Nguồn gốc dân tộc Việt Nam – I. Bách Việt

L.T.S: Bàn về nguồn gốc dân tộc Việt Nam là một chủ đề không mới, đã có nhiều nghiên cứu công phu về đề tài này. Tuy nhiên, chúng tôi trong tinh thần muốn đóng góp một cái nhìn,  xin gửi đến độc giả một số trích đoạn trong sách “nguồn gốc dân tộc Việt Nam” của học giả Đào Duy Anh, xuất bản năm 1950 về chủ đề này để những ai lưu tâm có thể có thêm cứ liệu suy xét. Có lẽ nguồn gốc truyền kỳ của dân tộc ta thì ai cũng biêt, và thông tin về thời đại nước Âu lạc của Thục An Dương Vương thì thiết tưởng chúng tôi không bàn thêm. Chúng tôi chỉ xin trích dẫn ở đây những cứ liệu về bước chuyển, xuất phát từ một lưu tâm: dân tộc Việt Nam vốn là một chi nhánh trong nhóm Bách Việt, tự khẳng định mình để không bị đồng Hóa bởi Hán tộc trong tiến trình hình thành quốc gia dân tộc.

Đề cập đến Bách Việt, chúng ta biết rằng khoảng thế kỷ 20 tcn, khi người Hán đang phát triển nền văn minh của họ ở lưu vực sông Hoàng Hà và Vị Thủy ở phía Bắc thì ở miền nam trên lưu vực sông Dương Tử (Trường Giang), sông Hán và sông Hoài, có những bộ tộc khác đã sinh sống, và thư tịch cổ Trung Quốc gọi họ là Man Di. Dựa vào vùng đất trù phú của miền sông nước, họ đã phát triển kinh tế nông nghiệp, đánh bắt thủy sản để sinh sống. Nhóm Man Di này được nhìn nhận đều thuộc Việt tộc. Đến trước đờiChu(bắt đầu từ thế kỷ XII tcn), họ đã ở khắp lưu vực sông Dương Tử. Quá trình hình thành và thống nhất của Trung Quốc cũng đồng nghĩa với quá trình hoặc đồng hóa các dân tộc nhỏ bé hoặc đẩy họ Nam tiến. Bách Việt là một ví dụ điển hình: một số chi họ trong Bách Việt đã dần nam tiến trong tiến trình Trung Quốc tiến hành thống nhất từ thờiChuđến Tần, và song song đó là quá trình họ bị đồng hóa, nhận lấy những yếu tố Hán tộc làm gia sản của mình. Tất nhiên, không điều gì lại không có ngoại lệ.

BÁCH VIỆT

Từ trước thời kỳ nước Việt[1] đương cường thịnh ở Chiết Giang, người Việt Tộc ở miền lưu vực sông Dương Tử, riêng là người Giao Chỉ và Việt Thường đã có thể đi qua các đèo ở dãi Nam Lãnh mà di cư rãi rác đến miền nam, trong các thung lũng những sông lớn ở các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và Phúc  Kiến ngày nay. Chúng ta lại biết rằng hơn trăm năm sau Câu Tiễn (năm thứ 46 đờiChu Hiến Vương, tức năm 333 tcn) nước Việt bị nước Sở diệt, từ đó người Việt lìa tan xuống Giang Nam, rải rác ở miền bờ biển lục địa. Ở đấy, họ gặp những người đồng tộc đã di cư đến từ trước. Song người nước Việt có lẽ đã đạt đến một trình độ văn hóa cao hơn, cho nên sau khi họ  hỗn cư với những người thị tộc chiếm ở miềnNam trước họ, thì họ đã đem đến đó một hình thức chính trị, và có lẽ một hình thức kinh tế cao hơn. Những nhà quý tộc người Việt mới hợp tàn chúng của họ với các nhóm Việt tộc cũ, hoặc lập thành những bộ lạc lớn mà tự xung là quận trưởng (tù trưởng), hoặc lập thành những quốc gia phôi thai mà tự xưng vương. Những bộ lạc hay quốc gia  do các nhà qúy tộc người Việt lập ở miền LãnhNam, người Hán tộc gọi chung là Bách Việt. Đại khái buổi đầu, những nhóm quan trọng ở miền Chiết Giang Phúc Kiến đều thần phục nước Sở, mà những nhóm ở xa hơn trong miền Quảng Tây, Quảng Đông và Bắc Kỳ (miền Bắc Việt Nam ngày nay) thì không bị Sở ky mi.

Cái vận mệnh lịch sử của các bộ lạc và quốc gia Việt tộc ấy là thế nào? Chúng ta không thể nào biết hết được. Có lẽ các bộ lạc nhỏ dần dần bị các bộ lạc lớn thôn tính, cho nên số các bộ lạc linh tinh một ngày một giảm ít đi, mà sử sách chỉ chép có năm nhóm quan trọng, sau này đã đạt đến hình thức quốc gia: Đông Việt hay Đông Âu, MânViệt,NamViệt, Tây Việt hay Tây Âu và Lạc Việt.

Ở chương này, chúng tôi chỉ xin nói về ba nhóm Đông Việt, Mân Việt vàNamViệt là các nhóm sau này lần lượt bị đồng hóa theo Hán Tộc, còn nhóm Tây Âu và nhất là nhóm Lạc Việt, hai nhóm ấy sau này hợp thành ước Âu Lạc đã ghi dấu trên lịch sử lâu bền hơn, chúng tôi sẽ nói sau.

Đông Việt và Mân Việt, hai nhóm ấy có tự bao giờ, chúng ta chưa biết đích xác được. Chúng ta chỉ có thể đặt sự thành lập chính thức của nó vào thời gian sau khi nước Việt bị diệt ( năm 333 tcn) và trước khi nhà Tần chinh phục Bắc Việt (năm 218 tcn).

Sau cuộc nhà Tần thống nhất Trung Hoa thì cương vực của địa bàn người Hán Tộc có thể lấy dãi LãnhNamlàm giới tuyến phíaNam. Sau khi Tần đặt 36 quận ở đất Trung nguyên thì vào khoảng năm 218, Thủy Hoàng phát quân gồm những hạng người lưu vong rể thừa và lái buôn, chia làm năm đạo cho đi chinh phục Bách Việt. Trong 5 đạo ấy, đạo thứ năm tụ tập trên sông Dư Can, trong tỉnh Giang Tây ở phía nam hồ Phiên Dương là đạo quân nhằm đánh. Đông Việt và Mân Việt là hai nhóm người Việt đã có hình thức quốc gia phôi thai, vốn thần phục nước Sở, đã nhân cuộc nội loạn ở Trung Quốc mà độc lập.

Nhóm Đông Việt hay Đông Âu thì Trung tâm điểm là miền Vĩnh  Gia, thuộc Ôn Châu trong tỉnh Chiết Giang ngày nay. Về phíaNamTam môn loan. Nhóm Mân Việt thì trung tâm điểm là miền Mân huyện, thuộc Phúc Châu trong tỉnh Phúc Kiến ngày nay.

Có lẽ hai nước Đông Việt và Mân Việt thì tiếp cảnh với nhà Tần nên vốn đã sợ oai, nay thấy quân Tần kéo đến thì không dám chống cự kịch liệt nên quân Tần thắng lợi rất mau. Chỉ trong năm đầu, nhà Tần chinh phục được hai nước gồm lại mà đặt quận Mân Trung, hạ vua hai nước xuống làm quận trưởng (tù trưởng) để trông dân Việt.
Về sau, trong khi chư hầu phản nhà Tần, tù trưởng Đông Việt và Mân Việt đều theo chư hầu mà đánh Tần, rồi lại giúp Hán đánh Sở. Vì vậy đến năm thứ 5 đời Cao Đế (202) thì nhà Hán thưởng công, phong cho tù trưởng Mân Việt là Võ Chứ làm Mân Việt Vương, trị đất Mân Trung  cũ, đô ở Đông Dạ (Mân huyện ngày nay). Năm thứ 3 đời Huệ đế (192), nhà Hán lại chia đất Mân Trung cũ mà đặt thêm ước Đông Hải và cũng để thưởng công phong tù trưởng Đông Việt là Dao làm Đông Hải Vương, đô ở Đông Âu (miền Vinh Gia), tục gọi là Đông Âu Vương.

Các nhóm Bách Việt vốn hay đánh nhau, đó chẳng qua là tác dụng của xu hướng thống nhất của các dân tộc. Cái thói tương tranh ấy vốn có thể cổ lệ cái lòng hiếu dũng cho dân tộc nhưng cũng có thể làm lưu tệ mà thành cái mối tự thân phân liệt được. Chúng ta nhớ lại, đương khi nước Việt quật cường thì cái hoài vọng của họ là phát triển về phương Bắc để xưng hùng với trung nguyên. Sau khi nước Việt diệt vong, cố nhiên người Việt không thể lăm le nhòm ngó trung nguyên như trước nữa, nhưng cái hoài vọng ngấm ngầm của các tù trưởng lớn tuồng nhưng cũng cứ chờ có cơ thời thì lại tung hoành về Bắc. Trong khi chờ đợi thời cơ thì cơ hội khuếch trương thế lực ở đồng tộc, cho nên trong các nhóm Bách Việt, người ta thấy diễn ra hiện tượng tương khuynh. Sự tranh giành giữa hai nhóm Đông Việt và Mân Việt là cái lệ chúng rõ ràng của hiện tượng ấy, mà chính là cơ hội rất tốt cho nhà Hán kiêm tính Bách Việt.

Ở buổi ban sơ, Đông Việt và Mân Việt tuy thần phục nhà Hán, nhưng cái chí nhòm ngó miền Bắc nếu có cơ hội thì cũng không ngại múa men. Khi Ngô Vương là Tỵ phản nhà Hán, Đông Việt và Mân Việt cũng có phát binh tiếp ứng: khi HoàiNamVương Lệ làm phản, cũng có câu kết với hai nước ấy. Trong hai nước thì Mân Việt đáng cho nhà Hán sợ hơn cả. Sau khi nhà Hán đã dụ được Đông Việt giết Ngô Vương Tỵ  mà hàng phục Hán, con Tỵ là Tư Câu xui Mân Việt đánh Đông Việt năm thứ 3 đời Vũ đế (năm 138). Mân Việt bèn phát binh hãm Đông Âu. Đông Việt cầu cứu với nhà Hán, tướng Hán là Nghiêm Trợ phát binh tiếp cứu nhưng quân Hán chưa đến nơi thì quân Mân Việt đã rút lui về Nam, vì trong nước bấy giờ họ có nội loạn. Nghiêm Trợ đến Đông Âu muốn diệt nước Đông Việt để trừ hậu hoạn, bèn lấy danh nghĩa di dân để cứu nạn đói mà dời một phần dân chúng Đông Âu đến miền Giang Hoài. Có lẽ một phần dân Đông Việt đã chống cự lệnh di dân ấy mà theo vua họ chạy xuống  miềnNamở gần Tuyền Sơn tỉnh Phúc Kiến sau đó 15 năm thì họ bị nhà Hán diệt hết. Thế là nước Đông Việt mất hẳn.

Sua khi Mân Việt thất bại ở Đông Âu, năm thứ 6 hiệu Kiến Nguyên (135), họ lại đem binh đánh nước Nam Việt ở miền Nam. Nước này cũng cầu cứu nhà Hán. Tướng Hán là Vương Khôi do đường Dự Chương và Hàn An Quốc, do đường Cối kê cùng tiến quân vào Mân Việt. Nhưng quân Hán chưa qua đèo mà Mân Việt lại vì nội loạn phải đầu hàng.

Kiểm tra tương tự

Chống lại chủ nghĩa đắc thắng và tinh thần thế tục – Kỳ 2: “Những nhân vật chính” của cuộc chiến

Nhìn bề ngoài, chủ nghĩa đắc thắng có vẻ giống như mọi cơn cám dỗ …

Chúa có là Sự Sống, là Con Đường và là Sự Thật của đời bạn không ?

Chính Thầy là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (Ga 14,1-12) Chúa …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *