Dâng hiến sáng tạo (8)

TỰ NHIÊN VÀ ÂN SỦNG

Định nghĩa sức khỏe tâm thần

Trước tiên, cần thiết phải hiểu ý nghĩa của thuật ngữ tâm bệnh, như được sử dụng trong khoa tâm lý trị liệu. Việc nghiên cứu sức khoẻ tâm thần trước tiên nhằm tìm kiếm các phương thế phòng ngừa tâm bệnh và phát triển những tình trạng tâm lý tốt đẹp. Như tình trạng tinh thần, sức khỏe tâm thần nói lên một sự quân bình nội tại, đem đến cho ta cảm thức thoải mái nơi chính mình và cho phép ta duy trì những tương quan xã hội tốt đẹp. Những phương thế duy trì sức khỏe tâm thần trong khuôn khổ đời sống tu trì được xây dựng trên sự hiểu biết các nguyên tắc thiết yếu về sức khỏe tâm thần và các tương quan liên vị, theo những đòi hỏi của đời sống cộng đồng.

Theo kinh nghiệm của các bề trên, cố vấn và linh hướng, và từ những nghiên cứu khoa học khá tỉ mỉ, người ta thấy rằng các tu sĩ gặp phải rất nhiều vấn đề tâm lý. Những vấn đề này làm ngăn chặn sự tăng trưởng thiêng liêng của họ, và hình như thuốc men cũng không thể chữa trị được và cả những sự chăm sóc tận tụy cũng không làm thuyên giảm. Nhiều khi ảnh hưởng xa xôi của các yếu tố tâm lý có thể vượt quá sự nhận định của chúng ta và có thể bị bỏ qua hay giải thích sai lầm. Không nên bỏ qua một khía cạnh hay nguyên tắc về tác phong nhân linh nào, khi giải quyết vấn đề hạnh phúc của con người toàn diện. Vì các khía cạnh tâm lý khó đụng chạm hơn và ăn sâu nơi nhân cách, nên ta cũng khó nhận ra các triệu chứng tâm bệnh hơn là các triệu chứng bệnh lý thể xác.

Cần hiểu biết những phương thế làm giảm bớt căng thẳng tâm não không lành mạnh. Điều đó giả thiết là phải truy tầm những căn nguyên đưa đến các cơ chế tâm não* lệch lạc.

Suy nhược thần kinh (nervous breakdown/ dépression nerveuse)

Thành ngữ “suy nhược thần kinh” thường bị lạm dụng quá nhiều. Người ta dùng nó để nói về một khủng hoảng cảm xúc hay một sự giao động tâm thần. Chắc chắn tình trạng “suy nhược thần kinh” không làm phương hại đến các tế bào thần kinh nhưng chỉ ảnh hưởng đến các chức năng động lực* của con người. Thường thì thần kinh hệ vẫn còn nguyên vẹn. Khi người ta đề cập đến “suy nhược thần kinh” thì thực sự người ta chỉ muốn nói đến một sự giao động trong đời sống tâm cảm và một sự hỗn loạn trong khả năng tự quyết của con người. Thần kinh có thể cũng có liên hệ phần nào nhưng lúc đó nó là hậu quả hơn là nguyên nhân của các giao động xúc cảm. Một sự suy nhược thần kinh đích thực làm cho cơ thể mất đi sự liên hợp giữa các bắp thịt như trong trường hợp tê bại. Thuật ngữ “suy nhược thần kinh” diễn tả một sự xáo trộn tâm lý, một sự nhiễu loạn có tính cách năng động. Để hiểu ý nghĩa của tâm bệnh và cách thế phòng ngừa, cần phải biết “đời sống năng động” có nghĩa gì. Sức khỏe tâm thần đặc biệt liên hệ với các chức năng được hội nhập của động lực nhân linh*.

Vấn đề phức tạp của tâm bệnh

Nhiều tu sĩ tưởng rằng chỉ cần cầu nguyện, đền tội và lãnh nhận các bí tích thì đủ để giải quyết mọi vấn đề tâm lý. Thực ra các phương tiện đó giúp ích rất nhiều, nhưng nghĩ rằng: cầu nguyện, đền tội và nhiệm tích sẽ giải quyết mọi vấn đề tâm lý, thì cũng nông nổi như cho rằng các phương tiện ấy sẽ chữa trị mọi chứng bệnh thể lý. Chúng ta không thể mong chờ sự can thiệp trực tiếp của Thiên Chúa, mà không nhờ đến bác sĩ để chữa các bệnh sưng phổi, lao phổi, đau tim hay đau răng v.v… Chúng ta có thể xin Chúa cho được khỏe mạnh hơn, hay xin Chúa giúp chúng ta chịu đựng các sự đau khổ thể xác, nhưng cũng cần phải dùng các phương tiện tự nhiên thích hợp để bảo vệ hay tìm lại sức khỏe.

Khi tu sĩ bị bệnh, bề trên đưa họ đi bác sĩ chứ không bảo họ vào nhà thờ cầu nguyện để xin Chúa chữa lành. Đa số các bề trên rất chú trọng đến các nhu cầu thể xác của các tu sĩ, không phải chỉ vì họ quan tâm đến sức khỏe thể xác mà còn lo lắng về lợi ích phần hồn nữa. Sức lực và sức khỏe thể xác là những yếu tố thuận tiện cho công việc thiêng liêng. Bởi đó Chúa dạy chúng ta phải chăm sóc sức khỏe thể xác.

Tuy nhiên, thường thì người ta ít quan tâm đến những xáo trộn tâm lý hơn là những sự đau yếu thể xác vì lý do này hay lý do khác, nhất là nơi các tu sĩ. Có lẽ là ở ngoài thế gian, người ta hiểu biết nhiều hơn về động lực của con người, hay vì một kinh nghiệm rộng rãi hơn làm họ chú ý nhiều hơn đến các sự xáo trộn tâm lý. Các chứng bệnh tâm thần ít rõ ràng hơn các chứng bệnh thể lý, và sự chuyên chữa cũng khó khăn và chậm chạp hơn. Sự chữa trị các chứng bệnh tâm lý ở trong các cộng đoàn, đối với bề trên, nặng nề hơn là việc đi mua một vài thứ thuốc. Điều đó đòi hỏi sự hy sinh nặng nhọc nhất: thời giờ và chú ý.

Đưa người bệnh đi bác sĩ hay đi mua thuốc tương đối dễ dàng, vì đó là những công việc rõ ràng, cụ thể và thường có hậu quả tốt. Người bệnh sau khi được chữa trị, tiếp tục công việc của mình như trước. Nhưng khi sự xáo trộn được coi là không có nguyên nhân thể lý đặc loại và gán cho cái tên “căng thẳng thần kinh” thì khó mà tìm ra giải pháp. Chính vì sự căng thẳng thần kinh gắn liền với năng động, và vì năng động lực của một người có liên hệ với những người cùng sống với họ, nên giải pháp bao gồm nhiều âm hưởng sâu xa rộng lớn. Không thể có phương dược ở hiệu thuốc. Cần phải nhiều khó nhọc, thông cảm, quan tâm và kiên nhẫn nơi bề trên và anh chị em (đồng bạn), với sự cộng tác của đương sự mới có sự thuyên giảm. Thể xác không cần phải có sự thông cảm để mà thuyên giảm nhưng tinh thần thì trái lại. Các chứng bệnh tâm thần có nhiều nguyên nhân khác nhau nên cũng rất phức tạp. Năng động lực xuất phát từ các vùng sâu thẳm, thầm kín, ý thức hay vô thức nơi cá thể. Nó bao trùm mọi năng lực sống động nhất, tích cực nhất của cơ thể và được biểu lộ qua mọi khía cạnh của hiện hữu.

Kiểm tra tương tự

Sách “Ý NGHĨA VÀ LỊCH SỬ CỦA HÀNH HƯƠNG”

Lời giới thiệu của Lm. Giuse Cao Gia An, SJ, Tiến sĩ chú giải Kinh …

[Giới thiệu sách] Hạnh Các Thánh Dòng Tên

Các Thánh và các Chân Phước trong Dòng Tên chính là những người đã đạt …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *