là sự đáp trả của con người trước những ơn ban của Thiên Chúa, và ơn ban ấy là chính Thiên Chúa. Trong ý nghĩa của sự hỗ tương, việc đáp trả này không chỉ dâng hiến điều tôi có, mà còn dâng hiến chính mình.

Chúng ta không thể nào trao ban sự sống của chúng ta cho Thiên Chúa theo cách mà Ngài trao ban chính Ngài cho chúng ta. Thông thường, điều này bắt nguồn từ việc chúng ta không nhận biết hay không thể nhận biết điều Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, đó là Ngài ban cho chúng ta sự sống, cũng như đã ban sự sống cho người khác và cho cả công trình tạo dựng; chính vì lẽ đó, chúng ta không có tự do và can đảm để nỗ lực đáp lại hành động trao ban của Thiên Chúa qua việc trao ban cuộc sống của chúng ta để kiến tạo các mối quan hệ hòa hợp với Thiên Chúa, với người khác và với công trình tạo dựng.

Mỗi một điểm của CNĐĐTY được viết ra và được sắp xếp nhằm đáp lại tình yêu xét như sự thông giao. Đó chính là việc nhận ra nền tảng của sự hỗ tương trong việc trao tặng và trong quà tặng. CNĐĐTY không thể bị giản lược vào việc chiêm niệm sự đẹp đẽ của thiên nhiên. Bài thao luyện này – điều làm nên một phần kinh nghiệm thiêng liêng – phải giúp chúng ta cảm kích về ơn tạo dựng, đưa chúng ta vào công trình cứu chuộc và công trình thánh hóa, bao gồm việc hòa giải với người khác và với công trình tạo dựng.

Điểm thứ hai

Nhớ lại trong trí tất cả những ơn đã lãnh nhận cho phép chúng ta “nhìn xem Thiên Chúa ngự trong các thụ tạo như thế nào, trong các nguyên tố bằng cách ban cho thực thể.”

Nhìn chung, CNĐĐTY có thể được dùng ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, ở nơi những vùng xa xôi, nơi ngoại ô, hay nơi vùng biên giới, bởi vì đây là việc nhìn sự vật dưới nhãn quan cứu chuộc.

facebook_photo_download_121782291213190Việc giản lược CNĐĐTY vào việc nhìn thấy Thiên Chúa chỉ trong những điều công chính và đẹp đẽ, hay chỉ trong sự đau khổ của công trình tạo dựng khiến chúng ta mất khả năng thấy, chuẩn bị và làm cho sự vật trở nên đẹp đẽ và công chính. Do đó, cũng thật quan trọng khi thực hành CNĐĐTY trong các hoàn cảnh không hề có sự đẹp đẽ, ở nơi có bất công, nghèo đói và tình trạng suy thoái môi trường, để giúp chính chúng ta khám phá ra vẻ đẹp ở nơi mà chúng ta tưởng là không có gì, và trên hết, để đáp lại lời mời gọi đóng góp vào sự công bình và sự đẹp đẽ.[11]

Tuy nhiên, việc Thiên Chúa ở trong thế giới và Ngài là nguyên lý của sinh thái (ecology) – sinh thái ở đây hiểu là “nhà” theo nghĩa sâu xa nhất của nó – không có nghĩa là Thiên Chúa phải bị lẫn lộn với trái đất.

Điểm thứ ba

Các học giả cho rằng điểm thứ ba là điểm gây tranh cãi nhiều nhất. Điểm này nói rằng: “suy xét xem Thiên Chúa đã làm việc và lao tác như thế nào”.

Trong thuật ngữ I-nhã, từ làm việc luôn có liên hệ đến một sự đau khổ nhất định. Thánh I-nhã mời chúng ta chiêm ngắm hành động của Thiên Chúa trong mọi nhiệm vụ trần thế của chúng ta, nơi mọi việc đều đặn hay còn dang dở và đang được làm. Với thánh I-nhã, Thiên Chúa là một người thợ. Sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới là sự hiện diện đầy lao nhọc.

Trước khi sự liên đới của chúng ta với những nạn nhân của bất công và với công trình tạo dựng đã suy thoái có thể mang lại hiệu quả, chúng ta cần thực hiện một nỗ lực to lớn để thiết kế và tổ chức những xã hội khác nhau. Và nỗ lực này đòi hỏi rằng một phân tích mang tính chuẩn đoán thì hàm chứa một sự làm việc quên mình, một sự đau khổ, và cả những đau khổ đến từ việc thiếu thông cảm hay đến từ sự ngược đãi do chúng ta đã chọn lấy lối sống này.

Một trong những nguy hiểm chúng ta phải xét đến đó là chúng ta đang đối mặt với vô vàn thách đố, những thách đố của công bình xã hội và môi trường, hay khi chúng ta vờ như không biết đến những thách đố này, thì điều này giống như chúng ta đã biến linh đạo thành chỗ trú ẩn. Nhưng nếu Thiên Chúa làm việc, nếu Thiên Chúa đau khổ, thì việc trốn chạy này không phải là trốn chạy khỏi thế giới nhưng là trốn chạy khỏi Thiên Chúa. Trong thực tế, khi muốn thoát ly khỏi thế giới là lúc chúng ta tách mình ra khỏi Thiên Chúa, hoặc tạo ra một Thiên Chúa, là sự phóng chiếu về sự giằng co của chúng ta, về chủ nghĩa hoài nghi của chúng ta, và sâu xa là về sự thờ ơ lãnh đạm của chúng ta. Đó là sự hẹp hòi của con tim, một con tim không còn có thể liên đới với nỗi đau khổ của thế giới, hay đó là những người không còn quan tâm đến nỗi đau của người khác, cũng như không quan tâm gì đến những vết thương của một thế giới tan vỡ.

Điểm thứ tư

Cái nhìn mà Teihard de Chardin đã có về thế giới, một thế giới đến từ Thiên Chúa và trở về với Thiên Chúa chắc chắn được đặc nét hóa nhờ vào CNĐĐTY. Bài chiêm niệm này xem ân sủng của Thiên Chúa giống như ánh sáng chiếu đến chúng ta qua mọi thời, hoặc xem việc Thiên Chúa trao bao chính mình cho con người như là nguồn phát sinh mọi dòng nước.facebook_photo_download_115801585144594

Kết luận: Chiêm niệm diễn ra trong hoạt động phục hồi

Việc chiêm niệm có thể diễn ra trong hoạt động, qua đó, tôi nhận thấy chính Thiên Chúa hoạt động và làm việc trong thế giới, và tôi muốn trở thành người cộng tác với Ngài.

Kiểu hoạt động này chỉ có thể diễn ra khi ta sống trong chiêm niệm. Và chiêm niệm thực sự thì diễn ra trong hoạt động. Trước tiên, đó chính là trong hoạt động của Thiên Chúa nơi thế giới. Cộng tác với Thiên Chúa nghĩa là tìm Ngài nơi Ngài muốn được tìm thấy.

Yêu mến Thiên Chúa trong mọi sự và mọi sự trong Thiên Chúa.” Đối với thánh I-nhã, không có tình yêu nào đối với Thiên Chúa mà lại không là tình yêu đối với mọi sự. Chỉ có một tuyệt đối trong thế giới: không có thế giới nào mà không có Thiên Chúa. Tình yêu dành cho mọi sự chỉ thực sự là tình yêu khi nó ở trong Thiên Chúa. Đây chính là việc kết hợp hai con đường: con đường đi từ mọi sự đến Thiên Chúa, và con đường đi xuống Thiên Chúa từ mọi sự.

Trong cái nhìn của Tổng hội 35 của Dòng Tên, mối quan hệ trực tiếp giữa Thiên Chúa với con người như một chuyển động, như một lời mời gọi thiết lập các mối quan hệ hài hòa với Đấng Tạo hóa, với người khác, đặc biệt với những người dễ bị thương tổn nhất và với công trình tạo dựng, nơi mà việc quan tâm đến người khác và đến sự bảo tồn là những điều quan trọng nhất.

(Nguyên bản tiếng Tây Ban Nha

Jamse Stapleton chuyển sang Anh ngữ)

CrossHeartLogo1

(Philipphê Trần Thanh Minh, S.J, chuyển ngữ từ tài liệu “Contemplation to attain love and ecology trích trong tạp chí Promotio Iustitiae, n0111, 2013/2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


[1] Bài báo này cũng có thể đặt tiêu đề “Những cuộc hội thoại với bản văn của Ulpiana Vásquez: Chiêm niệm để được tình yêu (được xuất bản ở Bồ Đào Nha do nhà xuất bản Edições Loyola, Sao Paulo, năm 2005), như chìa khóa cho sinh thái học và môi trường. Tôi ấn tượng bởi sự rõ ràng và bề sâu kiến thức mà Ulpiano đã đưa ra về linh đạo I-nhã, và khả năng của tác giả khi chia sẻ điều này.
[2] x. Gioan 15,16
[3] Linh thao, số 15
[4] Linh thao, số 316
[5] Linh thao, số 330
[6] Linh thao, số 230 và 231
[7] Linh thao, số 232
[8] Linh thao, số 233
[9] x. Chúng ta đang sống trong một thế giới bị tan vỡ. Những suy tư về sinh thái học (We live in a Broken World. Reflections on Ecology), Promotio Iustitiae 70,1999,17.
[10] Linh thao, số 234
[11] X. Chữa lành một thế giới bị tan vỡ (Healing a broken world), Promotio Iustitiae 106, 2011,  số 7.

Kiểm tra tương tự

Bức tượng cổ: giai thoại và tên gọi

Trong nhà thờ Neumünster ở thành phố Würzburg thuộc miền Bavaria, Nam Đức, có một …

Suy tư TM Chúa nhật Lễ Lá: Tôn thờ một Thiên Chúa chịu đau khổ

Nhiều bạn ngoài Công giáo cảm thấy sốc khi bước vào một nhà thờ, cũng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *