[Mến Yêu Hằng Ngày]: Thứ 6, 10-01-2020 (Lc 5,12-16)


Khi ấy, Đức Giê-su đang ở trong một thành kia; có một người đầy phong hủi vừa thấy Người, liền sấp mặt xuống, xin Người rằng: “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.” Người giơ tay đụng vào anh ta và bảo: “Tôi muốn, anh sạch đi.” Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh. Rồi Người truyền anh ta không được nói với ai, và Người bảo: “Hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã được sạch, thì hãy dâng của lễ như ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết.” Tiếng đồn về Người ngày càng lan rộng ; đám đông lũ lượt tuôn đến để nghe Người và để được chữa bệnh. Nhưng Người lui vào nơi hoang vắng mà cầu nguyện.

SUY NIỆM

Không ai trong chúng ta khi tìm đến sự giúp đỡ của Chúa Giê-su mà lại bị Người khước từ cả. Chúa Giê-su đã không hề lẩn tránh những ánh mắt của người bị phong hủi. Người đến gần, chạm vào và chữa lành toàn bộ con người của anh. Tại sao điều đó lại đáng chú ý đến như vậy? Người phong hủi không đơn thuần chỉ bị xa lánh mà còn bị chính người thân xem như “người đã chết rồi”. Luật lệ Do Thái cấm bất cứ ai tiến lại gần và chạm vào người bị phong hủi vì nếu làm như vậy sẽ bị ô uế.

Về phía người phong hủi, anh đã làm một điều rất ấn tượng. Anh tiến lại gần Đức Giê-su một cách tự tin và khiêm nhường với hy vọng rằng Chúa Giê-su có thể chữa lành cho anh. Không những đáp ứng lời thỉnh cầu của anh, Người còn biểu lộ tình yêu, lòng trắc ẩn, sự dịu hiền cách cá vị của mình qua cái chạm tay vào thể lý. Ðức Giêsu đã bắt gặp nỗi khổ đau của người phong hủi này hoàn toàn bằng lòng trắc ẩn và tình yêu thương của Người. Người liên kết tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa bằng một cử chỉ hùng hồn hơn cả lời nói gấp ngàn lần. “Người đưa tay đụng vào anh.” Người chữa lành cho anh ta không chỉ về thể lý, mà còn cả tâm hồn anh nữa.

Những ngày cuối cùng của mùa Giáng Sinh và lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa chính là cơ hội để chúng ta được nhắc và nhớ lại rằng chúng ta cũng đã được chịu phép rửa trong Đức Ki-tô. Chúa đã “đụng chạm” và giải phóng chúng ta. Sự “đụng chạm” đó sẽ tiếp tục diễn ra trong suốt cuộc sống chúng ta. Đó là một sự “đụng chạm” của hy sinh và chuyển giao thân phận. Đó cũng còn là cái “đụng chạm” của sự chữa lành và an ủi.
Hãy để chính con người của bạn nếm trải lòng thương xót Chúa Giê-su bằng việc tìm đến Người với sự khiêm tốn. Đừng sợ hãi, hay ruồng bỏ chính mình trước mặt Thiên Chúa, nhưng hãy biết chắc chắn một điều rằng: Chúa sẽ chẳng bao giờ do dự để tiến đến gần bạn, “đụng” vào bạn và tuôn đổ trên bạn muôn vàn ân sủng của lòng xót thương.

 Bạn có dám đến gần những người thật khó tính, hay những người bị người ta xa lánh, bởi vì họ bị biến dạng hay có một vài khuyết điểm, bệnh tật nào đó không? Bạn có bày tỏ sự tử tế và lòng thương xót để giúp đỡ họ như Ðức Giêsu đã làm không?

Lạy Chúa Giê-su, xin hãy làm bùng cháy nơi trái tim con tình yêu Chúa và xin rửa sạch về thể lý, tinh thần và cả tâm hồn con nữa. Chớ gì con sẽ không bao giờ nghi ngờ về chính tình yêu của Ngài và không ngừng nói cho tha nhân biết về tình thương và lòng trắc ẩn của Ngài. Amen!
——//——//——
Biên dịch: Bạn Đường Linh Thao
Nguồn:
https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/advent-and-christmas-reflections/christmas-season/
http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/2019/jan11.htm
 

Kiểm tra tương tự

Tông Đồ Cầu Nguyện, 18-04-2024

     TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN, NGÀY 18/04/2024 CÙNG CHÚA GIÊ-SU BUỔI SÁNG ​Bánh Hằng …

Tông Đồ Cầu Nguyện, 17-04-2024

     TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN, NGÀY 17/04/2024 CÙNG CHÚA GIÊ-SU BUỔI SÁNG ​Bánh Hằng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *