HOME      LINH ĐẠO     ĐẶC SỦNG D̉NG TÊN

 

 

VÀI NÉT VỀ ĐẶC SỦNG D̉NG TÊN

TRONG ĐỜI SỐNG YÊSU-HỮU

Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.

 

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC.. 1

I. HIẾN LUẬT NHƯ NỖ LỰC LỜI HÓA ĐẶC SỦNG.. 2

1. Lịch sử h́nh thành hiến luật Ḍng Tên. 3

2. Cơ cấu và mục đích hiến luật 6

i). Cơ cấu hiến luật 6

ii). Mục đích hiến luật 8

II. NHỮNG ĐIỂM CỐT TỦY CỦA D̉NG TÊN.. 8

1. Cho vinh danh Chúa hơn (Ad Maiorem Dei Gloriam) 8

2. Sứ vụ tông đồ. 10

3. Vâng phục. 11

III. ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG.. 14

1. Đặc sủng Ḍng Tên nơi các thế hệ yêsu-hữu. 14

i). Bỏ ḿnh là thước đo t́nh yêu. 15

Bỏ ḿnh là thước đo t́nh yêu đối với Thiên Chúa. 15

Bỏ ḿnh là thước đo t́nh yêu đối với tha nhân. 16

ii). Bỏ ḿnh trong đời sống yêsu-hữu. 16

2. Thánh Thần là nguyên động lực của đời sống yêsu-hữu. 16

i). Thánh Thần giúp ta bỏ ḿnh. 17

ii). Thánh Thần khơi động ao ước tốt lành nơi ta. 17

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT. 19

THƯ MỤC.. 19

 

 

 


 

Sống thiết thân với Đức Yêsu đến độ giống như Ngài trong mọi sự, giúp đỡ các linh hồn, đó là ân sủng đặc biệt Ynhă đă lănh nhận. Đặc sủng này được truyền thông cho những người Ynhă gặp gỡ và giúp đỡ, đặc biệt là cho nhóm bạn đầu tiên tại Paris và những yêsu-hữu kế tiếp.

Nhóm bạn đầu tiên đă lănh nhận đặc sủng Ynhă qua linh thao; riêng trường hợp của Phanxicô Xaviê, ngài đă thấm nhận đặc sủng ít là qua những cuộc nói chuyện và hướng dẫn thiêng liêng. Các bạn đầu tiên đă ao ước gắn bó với Đức Yêsu hơn và khao khát giúp đỡ các linh hồn; những điều này được thấy qua lời khấn tại Montmartre ngày 15. 08. 1534. Ở Montmartre năm 1534, các bạn đầu tiên đă khấn giữ đức nghèo khó và khiết tịnh v́ Nước Trời, và khấn đi hành hương Yêrusalem cùng ở lại đó giúp đỡ các linh hồn sau khi đă hoàn tất việc học; Nếu v́ một lư do nào đó không thể đi hành hương và làm tông đồ tại Yêrusalem được, th́ nhóm bạn sẽ đặt ḿnh dưới sự điều khiển của giáo hoàng để tùy ngài sai phái đi làm tông đồ bất cứ nơi nào ngài thấy là tốt nhất cho vinh danh Chúa hơn. Vào thời điểm của lời khấn tại Montmartre, Ḍng Tên chưa hiện hữu, thế nhưng ở đây cũng đă có những yếu tố nền tảng h́nh thành Ḍng Tên sau này.

Trong nỗ lực canh tân chính bản thân và canh tân Ḍng dịp mừng 500 năm năm thánh Ynhă chào đời và Ḍng Tên được 450 tuổi này, yêsu-hữu mong ước hiểu biết hơn về tinh thần và đặc sủng Ḍng để sống trọn vẹn ơn gọi hơn; Trong những hàng kế tiếp đây chúng ta sẽ cùng nhau t́m hiểu về Hiến Luật, rồi về những nét cốt tủy của tinh thần Ḍng, và cuối cùng về đời sống thiêng liêng thường ngày của yêsu-hữu.

I. HIẾN LUẬT NHƯ NỖ LỰC LỜI HÓA ĐẶC SỦNG

Hiến Luật Ḍng Tên được viết sau một thời gian đáng kể, kể từ khi các bạn Ynhă quyết định lập Ḍng năm 1539 và được Đức Giáo Hoàng Phaolô III phê chuẩn bằng trọng sắc Regimini Militantis Ecclesiae vào ngày 27. 09. 1540.

Hiến Luật Ḍng Tên không là bản văn tạo thành ḍng. Điều làm nhóm bạn Ynhă trở thành một cộng thể tu tŕ gắn bó với nhau qua việc khấn vâng phục một người, là:

·        ao ước phụng sự Chúa bằng việc giúp đỡ các linh hồn,

·        vâng phục Đức Giáo Hoàng trong sứ vụ để việc giúp đỡ các linh hồn được hữu hiệu hơn,

·        tự đặt ḿnh vâng phục một người trong họ.

Tuy Hiến Luật Ḍng Tên không là bản văn lập Ḍng, cũng không là bản văn bất di bất dịch theo quan điểm của Ḍng cũng như của Hội Thánh, nhưng Hiến Luật Ḍng cho thấy Ḍng tiên khởi sống như thế nào, Ḍng hiện tại phải làm ǵ để đạt được mục đích dễ dàng hơn và trở nên hoàn hảo hơn. Hiến Luật Ḍng Tên cho thấy một tinh thần phải được thể hiện, và phải được làm mới lại không ngừng.

Bản dịch Hiến Luật Ḍng Tên bằng tiếng Pháp do Francois Courel được Desclée De Brouwer xuất bản tại Paris năm 1967 trong bộ Christus số 23, cũng như bản dịch tiếng Anh của George E. Gans, xuất bản bởi The Institute of Jesuit Sources tại St. Louis năm 1970, cả hai đều được dịch từ bản hiến luật tiếng Tây Ban Nha, bản D. Bản D của hiến luật được hoàn tất vào năm 1594, và được Tổng Hội V phê chuẩn cũng vào năm này, rồi được in vào năm 1606 dưới thời Tổng Quản Aquaviva. Bản D thường theo sát các bản B và C, và là bản hiến luật chính thức của Ḍng cho tới ngày nay.

1. Lịch sử h́nh thành hiến luật Ḍng Tên

Hiến luật Ḍng Tên như hiện có, có cả một lịch sử h́nh thành:

·        bản B bằng tiếng Tây Ban Nha, thường được gọi là bản viết tay của Ynhă, đă có vào năm thánh Ynhă chết năm 1556;

·        bản C, bản được Tổng Hội I năm 1558 phê chuẩn, là bản chép lại và sửa chữa chút đỉnh bởi cha thư kư của thánh Ynhă là Polance; bản này có chữ kư của Polance;

·        bản A bằng tiếng Tây Ban Nha, là bản được đưa cho một số bạn tiên khởi khi các bạn có dịp về Roma, để hỏi ư kiến và xin các bạn góp ư; bản này h́nh thành vào năm 1550; cũng chính từ bản A này mà bản B ra đời sau khi đă nhận được những phê b́nh góp ư của các bạn;

·        bản a cũng bằng tiếng Tây Ban Nha có trước bản A, được soạn thảo vào khoảng những năm 1547 và 1550.

Bên cạnh bản hiến luật D bằng tiếng Tây Ban Nha được công nhận là bản hiến luật chính thức của Ḍng, c̣n có bản hiến luật bằng tiếng Latin cũng được công nhận là bản chính thức bởi Tổng Hội V (1593-1594). Bản hiến luật tiếng Latin được công nhận là bản chính thức, là bản dịch làm theo chỉ thị của Tổng Hội IV năm 1581, và bản dịch này được hoàn thành vào năm 1583, đây là bản hiến luật tiếng latin lần thứ tư được in. Hiến luật Ḍng Tên bằng tiếng Latin được in lần thứ nhất vào năm 1558, là bản dịch từ bản hiến luật C tiếng Tây Ban Nha. Hiến luật tiếng Latin được in lần thứ hai vào năm 1570 cũng tại Roma như lần đầu, nhưng Tổng Hội III năm 1573 thấy có những điểm không đồng nhất giữa bản in lần thứ nhất và bản in lần thứ hai, nên đề nghị phải đối chiếu chúng với bản viết tay B. Vào năm 1581, Tổng Hội IV chấp thuận bản in lần thứ hai, nhưng đ̣i nó phải được xét lại và sửa đổi chính xác theo đúng bản tiếng Tây Ban Nha. Hiến luật tiếng Latin làm theo yêu cầu của Tổng Hội IV đă hoàn tất vào năm 1583, và v́ có quá nhiều sửa đổi, nên cần phải xin Tổng Hội phê chuẩn, và đă được Tổng Hội V phê chuẩn và nhận làm bản văn hiến luật chính thức.

Giữa hai bản hiến luật “chính thức” bằng tiếng Tây Ban Nha (bản D) và tiếng Latin (bản làm theo yêu cầu của tổng hội IV và được tổng hội V phê chuẩn) vẫn có những sự khác nhau đáng kể. Thế nên không thể phê b́nh một bản dịch Hiến Luật từ tiếng Tây Ban Nha theo tiêu chuẩn bản Hiến Luật tiếng Latin; Chẳng hạn không thể phê b́nh bản dịch hiến luật của F. Courel dựa trên bản hiến luật chính thức tiếng Latin, v́ bản dịch của F. Courel là bản dịch hiến luật tiếng Tây Ban Nha.

Bản văn hiến luật Ḍng Tên hiện tại không chỉ là công tŕnh lâu dài của thánh Ynhă, nhưng có thể được coi là công tŕnh của toàn Ḍng, mà Ynhă là người gợi hứng và đúc kết lại. Nói cách khác, hiến luật Ḍng Tên là chính đặc sủng của Ḍng, kinh nghiệm của Ḍng được đúc kết lại, được diễn tả qua bản văn như hiện có ngày hôm nay. Lối sống của nhóm bạn đầu tiên ở Paris cũng như lời khấn tại Montmatre có tầm quan trọng đáng kể và là yếu tố tạo thành ḍng sau này; Như vậy theo một nghĩa rộng nào đó, nó cũng là yếu tố cấu thành hiến luật. Vào khoảng tháng 11 năm 1538, v́ không thể đi hành hương Yêrusalem được, nên các bạn đầu tiên đă tới tŕnh diện Đức Giáo Hoàng và phó thác tùy Ngài sai phái các bạn đi đâu tùy ư Ngài, nhằm phụng sự Chúa và Hội Thánh hơn. Trong khi chờ đợi Đức Giáo Hoàng sai gởi đi sứ vụ, các bạn làm tông đồ ở vùng phụ cận Rôma. Trước viễn ảnh mỗi người một phương, họ đă gặp nhau để cùng thảo luận xem có nên gắn bó liên kết với nhau nữa thôi. Chẳng hạn lúc đó đang có hai người theo lệnh Đức Giáo Hoàng đi Sienne, câu hỏi được đặt ra là họ có phải lo lắng săn sóc cho hai người đó không, hay là chỉ nên tương quan với họ như bất cứ người ngoài nào khác. Các bạn khi nghị luận đă thấy rằng, họ không nên bẻ gẫy mối giây Thiên Chúa đă liên kết họ với nhau. Họ khởi đầu thảo luận vào khoảng giữa tháng 3 năm 1539,và tất cả nhóm bạn đều nhất trí phải duy tŕ mối giây liên kết giữa họ với nhau, nhưng duy tŕ bằng cách nào? Đó là vấn đề chính. Sau nhiều ngày suy nghĩ và cầu nguyện, các bạn đầu tiên đă t́m ra giải pháp: vâng lời một người trong họ. Nhóm bạn đầu tiên nhận ra rằng, khi vâng lời một người trong họ, họ sẽ liên kết với nhau hơn và giúp đỡ nhau nhiều hơn cũng như có hiệu qủa hơn về tinh thần lẫn vật chất, và nhất là giúp họ thi hành thánh ư Chúa tốt hơn và chính xác hơn. Nhóm bạn đầu tiên ở thời điểm này gồm 10 người, đó là: Yoan Codure, Lainez, Salmeron, Bobadilla, Broet, Favre, Phanxicô Xaviê, Rodriguez, Jay, Ignace. Tất cả đă nhất tề kư nhận hứa sẽ khấn vâng lời nếu Đức Giáo Hoàng phê chuẩn điều này, và như chúng ta biết, biến cố này xảy ra vào ngày 15. 04. 1539. Sau đó những người c̣n lại ở Roma tiếp tục xác định với nhau xem đâu là những nét chính của hội ḍng tương lai. Thời gian này kéo dài khoảng hai tháng, tức vào khoảng tháng 5- 6 năm 1539. Vào ngày 23. 05. 1539 Bobadilla không đồng ư việc đặt ngang hàng trong lời khấn, chuyện dạy giáo lư cho trẻ em trong khoảng 40 ngày và vâng phục Đức Giáo Hoàng[1]. Ngày 11. 06. 1539, tất cả nhóm bạn đều nhất trí rằng, bề trên cả sẽ được bầu trọn đời. Vào tháng 8 năm 1539, bản dự thảo “định thức” được viết xong và được đưa cho đức hồng y Contarenus để ngài tŕnh lên Đức Giáo Hoàng để xin ngài phê chuẩn.

Vượt qua nhiều khó khăn và chống đối, bản Định Thức đă được Đức Giáo Hoàng Phaolô III phê chuẩn qua trọng sắc Regimini Militantis Ecclesiae vào ngày 27. 09. 1540. Với trọng sắc này, Ḍng Tên chính thức được thành lập và có quyền được viết hiến luật. Những điểm chính trong trọng sắc này gồm mục đích và lối sống của nhóm, “đă được sống” và được nh́n lại, được tất cả nhất trí với nhau trong những tháng ngày khoảng từ trung tuần tháng 3 năm 1539 đến khoảng tháng 6 năm 1539 bởi các bạn đầu tiên. Những điểm này là những điểm ṇng cốt trong hiến luật Ḍng Tên.

Vào ngày 04. 03. 1540, sáu trong mười bạn c̣n lại ở Roma quyết định rằng, hiến luật sẽ do đa số các bạn ở Roma và những người dễ có thể triệu tập tới Roma phán định. Sáu người này là Ynhă, Codure, Rodriguez, Salmeron, Jay, Phanxicô Xaviê; Bốn người vắng mặt đă cho ư kiến về quyết định này như sau: Favre đă gởi thư nhất trí, Broet và Lainez sau mấy tháng vắng mặt khi về lại Roma đă trả lời nhất trí bằng miệng, Bobadilla trả lời rằng cha sẽ có thời giờ để lo về hiến luật.

Vào ngày 04. 03. 1541, các bạn đầu tiên lại tụ họp về Roma để bàn định về hiến luật gồm sáu người, đó là: Jay, Broet, Lainez, Ynhă, Salmeron và Codure; Bốn vắng mặt là: Phanxicô và Rodriguez đi Portugal (đă đi ngày 16. 03. 1540 và 04. 03. 1540 ), Favre đi Batisbonne, Bobadilla đi Calabre. Sáu bạn đă suy nghĩ bàn bạc và quyết định những điểm quan trọng của hiến luật, và Jean Codure đă tóm thành 49 điều, gọi là hiến luật năm 1541. Sáu bạn cũng đă giao nhiệm vụ soạn thảo hiến luật cho hai người là Ynhă và Codure vào ngày 10. 03. 1541. Ngày 14. 05. 1541 các bạn cũng tái xác nhận điều các bạn đă quyết định hồi tháng 03 năm 1540 về việc phê chuẩn hiến luật: “các bạn ở Ư có quyền quyết định với đa số phiếu về hiến luật mới, nhưng để thay đổi bản văn đă được phê chuẩn th́ cần phải có sự đồng ư của tất cả”

Trong đại hội Ḍng mới được thành lập này, sáu bạn đă bàn về hiến luật, đó là hiến luật năm 1541 như chúng ta thấy ở trên; “Đại Hội” cũng chỉ định người viết hiến luật, đó là Ynhă và Codure; Và rồi vào ngày 08. 04. 1541 các bạn đă nhất loạt bầu Ynhă làm bề trên cả, Ynhă đă từ chối và lại bị bầu lại, và ngài chỉ chấp thuận làm tổng quản vào ngày 19. 04. 1541; vào ngày 22. 04. 1541 các bạn đă khấn trọng tại đền thờ thánh Phaolô ngoại thành. Cũng vào năm 1541 này đời sống chung của nhóm bạn đầu tiên chấm dứt v́ Phanxicô Xavier đi Ấn độ, Rodriguez ở Portugal, Broet và Salmeron đi Anh, Lainez đi Venise, Favre đi Tây Ban Nha rồi đi Đức, Bobadilla đi Ư, Jay đi Farenza rồi đi Đức, Codure chết vào tháng 08 năm 1541. Khi Codure chết, một ḿnh thánh Ynhă tiếp tục công việc soạn thảo hiến luật. Ngài tiếp tục suy nghĩ và thu lượm những kinh nghiệm của các anh em từ khắp nơi, để hoàn thành bản hiến luật Ḍng Tên.

Nơi định thức Ḍng Tên được Đức Giáo Hoàng Phaolô III phê chuẩn, chúng ta đă thấy những điểm chính của Ḍng. Tên hội ḍng là Yêsu; mục đích của Ḍng là truyền bá và bảo vệ đức tin; phương tiện để đạt được mục đích là giảng dạy thi hành tác vụ Lời Chúa, ban các bí tích, giúp cho Linh Thao và làm những công việc làm vinh danh Chúa hơn; cách thức thi hành: trở thành dụng cụ trong tay Chúa (instrumentum conjunctum), vô vị lợi, vâng phục Đức Giáo Hoàng trong sứ vụ như những tôi tớ.

Ngày 24. 05. 1541 Đức Giáo Hoàng cho Ḍng quản trị nhà nguyện Maria de Strada, và đây cũng là dịp để các bạn và Ynhă suy nghĩ, quyết định về vấn đề lợi tức của nhà nguyện trong toàn Ḍng. Đây là vấn đề nghèo khó trong Ḍng. Năm 1541 cũng là năm phải suy nghĩ về việc thành lập và quản trị các học viện. Năm 1544-1545, Ynhă đă suy nghĩ và cầu nguyện để t́m thánh ư Chúa về một số vấn đề đă được nói trong hiến luật: vấn đề nghèo khó, sứ vụ bởi Đức Giáo Hoàng và sứ vụ do bề trên cả, nhận hay từ chối phẩm chức trong Hội Thánh. Năm 1546, đoản sắc Exponi Nobis cho phép Ḍng nhận trợ sĩ linh vụ và thế vụ; điều này hàm chứa trước đó Ynhă vá các bạn đă suy nghĩ và bàn bạc. Cũng trong năm 1546, một số khoản hiến luật về học viện được suy nghĩ và cầu nguyện. Một số chuyên gia hiến luật cho rằng, Bản Khảo Sát Tổng quát cũng được soạn thảo trong thời điểm năm 1546 này.

Bản văn hiến luật tương đối hoàn chỉnh, được gọi là bản a, được viết xong khoảng giữa những năm 1547 và 1550. Bản văn này hoàn thành có công sức của Polanco[2], và nó đă được viết nháp nhiều lần. Theo F. Roustang, giá trị đặc biệt của bản văn hiến luật đầu tiên a này hệ tại sự mạch lạc nội tại; Trật tư mục lục được giữ lại suốt tiến tŕnh sửa chữa thay đổi, v́ thế có thể coi đây là cái sườn của cả công tŕnh. Nếu trật tự mục lục trong hiến luật phản ảnh cơ cấu tư tưởng đặc thù của Ynhă, và nếu bản văn a phản ảnh điều này nhiều hơn, th́ để hiểu tư tưởng của vị sáng lập Ḍng, người ta phải lưu ư đến bản văn hiến luật đầu tiên hoàn chỉnh a này.

Một bản văn hiến luật khác, được soạn thảo từ bản a, gọi là bản A. Bản văn này h́nh thành vào năm 1550 nhằm tŕnh cho các bạn để các bạn góp ư, khi các “bạn đầu tiên” có dịp trở về Roma. Giữa bản văn hiến luật a và A có nhiều khác biệt. Bản văn A ngắn gọn và loại bỏ nhiều đoạn có trong a, thế nhưng thứ tự các chương của mỗi phần và nội dung trong mỗi chương vẫn được duy tŕ. Bản văn này thấy có nhiều dấu sửa từ tay Ynhă, nghĩa là Ynhă đă xem xét bản văn này cách kỹ lưỡng. Ư kiến của các bạn góp ư về hiến luật sau khi đă đọc bản hiến luật A, đă được cha thư kư Polanco ghi lại để Ynhă sử dụng. Các bạn góp ư là các cha Lainez, Salmeron và Bobadilla, khi các ngài có dịp trở về Roma năm 1551. Ư kiến của Bobadilla khi đọc hiến luật A năm 1551: “Tôi thấy rằng cùng một điều được lập đi lập lại nhiều lần. Tốt hơn nên làm một bản tóm ngắn gọn tất cả những quy luật này, và chỉ nói những điều chính yếu thôi”; Ư kiến của Salmeron: “Tôi cho rằng hiến luật càng ngắn gọn càng tốt, và nên chuyển nhiều điều sang phần tuyên ngôn.” Ư kiến của Salmeron có tầm ảnh hưởng lớn trên công việc soạn thảo hiến luật.

Hiến luật đă được sửa sau khi các bạn góp ư; và khi thánh Ynhă tạ thế, chúng ta có bản văn hiến luật B. Thể theo ư kiến của các bạn và đặc biệt là của Salmeron, có nhiều điều ở bản A được chuyển qua phần tuyên cáo trong bản hiến luật B. Hiến luật bản B rất ít được Ynhă sửa. Chữ của cha Ynhă chỉ xuất hiện trong các phần sáu và bảy, và trong các tuyên cáo của các phần năm, sáu, bảy và tám; Trong khi đó ở bản a, bản văn được Ynhă sửa rất chi tiết. Có những chỗ trong hiến luật vào những thời điểm sau của bản B ít có chữ của Ynhă đến độ Polanco phải thú nhận: “tôi không biết cha chúng ta đă coi lại điều đó chưa.”

Vào năm 1557 khi được hỏi về hiến luật, Bobadilla nói: “rất cần phải làm lại hoàn toàn, v́ nó gồm nhiều điều dư thừa và nhiều điều lại c̣n thiếu, nhiều điều khó và không thể chấp nhận được, và chắc chắn Ṭa Thánh không bao giờ cho phép”; “Hơn nữa, trong toàn bộ, nó là cung mê hồn”; “Trọng sắc lập Ḍng ra lệnh rằng hiến luật và các tuyên cáo phải là công tŕnh của mười bạn đầu tiên, thế mà chỉ một ḿnh cha Ynhă viết; Sở dĩ vậy v́ ngài là cha và đầu tuyệt đối, và ngài làm tất cả những ǵ ngài muốn. Các khoản hiến luật hiện tại là một cung mê hồn, đến độ cả bề trên lẫn bề dưới đều không thể biết hết, và như vậy chẳng có thể giữ được.” Sở dĩ Bobadilla phàn nàn trong hiến luật có nhiều điều được lập lại, là v́ Bobadilla không để ư rằng bản văn đề cập ba hay bốn lần về cùng đề tài cho những trường hợp khác nhau, chẳng hạn như đức thanh bần đối với ứng sinh, tập sinh, học viên, hay những tu sĩ đă khấn lần cuối.

2. Cơ cấu và mục đích hiến luật

Thánh Ynhă và các bạn có mục đích rơ khi viết hiến luật. Để đạt mục đích này, thánh Ynhă đă tŕnh bày hiến luật theo một dàn bài và cơ cấu như chúng ta thấy hiện nay.

i). Cơ cấu hiến luật

Ynhă nói: “Khi suy tính người ta để ư đầu tiên đến mục đích, sau đó mới đi đến các phương tiện” (HL. 137). “Trong ư hướng của chúng tôi, trước hết và hệ trọng nhất là những ǵ liên quan đến toàn thân Ḍng; chủ yếu là nhắm tới việc Ḍng được hiệp nhất, được điều hành tốt, được ǵn giữ trong t́nh trạng tốt, để tôn vinh Thiên Chúa hơn”(HL. 135). Thánh Ynhă viết tiếp: “Khi thực hành người ta làm theo thứ tự ngược lại, những ǵ đến sau cùng suy tính lại là những ǵ phải làm trước nhất” (HL. 137). “Trong thực hành, người ta thường đi từ điều ít hoàn hảo đến điều hoàn hảo hơn”(HL. 137). Và như vậy, chúng ta thấy hiến luật Ḍng Tên được chia thành mười phần, khởi từ việc nhận những người xin vào Ḍng để thử luyện, và kết thúc bằng phần làm sao duy tŕ và tăng tiến Ḍng.

“Trong ư hướng của chúng tôi, trước hết và hệ trọng nhất, là những ǵ liên quan đến toàn thân Ḍng; chủ yếu là nhắm tới việc Ḍng được hiệp nhất, được điều hành tốt, được ǵn giữ trong t́nh trạng tốt, để tôn vinh Thiên Chúa hơn”(HL. 135). Chính v́ thế chúng ta thấy: phần VIII của hiến luật bàn về Hiệp Nhất, phần IX bàn về bề trên cả và việc quản trị, phần X bàn về việc ǵn giữ và tăng triển toàn thân Ḍng.

Mục đích hiến luật nhắm là duy tŕ và tăng tiến Ḍng (x. HL. 136). Điều này chỉ thành đạt nếu toàn thân Ḍng hiệp nhất với nhau và hiệp nhất với đầu, cũng như nếu Ḍng được quản trị tốt. Có thể nói đây là bận tâm chính yếu của Ynhă kể từ khi ngài được bầu làm bề trên cả vào ngày 19. 04. 1541. Ngài luôn bận tâm giúp đỡ các anh-em-phân-tán-trên- khắp-thế-giới-v́-sứ-vụ hiệp nhất với nhau, qua ngài và với ngài trong cương vị tổng quản.

Kinh nghiệm của thánh Ynhă và kinh nghiệm của các anh em yêsu-hữu chia sẻ cho ngài, đă kết tinh nơi hiến luật, đă giúp thánh Ynhă viết hiến luật những phần VIII-X để duy tŕ t́nh trạng tốt của Ḍng. Thế c̣n phải làm ǵ để tăng triển Ḍng? Ḍng như một sinh vật; chính v́ vậy khi Ḍng ở t́nh trạng tốt th́ Ḍng sẽ tăng tiến phát triển nhờ Thánh Thần hoạt động nơi toàn thân Ḍng. Ḍng Tên không được thành lập do con người th́ cũng chẳng tồn tại do con người, nói cách khác, nếu Ḍng Chúa Yêsu đă được thành lập do ư định của Thiên Chúa, th́ Ḍng cũng tồn tại và tăng tiến phát triển tùy theo ư Thiên Chúa.

Người ta thường có cảm tưởng rằng hiến luật Ḍng Tên qúa khô khan và không giúp duy tŕ cũng như không giúp tăng tiến về thiêng liêng. Thế nhưng chúng ta đều biết: sức sống của Ḍng là chính Thiên Chúa. Ḍng Tên sống nhờ, với, và trong Thiên Chúa.

Đọc hiến luật Ḍng Tên, chúng ta thường thấy những từ ngữ lập đi lập lại mục đích của Ḍng như Vinh Danh Chúa Hơn, để Phụng Sự Chúa Và Tha Nhân Hơn! Và chính điều đó là động lực và sức sống của Ḍng. Không bao giờ một yêsu-hữu được làm việc với nguyên động lực thuần túy nhân loại. Tất cả những ǵ một yêsu-hữu làm, họ đều phải làm v́ Thiên Chúa, cho Thiên Chúa và với Thiên Chúa. Họ phải hoạt động, nhưng phải chiêm niệm trong hoạt động. Chính khi phục vụ Thiên Chúa nơi tha nhân trong các sứ vụ mà Ḍng tăng tiến và phát triển.

Các sứ vụ trong Ḍng Tên được bàn đến trong phần VII của hiến luật. Chính v́ sứ vụ, và để thi hành sứ vụ tốt hơn mà đă có cuộc nghị luận vào tháng 3 năm 1539 để đi đến quyết định thành lập Ḍng Tên. Ḍng gồm những người liên kết với nhau nhờ lời khấn vâng phục một người trong họ, để phục vụ Chúa hơn, giúp đỡ các linh hồn hơn, thi hành sứ vụ hữu hiệu hơn, làm vinh danh Chúa hơn và mưu ích phổ quát cho Hội Thánh hơn.

Theo F. Courel và F. Roustang, sứ vụ là lư tưởng và mục đích chính của Ḍng; Thế nên đáng lẽ phần này phải được đặt ở cuối hiến luật mới phải lẽ. Nhưng thực tế không xảy ra như vậy, bởi v́ mục đích của hiến luật không đồng nhất với mục đích của Ḍng.

Dựa vào HL. 135 chúng ta thấy các phần VIII-X của hiến luật tạo thành một khối; và cũng vậy nếu dựa vào HL. 136 nói về mục đích hiến luật cũng như cách thức làm trong khi suy tính, chúng ta thấy các phần I-VII của hiến luật có tương quan với nhau đặc biệt: chuẩn bị cho việc sai đi. Đào luyện thành một người tông đồ (phần I-VII) và duy tŕ phát triển thân thể Ḍng (phần VIII-X) đó là ao ước và nỗ lực của Ḍng được diễn tả qua hiến luật.

ii). Mục đích hiến luật

“Hiến luật có mục đích giúp đỡ toàn thân cũng như mỗi chi thể của Ḍng được ǵn giữ và tăng tiến, để tôn vinh Thiên Chúa và mưu ích phổ cập cho Hội Thánh”(HL. 136). Ở một chỗ khác, cũng được viết: “Tổng Quản cũng có thể chuẩn chước trong những trường hợp đặc biệt đ̣i phải chuẩn chước… trong khi vẫn nhắm đến mục đích của hiến luật là phục vụ Thiên Chúa hơn, và mưu ích cho những người sống trong thế hệ này”(HL. 746).

Hiến luật bản a viết: “mục đích của hiến luật là giúp đỡ toàn thân Ḍng và từng phần tử trong Ḍng này, để họ được duy tŕ, tiến bộ và phát triển cho vinh danh Chúa và lợi ích cho Hội Thánh.”

Hiến luật Ḍng Tên không là một sách thiêng liêng theo nghĩa hẹp, v́ nó tác động vào lư trí hơn là vào con tim và ư chí. Hiến luật Ḍng Tên cho chúng ta biết chúng ta là ai và phải là ai, hiến luật tra vấn chúng ta về hiện hữu và cuộc sống thực của chúng ta; Nhờ hiến luật, chúng ta có thể tra vấn để hiểu xem hôm nay một yêsu-hữu phải như thế nào, cũng như t́m ra những phương cách để trở thành yêsu-hữu chân thực.

Đối với từng tu sĩ Ḍng Tên cũng như đối với toàn thân Ḍng, tất cả phải quy về phụng sự và ca ngợi tôn vinh Thiên Chúa. Và hiến luật Ḍng Tên cũng là phương tiện nhằm duy tŕ và phát triển Ḍng. Và Ḍng Tên được thành lập để phụng sự Chúa và tha nhân hơn. Như vậy chúng ta dễ dàng hiểu: hiến luật cũng nhằm làm vinh danh Chúa hơn và mưu ích phổ quát cho Hội Thánh hơn.

II. NHỮNG ĐIỂM CỐT TỦY CỦA D̉NG TÊN

T́nh yêu đối với Thiên Chúa, và cụ thể là t́nh yêu thiết thân đối với Đức Yêsu vác thập giá, là ân sủng đặc biệt được ban cho tất cả và từng yêsu-hữu. Chính t́nh yêu đối với Đức Yêsu vác thập giá chi phối đời sống và mọi hoạt động của yêsu-hữu, cũng như cấu thành cung cách hành xử của Ḍng Tên. Chính t́nh yêu đối với Thiên Chúa và cụ thể đối với Ngôi Lời nhập thể, thúc đẩy từng yêsu-hữu làm tất cả cho Vinh Danh Chúa Hơn, thúc đẩy yêsu-hữu nhiệt tâm giúp đỡ các linh hồn qua những việc tông đồ hay sứ vụ, thúc đẩy yêsu-hữu ao ước nên giống Đức Yêsu vác thập giá trong mọi sự, và điều này được tỏ lộ qua cung cách phục vụ như tôi tớ.

Chúng ta sẽ lần lượt lướt qua về Cho Vinh Danh Chúa Hơn, sứ vụ tông đồ, và vâng lời. Ba điểm này không tách biệt khỏi nhau nhưng liên hệ mật thiết với nhau, chúng ta chỉ coi chúng khác biệt cách tương đối.

1. Cho vinh danh Chúa hơn (Ad Maiorem Dei Gloriam)

“Cho Vinh Danh Chúa Hơn” là cụm từ đă được thánh Ynhă dùng rất nhiều lần trong hiến luật, và đă trở thành châm ngôn của Ḍng Tên.

Trong Nguyên Lư và Nền Tảng nơi Linh Thao, thánh Ynhă viết: “con người được dựng nên để ca tụng, tôn kính và phục vụ Thiên Chúa Chúa chúng ta, để nhờ đó cứu linh hồn ḿnh” (LT. 23). Ca tụng tôn kính và phục vụ Thiên Chúa đều là những hành vi tôn vinh Thiên Chúa, làm vinh danh Thiên Chúa hơn.

Vinh Danh hay Vinh Quang, cả hai từ ngữ này đều được dịch từ chữ Gloria tiếng Latin, hoặc chữ Doxa tiếng Hy lạp, hoặc chữ Kabôd tiếng Do thái. Chữ Kabôd tiếng Do-Thái có nghĩa là trọng lượng, sức nặng; Và như vậy, Kabôd c̣n có nghĩa là giá trị thực và tiếng tốt của một người, hoặc vinh quang của một người. Kabôd của một người là trọng lượng, sức nặng, giá trị thực cũng như tiếng tốt của một người nào đó, và được biểu lộ qua sự giàu có, chỗ đứng trong xă hội. Vinh quang của Thiên Chúa là chính Thiên Chúa xét như Ngài tự biểu lộ trong sự thánh thiện của Ngài, ḷng nhân từ và t́nh yêu, quyền năng và uy lực của Ngài.

Nguyên thủy và cùng đích, khởi đầu và điểm tới của con người là chính Thiên Chúa. Ư nghĩa của đời con người hệ tại nơi Thiên Chúa, con người chỉ t́m thấy ư nghĩa và giá trị đích thực của đời ḿnh nơi Thiên Chúa và trong Thiên Chúa.

Nguyên thủy, nền tảng, cùng đích của con người là Thiên Chúa. Nói một cách khác, con người chỉ trở nên thành toàn, triển nở hoàn toàn về mọi phương diện, nếu con người quy hướng tất cả về Thiên Chúa, làm tất cả để Thiên Chúa được vinh quang hơn, được tôn vinh hơn.

Hiểu như vậy, châm ngôn “Cho Vinh Danh Chúa Hơn” phải là động lực luôn chi phối mọi ư hướng, hành vi và hoạt động của từng yêsu-hữu. Ad Maiorem Dei Gloriam phải là động lực hướng dẫn trọn vẹn đời sống của mỗi yêsu-hữu và của toàn Ḍng Tên.

Vinh quang Thiên Chúa là chính Thiên Chúa với những ư định của Ngài về con người, về từng cá nhân và tập thể. Vinh quang Thiên Chúa là điều con người không chỉ nhắm tới trên b́nh diện ư hướng nhưng c̣n cả trên b́nh diện thực hành nữa. Con người phải chu toàn thánh ư của Thiên Chúa về ḿnh và về tha nhân.

Vinh Quang Thiên Chúa được tỏ hiện nơi con người qua những cái rất cụ thể và phổ quát: lợi ích cá nhân cũng như lợi ích tất cả, giúp đỡ chính ḿnh cũng như giúp đỡ tha nhân, giúp đỡ phần rỗi anh em trong Ḍng cũng như phần rỗi của anh em ngoài Ḍng.

Đối với Ḍng Tên, Vinh Quang Thiên Chúa đ̣i từng cá nhân và toàn thân Ḍng phải lo truyền bá và bảo vệ đức tin, giúp đỡ anh em trong Ḍng cũng như ngoài Ḍng được cứu độ và trở nên hoàn thiện, phục vụ Thiên Chúa qua việc giúp đỡ các linh hồn (ĐT. 1; HL. 3. 204). Và đó chính là mục đích của Ḍng. “Mục đích của Ḍng là, nhờ ơn Chúa không những chăm lo cho anh em trong Ḍng được cứu độ và nên hoàn thiện, nhưng cũng nhờ ơn Chúa, c̣n hết sức xả thân cho tha nhân được cứu độ và nên hoàn thiện nữa”(HL. 3). “Mục đích của Ḍng nhắm tới là phục vụ Thiên Chúa Chúa chúng ta trong việc giúp đỡ các linh hồn”(HL. 204). Mục tiêu Ḍng trực tiếp theo đuổi là giúp các linh hồn, của chi thể và tha nhân đạt tới mục đích cuối cùng v́ đó mà họ được tạo dựng”(HL. 307). “Mục tiêu và mục đích của Ḍng này là đi đây đi đó trên thế giới, theo lệnh của vị đại diện tối cao của chúng ta, hay lệnh của chính vị trưởng Ḍng, để giảng thuyết, giải tội, và dùng các phương tiện khác mà giúp đỡ các linh hồn, với ân sủng của Thiên Chúa”(HL. 308).

Cha F. Courel phân biệt mục đích chính và duy nhất của Ḍng với mục đích thứ yếu tùy phụ khác. Với cha, việc giúp đỡ tha nhân, phục vụ Chúa, làm vinh danh Chúa hơn, là mục đích chính yếu và duy nhất của Ḍng được thực hiện trong việc tông đồ và các sứ vụ.

Chúng ta cũng có thể nói: mục đích chính yếu và duy nhất của mỗi người và của Ḍng là Vinh Danh Chúa Hơn; mục đích phương tiện là giúp đỡ các linh hồn, các sứ vụ tông đồ; mục đích phương tiện tùy phụ như việc lập Ḍng Tên, viết hiến luật Ḍng. Chẳng hạn từng người trong nhóm bạn đều tiên cũng như tất cả nhóm đều đặt Vinh Danh Chúa Hơn làm đích điểm; và để đạt được điều này cá nhân và tập thể nhóm đều miệt mài giúp đỡ các linh hồn qua việc giảng dạy, trao ban các bí tích, cho Linh Thao; lư do làm các bạn lập Ḍng, là để cá nhân và tập thể nhóm có thể giúp đỡ các linh hồn hữu hiệu hơn.

Nói theo ngôn ngữ ngày nay, cộng đoàn Ḍng Tên cũng mang tính tông đồ, cộng đoàn Ḍng Tên hiện hữu để phục vụ các linh hồn, trọng tâm của cộng đoàn Ḍng Tên nằm nơi những người Ḍng Tên phục vụ. Theo thánh Ynhă, hiến luật Ḍng Tên nhằm duy tŕ và tăng tiến Ḍng, để rồi Ḍng có thể phụng sự Chúa hơn và làm vinh danh Chúa hơn.

Thiên Chúa là điểm đến, điểm quy tụ của tất cả, là Đấng mà con người chúng ta phải luôn hướng tới; Tất cả những điểu khác chỉ có giá trị trong mức độ nó giúp ta đến với Thiên Chúa, nói cách khác nó là phương tiện.

Đối với Ḍng chiêm niệm, việc cầu nguyện và lao động là chủ yếu, là những phương tiện chính yếu giúp họ đến với Thiên Chúa, tôn vinh Thiên Chúa, kết hợp với Thiên Chúa hơn. C̣n đối với Ḍng Tên, giúp đỡ các linh hồn bằng việc rao giảng, ban bí tích, và những việc khác, là phương tiện chính yếu để giúp một yêsu-hữu làm vinh danh Chúa hơn, kết hiệp với Chúa hơn. Nói cách khác, những phương tiện chính yếu là những phương tiện nếu người ta không dùng th́ người ta không thể đạt được mục đích Tôn Vinh Thiên Chúa Hơn, đây là những phương tiện không thể thiếu (sine qua non) nhưng nó lại tùy thuộc ơn gọi của từng người hoặc của từng nhóm người.

2. Sứ vụ tông đồ

Từ khi Ynhă được ơn hoán cải và cảm nghiệm t́nh yêu thiết thân với Đức Yêsu, Ynhă khát khao được nên giống Đức Yêsu trong mọi sự, khao khát được chia sẻ sứ mạng Đức Yêsu đă nhận từ Cha, và kể từ đó ngài miệt mài giúp đỡ các linh hồn[3]. Trong Tự Thuật, chúng ta thấy ngài giúp đỡ các linh hồn bằng việc cho Linh Thao và nói chuyện thiêng liêng. Trong Linh Thao, ngài truyền thông cho người thực tập đặc sủng ngài đă lănh nhận.

Bài suy ngắm “Tiếng Gọi Vua Hằng Sống” giúp hối nhân nhận ra lời mời gọi chinh phục thế gian và mọi kẻ thù địch (LT. 95. 98) trong trận chiến chống sự dữ, do Đức Yêsu Kitô là thủ lănh. Với tâm t́nh của một người đă lănh nhận ơn tha thứ, thao viên muốn đáp trả t́nh yêu Thiên Chúa bằng hành động, bằng cuộc dấn thân trọn vẹn cho công việc chinh phục thế gian này, bằng việc thực thi tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn. Vinh Quang Thiên Chúa tỏa sáng hơn khi con người thực thi ư định của Người, phục vụ Người.

Yêsu-hữu phục vụ Chúa Yêsu vác thập giá, như thánh Ynhă đă được Chúa Yêsu vác thập giá nhận cho được phục vụ Ngài theo lời yêu cầu của Chúa Cha, trong thị kiến La Storta. Sứ vụ tông đồ của yêsu-hữu là sứ vụ Chúa Cha trao cho Đức Yêsu trong Thánh Thần. Yêsu-hữu được tham dự vào sứ mạng của Đức Yêsu Kitô.

Yêsu-hữu đă chiêm ngắm vũ trụ bao la và con người đang sa hỏa ngục, và Ba Ngôi Chí Thánh đă quyết định cứu độ con người. Ngôi Lời đă được sai xuống nhập thể làm người để cứu độ con người (LT. 102 tt). Đức Yêsu đă được trao ban sứ vụ, và cũng tương tự như vậy, mỗi yêsu-hữu cũng được Đức Yêsu sai đi (cf. Yn. 20,21). Chữ “được sai” hay “thừa sai” (tiếng Latin là missus và tiếng Hy lạp là apostolos) là chữ cùng gốc với chữ sứ vụ và tông đồ.

Các yêsu-hữu đều là thợ làm vườn nho của Đức Kitô, và đều được phân bố để làm vườn nho cho Chúa ḿnh. Nghĩa là, mỗi yêsu-hữu đều được sai gởi đi thi hành một sứ vụ, một việc tông đồ. Điều này hoàn toàn đúng với những yêsu-hữu đă khấn lần cuối, và đặc biệt là các thệ sĩ (phần VII); C̣n đối với các học viên, việc học được coi là việc tông đồ chính, v́ nó cũng là một công việc được trao nhằm chuẩn bị cho việc giúp đỡ các linh hồn trong tương lai.

Việc huấn luyện, và đặc biệt việc học tập, đều nhằm mục đích tông đồ; thế nên nếu học viên chu toàn việc học, th́ họ làm đẹp ḷng Chúa hơn trường hợp họ bỏ việc học mà làm việc tông đồ. Học viên phải học tập để sau này phục vụ Chúa hữu hiệu hơn (x. TH. 31,141. 153). Về điều này hiến luật nói: “v́ việc chăm lo học tập một cách nào đó đ̣i hỏi toàn thể con người, nếu làm chỉ với ư hướng phụng sự Chúa, th́ trong giai đoạn học tập, không những đẹp ḷng Chúa là Thiên Chúa chúng ta không kém ǵ mà trái lại c̣n hơn những việc kia nữa” (HL. 340).

Giúp đỡ các linh hồn, tông đồ, sứ vụ, điều này không thể tách khỏi đời sống một tu sĩ Ḍng tên. Không làm tông đồ, th́ không c̣n là một tu sĩ Ḍng Tên nữa. Chúng ta chỉ hiểu được đặc sủng Ḍng nếu chúng ta thấy được chỗ đứng của bài suy ngắm “Tiếng Gọi Vua” trong Linh Thao, và như vậy chúng ta sẽ hiểu tại sao các thệ sĩ lại khấn dạy giáo lư cho trẻ em và những người ít học, và tại sao thánh Ynhă lại ra lệnh cho cha Lainez làm việc này.

3. Vâng phục

Ân sủng đặc biệt của Ḍng là t́nh yêu thiết thân với Đức Yêsu. Đức Yêsu là Chúa và là Thầy, là thủ lănh và là đầu của Ḍng Tên. Chúa Yêsu là nguyên mẫu của toàn thân Ḍng cũng như của từng yêsu-hữu.

Ḍng Tên ao ước được nên giống Đức Yêsu trong mọi sự:

ao ước được tham dự cùng sứ vụ với Đức Yêsu,
ao ước có cùng số phận với Đức Yêsu, đó là được chết và phục sinh với Đức Yêsu,
ao ước nên giống Đức Yêsu trong cách thức thi hành sứ mạng: vâng phục như người tôi tớ trong khiêm tốn khó nghèo, chịu xỉ nhục khinh chê.

Lời khấn thứ tư “vâng phục Đức Giáo Hoàng” trong những ǵ liên quan đến sứ vụ không chỉ được h́nh thành trong quyết định lập ḍng vào năm 1539, nhưng nó đă được hàm chứa trong lời khấn ở Montmartre năm 1534. Các bạn đầu tiên lúc đó đă quyết định đi hành hương Yêrusalem, và trong trường hợp nếu không đi được v́ một lư do nào đó, các bạn sẽ tới tŕnh diện Đức Giáo Hoàng và phó mặc để Ngài sai gởi đến đâu tùy ư Ngài, nhằm phục vụ Chúa và các linh hồn hơn.

Lời khấn thứ tư là một điểm đặc biệt và chính yếu của Ḍng Tên, nó đă được suy nghĩ và quyết định dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần. Lời khấn thứ tư với ư hướng để việc giúp đỡ các linh hồn hữu hiệu hơn và Chúa được tôn vinh hơn. Ḍng Tên hiện hữu tựa trên lời khấn thứ tư “vâng phục giáo hoàng.” Nói theo ngôn ngữ của cha Phêrô Favre: “lời khấn này là nguyên lư và nền tảng của Ḍng.” Lời khấn này không ràng buộc các tu sĩ Ḍng Tên ở bất cứ vùng đất đặc biệt nào, trái lại nó giúp họ đi đến bất cứ nơi nào ở đó vinh quang Chúa và lợi ích các linh hồn được mưu cầu hơn. Việc tông đồ do bề trên sai gởi cũng chỉ là hệ qủa của sứ vụ sai gởi bởi Ṭa Thánh.

Theo cha Dominique Bertrand, lợi ích lớn hơn hoặc hiệu qủa hơn, là tiêu chuẩn và cốt lơi nguyên thủy của quan niệm Ynhă về vâng lời. Chính nhân danh tiêu chuẩn này mà Ḍng đă được thiết lập trong cuộc thảo luận năm 1539.

Trong hiến luật, đức vâng phục được bàn đến trong những bản văn về đào luyện, về Khảo sát Tổng Quát, trong các phần III và VI, cùng phần VII. Thế nhưng theo cha D. Bertrand, cốt lơi của đức vâng phục Ynhă chỉ được diễn tả trong phần VII của hiến luật, phần bàn về việc phân phối các thợ trong vườn nho của Đức Kitô, dưới dấu chỉ “để sứ vụ đạt kết qủa hơn.” Tất cả những ǵ liên quan ở trước đều là chuẩn bị để dẫn vào sứ vụ được đảm nhận do vâng lời.

Đối với Ynhă, vâng phục là một cơ may, một “hồng ân” trước khi là một nhân đức; Bởi chính nhờ vâng phục mà yêsu-hữu bước vào làm việc trong “vườn nho của Đức Kitô.” Cơ may này hệ tại có một vị “được ban quyền” để hướng dẫn và sửa đổi, và như thế, yêsu-hữu không bao giờ bị cô độc giữa ḷng thế-giới-đi-t́m-ơn-cứu-độ. Cơ may này lại càng hữu ích khi người ta đi sâu hơn vào thực thể con người, và khi người ta biết thực tại nhân loại này cụ thể hơn. Cơ may này bảo đảm cho yêsu-hữu biết họ đang sống trong Thánh Thần và cuộc nhập thế đang tiến triển. Cơ may này chỉ thực sự được nhận là cơ may đối với những người đă thực tập vâng phục và trở thành người “nhân đức,” v́ chỉ với những người này vâng phục mới là một nhu cầu, một cơ may, một phương tiện.

Vâng phục bề trên thay mặt Đức Kitô, bề trên là người nói cho yêsu-hữu biết lợi ích phổ quát. Con người suy phục Thiên Chúa bằng chấp nhận lời khuyên hay mệnh lệnh của bề trên trong mức độ bề trên tham dự vào việc làm tỏ lộ vinh quang Thiên Chúa, qua việc bề trên nhắm và thực hiện lợi ích của tất cả và của từng phần tử bằng quyết định của ḿnh. Nói theo ngôn từ của Ynhă: việc “phục vụ Chúa hơn” và “vinh quang Chúa hơn” không thể tách khỏi “lợi ích phổ quát hơn.”

Để có thể đạt tới “vâng phục sứ vụ” một cách hoàn hảo, mỗi yêsu-hữu phải thực tập nhân đức vâng phục này trong một cộng đoàn đào luyện. Tu sĩ Ḍng Tên được định nghĩa như một người tham dự tích cực vào việc tạo thành thân thể Ḍng hay một người chia sẻ đời sống của thân thể Ḍng. “Sống dưới đức vâng phục” đồng nghĩa với “ở trong Ḍng” và “có một bề trên.” Vâng phục, hàm chứa có một vị được ban quyền, để yêsu-hữu được thực tập nhân đức này trong thời kỳ “vâng phục đào luyện,” và để yêsu-hữu thực hiện công việc tông đồ được hữu hiệu hơn trong vườn nho của Đức Kitô ở thời kỳ sứ vụ. Bề trên luôn luôn hiện diện trong đời một yêsu-hữu, và trong hiến luật chúng ta thấy từ ngữ “bề trên” xuất hiện từ đầu tới cuối.

Vâng phục trọn vẹn, đó là yếu tố cấu thành đời tu cũng như cấu thành tính bạn đường trong Ḍng Tên. Với tinh thần vâng phục trọn hảo, chúng ta thấy rơ linh đạo Ynhă.

Vâng phục đây là nét đặc trưng của người làm tôi tớ. Người tôi tớ vâng phục chủ ḿnh trong mọi sự và không cần biết lư do; người tôi tớ chỉ biết một điều: luôn sẵn sàng phục vụ chủ ḿnh mọi nơi mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh. Chỗ đứng của người tôi tớ là ầm thầm khiêm tốn, không bao giờ kể công hoặc lên mặt với bất cứ ai. Một khi làm xong công việc, họ chỉ biết thưa: tôi là đầy tớ vô dụng!

Với linh đạo “vâng phục” (cũng c̣n có thể nói “người tôi tớ” hoặc “phục vụ”), chúng ta thấy rơ cách thức phục vụ của một tu sĩ ḍng Tên phải có:

vâng phục trong mọi sự,
đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc ǵ để Vinh Danh Chúa Hơn,
làm việc trong tinh thần yêu mến, khiêm tốn và khiêm nhường bậc ba.

Vâng phục, yếu tố căn bản cấu thành đời sống yêsu-hữu, làm yêsu-hữu phục vụ Thiên Chúa theo cách thức của Đức Yêsu Chúa chúng ta. Ngài đă vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá (Phil. 2,8).

Vâng phục, làm một người hội nhập vào thân thể Ḍng; Vâng phục, giúp yêsu-hữu thi hành sứ vụ cách hữu hiệu hơn; Và không chỉ thế, vâng phục c̣n là phương tiện giúp toàn Ḍng được hiệp nhất và duy tŕ ở t́nh trạng tốt nữa.

Vâng phục hàm chứa có một người được ban quyền đại diện Chúa Kitô. Ḍng Tên chỉ là một thân thể nếu có một đầu. Nhóm bạn Ynhă đầu tiên trước khi vâng phục một người trong nhóm họ, th́ nhóm bạn này chưa là một thân thể! Một nhóm chỉ trở nên một thân thể, nếu có một bề trên. Bề trên luôn hiện diện đối với tu sĩ, hiện diện nơi bề trên cả cũng như nơi các bề trên giám tỉnh hoặc bề trên địa phương (nhà). Bề trên tổng quyền là người phải lèo lái tất cả toàn thân Ḍng, làm sao để duy tŕ và phát triển Ḍng trong t́nh trạng tốt và hoạt động tốt cho Vinh Quang Thiên Chúa chúng ta hơn, nhờ vào ơn của Chúa (HL. 789). Bề trên là một nhân tố rất quan trọng trong Ḍng Tên, chính v́ vậy hiến luật phần IX bàn về gương mặt bề trên cả; Và khi nh́n những đức tính lư tưởng của bề trên cả, các vị bề trên cấp dưới phải nỗ lực để vươn lên trong mức độ ơn Chúa ban cho ḿnh.

Vâng phục và bề trên, cả hai là những nhân tố rất quan trọng để hiệp nhất, để duy tŕ và phát triển Ḍng. “Ḍng không thể được duy tŕ và hướng dẫn, và do đó không thể đạt mục đích Ḍng nhắm là làm vinh danh Chúa hơn, nếu các chi thể của Ḍng không hiệp nhất với nhau và với đầu của ḿnh”(HL. 655). “Sự hiệp nhất được thực hiện phần lớn nhờ đức vâng phục”(HL. 659).

Vâng phục sẽ dễ dàng hơn khi bề trên có những phẩm hạnh cần thiết (HL. 666), khi bề trên thực sự yêu mến bề dưới, và khi bề dưới yêu mến bề trên chân t́nh (HL. 667).

Theo quan điểm của D. Bertrand, đức vâng phục tu đức thời huấn luyện sẽ đạt tới cao điểm nơi đức vâng phục sứ vụ một khi yêsu-hữu trực tiếp giúp đỡ các linh hồn. Chính đức vâng phục sứ vụ này sẽ trở thành đức vâng phục hiệp nhất trong cộng đoàn cũng như đối với toàn thân thể Ḍng. Và rồi đức vâng phục hiệp nhất sẽ cụ thể hóa trong các tổng hội và trở thành đức vâng phục điều hành Ḍng.

III. ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG

Đời sống thiêng liêng là đời sống theo Thánh Thần. Không thể tách rời đời sống thiêng liêng của một yêsu-hữu khỏi đặc sủng mà họ đă lănh nhận trong Ḍng Tên qua linh thao của thánh Ynhă. Trong mục này chúng ta sẽ xét về đặc sủng Ḍng Tên nơi mọi thế hệ yêsu-hữu, kế đến về từ bỏ ḿnh là thước đo t́nh yêu, và sau cùng về Thánh Thần như nguyên khởi và động lực đời sống thiêng liêng của mọi yêsu-hữu.

1. Đặc sủng Ḍng Tên nơi các thế hệ yêsu-hữu

Chúng ta đă xét trong những trang trên về những điểm cốt tủy của Ḍng Tên như Cho Vinh Danh Chúa Hơn, giúp đỡ các linh hồn, cung cách phục vụ như tôi tớ qua đức vâng phục. Nhưng có nhiều người đặt câu hỏi: làm sao yêsu-hữu có được điều đó? Đó là một ơn đặc biệt được ban cho yêsu-hữu. Đặc sủng Ḍng Tên, là một ơn đặc biệt, được ban “cách nhưng không” cho yêsu-hữu trong suốt ḍng lịch sử khởi từ thánh Ynhă.

Thánh Ynhă đă được ban một ơn đặc biệt; và qua ngài và Ḍng Tên ơn này được ban cho mọi yêsu-hữu. T́nh yêu đối với Thiên Chúa và đặc biệt đối với Chúa Yêsu, ḷng yêu mến và khao khát giúp đỡ các linh hồn v́ t́nh yêu đối với Chúa Yêsu vác thập giá, ao ước muốn trở nên giống Đức Yêsu vác thập giá trong khó nghèo khổ nhục được thể hiện qua việc phục vụ Thiên Chúa và tha nhân như những đầy tớ khiêm hạ, đó là đặc sủng Ḍng Tên. Không có ơn này, không thể trở thành yêsu-hữu.

Những chiều kích căn bản của một yêsu-hữu như được nêu ở trên, đă được thánh Ynhă quy định để tập luyện cho những người mới vào Ḍng, làm thành đời sống thiêng liêng của yêsu-hữu.

Tập sinh Ḍng Tên phải làm sáu cuộc thử luyện. Cuộc thử luyện thứ nhất là làm một tháng Linh Thao, cuộc thử luyện thứ hai là giúp tại bệnh viện, thứ ba là đi hành hương, thứ tư là làm những việc thấp hèn, thứ năm là dạy giáo lư cho người đơn sơ ít học, thứ sáu là giảng thuyết hoặc nghe giải tội nếu là linh mục.

Cuộc thử luyện thứ nhất là ân sủng Thiên Chúa ban cho Ynhă và những con cái của ngài. Qua Linh Thao, yêsu-hữu cảm nghiệm được t́nh yêu Thiên Chúa đối với ḿnh, và rồi xin được ơn hiểu biết Chúa hơn để yêu mến Chúa hơn và theo Ngài (LT. 104). Cũng trong Linh Thao chúng ta cảm nghiệm được lời mời gọi của Đức Yêsu đối với chúng ta; Ngài mời gọi chúng ta cộng tác với Ngài thi hành sứ mạng Chúa Cha trao phó (LT. 95). Và rồi cũng trong Linh Thao chúng ta được ơn ao ước và chọn lựa trở nên được giống Đức Yêsu vác thập giá trong khó nghèo xỉ nhục (LT. 98. 147. 165-167), nghĩa là chúng ta được ơn đồng hành với Đức Yêsu vác thập giá, nghĩa là, chúng ta cũng phải bỏ ḿnh liên lỉ, tự hủy để bước đi với Đức Yêsu.

Việc hăm ḿnh trong Linh Thao (LT. 82-89) và ngay cả việc ăn uống (LT. 210-217) cũng được hiểu trong thái độ bước theo Đức Yêsu vác thập giá, Đấng đă chết v́ tội tôi.

Cũng vẫn để thực tập, hay đúng hơn để thực tiễn hóa t́nh yêu đối với Thiên Chúa, yêsu-hữu cùng hành hương theo gương thánh Ynhă, và không mang theo lương thực và đồ dự pḥng, để tập luyện ḷng tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa (TT. 35-50). Ḷng tin tưởng và phó thác là thái độ biểu lộ t́nh yêu đối với Thiên Chúa. Thử luyện này yêsu-hữu không chỉ làm một tháng trong cuộc đời theo Chúa, nhưng là thái độ sống hàng ngày của ḿnh.

Các thử luyện nơi bệnh viện, thử luyện dạy giáo lư, và thử luyện giảng thuyết và giải tội nếu là linh mục, là những thử luyện nhằm giúp đỡ các linh hồn, cả trên b́nh diện thể xác lẫn tinh thần. Những thử luyện này sẽ trở thành công việc tông đồ nhằm giúp đỡ các linh hồn một khi yêsu-hữu được tháp nhập hoàn toàn vào thân thể Ḍng.

Thử luyện làm những việc thấp hèn giúp yêsu-hữu ư thức hơn về tính phục vụ khiêm tốn như những người tôi tớ của Đức Kitô và của tha nhân. Cung cách giúp đỡ các linh hồn của yêsu-hữu phải là âm thầm, khiêm tốn, hủy ḿnh, phục vụ như tôi tớ, như Đức Kitô, Đấng tới không phải để được phục vụ nhưng là để phục vụ con người.

Chính khi đi trên con đường thập giá, con đường tự hủy này mà yêsu-hữu được bảo đảm rằng ḿnh có t́nh yêu chân thực đối với Đức Yêsu khó nghèo, vác thập giá.

Những thử luyện được thánh Ynhă đề nghị cho tập sinh, không phải là những ǵ bất thường trong cuộc đời một yêsu-hữu, nhưng phải là cái thường hằng trong cuộc sống của yêsu-hữu, kể cả những người đă sống nhiều năm trong Ḍng. Những thử luyện này đă được thánh Ynhă hướng dẫn các bạn đầu tiên thực hiện và sống, không chỉ ở thời gian từ năm 1536-1539, nhung là suốt cuộc đời của các vị. Và cũng tương tự như vậy đối với mỗi yêsu-hữu.

Khi một người chấp nhận trở nên thành viên của Hội Ḍng mang tên Yêsu (ĐT. 1), tức là đă hàm chứa chấp nhận định mạng của Đức Yêsu làm định mạng của ḿnh. “Đầy tớ không trọng hơn chủ, nếu họ bắt bớ Thầy th́ họ cũng bắt bớ các ngươi” (Yn. 15,20). Hành vi vâng phục là hành vi tự hủy, hành vi từ bỏ ḿnh nhất; v́ thế thánh Ynhă muốn các yêsu-hữu thật trổi trang trong nhân đức này. Vâng phục, là hành vi của người tôi tớ, nên các yêsu-hữu phải là người giúp đỡ các linh hồn như những người tôi tớ, theo gương vị Thầy và Chúa ḿnh là đưc Yêsu Kitô.

i). Bỏ ḿnh là thước đo t́nh yêu

T́nh yêu thiết thân đối với Đức Yêsu, ḷng tha thiết giúp đỡ các linh hồn, là hai điểm then chốt của đặc sủng Ynhă. Thế nhưng căn cứ vào đâu để có thể kiểm nghiệm chắc chắn rằng chúng ta có một t́nh yêu chân thực đối với Đức Yêsu, chứ không phải là t́nh yêu trên đầu môi chót lưỡi?

T́nh yêu hệ tại việc làm hơn lời nói (LT. 230), thế nên Đức Yêsu nói: “không phải những kẻ nói Lạy Chúa, Lạy Chúa, là sẽ được vào Nước Trời, nhưng là những kẻ thi hành thánh ư Thiên Chúa” (Mt. 7,21), thế nên “Thiên Chúa đă yêu thế gian đến độ đă ban Con Một ḿnh cho thế gian“(Yn. 3,16). Đức Yêsu đă yêu con người đến độ hiến mạng sống cho con người: “không có t́nh yêu nào lớn hơn t́nh yêu của người thí mạng sống ḿnh v́ bạn hữu” (Yn. 15,13). “Không ai cất mạng sống Ta được, chính ta tự ḿnh thí mạng sống Ta“(Yn. 10,18).

Thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Philip đă nói: “Ngài (Đức Yêsu Kitô) đă hủy bỏ chính ḿnh mà nhận lấy thân phận tôi đ̣i… Ngài đă hạ ḿnh xuống, làm một người vâng phục cho đến chết, và là cái chết thập giá” (Phil. 2,7-8).

Bỏ ḿnh là thước đo t́nh yêu đối với Thiên Chúa

Như vậy chúng ta thấy, chính đời sống từ bỏ ḿnh, vét rỗng chính ḿnh, tự hủy, hy sinh hăm ḿnh, là dấu chỉ tiêu cực cho thấy chúng ta tha thiết yêu mến Đức Yêsu.

Từ bỏ là dấu chỉ tiêu cực cho thấy t́nh yêu; bởi v́ nếu người ta từ bỏ với ư hướng xấu th́ hành vi từ bỏ vẫn không cho thấy t́nh yêu! Đối với chúng ta, chính v́ yêu mến Đức Yêsu Kitô, chính v́ muốn đồng h́nh đồng dạng với Đức Yêsu vác thập giá, chính v́ muốn nên giống Ngài trong mọi sự mà chúng ta từ bỏ chính ḿnh; Và nếu chúng ta từ bỏ ḿnh v́ yêu Chúa Yêsu Kitô, th́ hành vi từ bỏ ḿnh cho chúng ta biết chúng ta có t́nh yêu thực đối với Đức Yêsu.

Thư thứ nhất của thánh Yoan tông đồ viết: “Ai nói yêu Thiên Chúa mà lại ghét anh em ḿnh, th́ đó là kẻ nói láo” (1Yn. 4,20). Chính t́nh yêu đối với anh em cho chúng ta thấy chúng ta yêu mến Thiên Chúa đích thực. T́nh yêu đối với tha nhân nơi yêsu-hữu được thể hiện qua hành vi giúp đỡ các linh hồn nơi các sứ vụ.

Bỏ ḿnh là thước đo t́nh yêu đối với tha nhân

Khi các môn đệ tranh giành xem ai là người lớn giữa họ, Đức Yêsu đă đưa chính Ngài ra làm gương mẫu: “Con người đến không để được người ta hầu hạ phục vụ, nhưng là để hầu hạ phục vụ và thí mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người” (Mc. 10, 45). Như vậy, cung cách giúp đỡ các linh hồn của Yêsu-hữu phải là cung cách phục vụ của người tôi tớ. Dưới một khía cạnh nào đó, những từ ngữ “từ bỏ ḿnh,” “vét rỗng chính ḿnh,” “tự hủy,” “hy sinh hăm ḿnh,” “chết cho chính ḿnh,” “phục vụ,” “khiêm tốn,” cùng diễn tả một thực tại.

Từ bỏ ḿnh, từ bỏ ḿnh liên lỉ để phục vụ giúp đỡ các linh hồn, là dấu chỉ diễn tả t́nh yêu thiết thân của chúng ta đối với Thiên Chúa và cụ thể là đối với Đức Yêsu vác thập giá. Nếu không từ bỏ ḿnh, chúng ta không thể bỏ những quyến luyến lệch lạc nơi ḿnh, chúng ta không thể thuộc về Thiên Chúa, không thể yêu mến Chúa Yêsu Kitô được. Nếu không từ bỏ, chúng ta không thể vâng phục Đức Giáo Hoàng và bề trên trong việc giúp đỡ các linh hồn, chúng ta cũng không sẵn sàng đi bất cứ đâu trên thế giới để phục vụ, chúng ta cũng không thể phục vụ các linh hồn cách vô vị lợi. Và như vậy có thể nói, nếu không tự hủy, chúng ta không thể giúp đỡ các linh hồn được.

ii). Bỏ ḿnh trong đời sống yêsu-hữu

Đối với yêsu-hữu, bước theo Đức Yêsu là bước theo Đức Yêsu vác thập gía và chết để cứu độ con người. Yêsu-hữu là người phải có t́nh yêu đối với Đức Yêsu, ao ước giống Ngài trong mọi sự, ao ước yêu mến và ôm ấp những ǵ Đức Yêsu yêu mến và ôm ấp, khinh bỉ và chê ghét những ǵ thế gian yêu mến và ôm ấp (thế gian ở đây hiểu như thế lực chống đối Thiên Chúa) (HL. 101).

Một trong số những câu hỏi phải đặt cho người muốn vào Ḍng, đó là “hỏi xem họ cảm thấy nơi họ những ao ước ấy không,” và nếu một người không cảm thấy có ao ước đó nơi ḷng, th́ phải hỏi xem họ “có ao ước có ḷng ao ước đó không?” (HL. 101. 102). Phải chăng nếu không có ít nhất là “ḷng ao ước có ḷng ao ước này” th́ không thể trở thành yêsu-hữu? Một điều chắc chắn đúng: nếu không từ bỏ chính ḿnh th́ không thể trở thành môn đệ Đức Yêsu (Mc. 8,34), và như vậy, cũng không thể trở thành yêsu-hữu chân thực (HL. 101. 103).

2. Thánh Thần là nguyên động lực của đời sống yêsu-hữu

Đặc sủng Ynhă là ơn được ban cho Ynhă và các con cái ngài, để họ có một t́nh yêu thiết thân với Đức Yêsu, có một ḷng nhiệt thành giúp đỡ các linh hồn v́ t́nh yêu đối với Đức Yêsu. Nếu đă là một ơn, th́ hàm chứa tính cách nhưng không của một ơn; nhưng về phía con người, con người cần muốn đón nhận. Một điều ai cũng thấy rơ: từ bỏ ḿnh và bước theo Đức Yêsu vác thập giá, là dấu chỉ và là con đường không thể miễn trừ trong t́nh yêu.

i). Thánh Thần giúp ta bỏ ḿnh

Con đường thiêng liêng mà mỗi yêsu-hữu phải thực tập hằng ngày, đó là con đường từ bỏ liên tục để thuộc về Chúa hơn, để yêu Chúa hơn, để giúp đỡ phục vụ các linh hồn hơn. Khi nào chúng ta không sống điều thánh Phaolô cảm nghiệm: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gal. 2, 20), là chúng ta đang xa rời Chúa. Con đường thiêng liêng “bỏ ḿnh” này không chỉ những người mới vào Ḍng phải tập luyện, nhưng tất cả mọi yêsu-hữu phải sống đời sống từ bỏ mọi ngày. Ai càng từ bỏ ḿnh để giúp đỡ các linh hồn, để yêu anh em ḿnh, th́ người đó càng thuộc về Chúa hơn, càng yêu mến Đức Yêsu cách thiết thân hơn.

Thế nhưng trong kinh nghiệm thiêng liêng, không phải những điều chúng ta thấy đúng thấy tốt thấy hay là chúng ta đă thực hiện được! Có những điều tốt chúng ta muốn nhưng chúng ta lại không làm (Rm. 7,18tt)!

Để có thể làm điều tốt chúng ta muốn và ao ước, cần ơn của Chúa, cần Chúa Thánh Thần là nguồn t́nh yêu và sức mạnh tác động giúp chúng ta làm điều tốt; và không chỉ để làm điều tốt chúng ta mới cần Chúa Thánh Thần, mà thậm chí ngay cả để nhận thức được điều ǵ là tốt cũng cần Chúa Thánh Thần. Hơn nữa, để ao ước điều tốt lành, cũng cần sự trợ giúp và ân sủng của Thánh Thần; và c̣n hơn nữa, để ao ước ao ước điều tốt lành, để muốn có ḷng ao ước tốt lành, chúng ta cũng cần ân sủng của Thiên Chúa T́nh Yêu (x. HL. 101. 102). Tất cả những ǵ tốt lành nơi chúng ta đều đến từ Thiên Chúa T́nh Yêu và hoàn tất nơi Thiên Chúa T́nh Yêu (LT. 237).

ii). Thánh Thần khơi động ao ước tốt lành nơi ta

            Thánh Ynhă trong Linh Thao thường dạy “xin điều tôi muốn và ao ước” (LT. 48). Cuộc sống của chúng ta là quà tặng của Thiên Chúa, những ǵ tốt lành nơi chúng ta cũng là ân sủng của Thiên Chúa, những ǵ tốt lành chúng ta muốn và ao ước khát mong cũng là do Thánh Thần thúc đẩy. Nói mạnh hơn, chính Thánh Thần giúp chúng ta cầu xin cùng Thiên Chúa, giúp chúng ta cầu xin cùng Ngài, và nài xin Ngài đến trợ giúp chúng ta (xem thêm Rm. 8).

Yêsu-hữu là người ao ước nên giống Đức Yêsu chịu xỉ nhục khinh chê. Thánh Ynhă viết trong Hiến Luật: “Phải hỏi xem họ có cảm thấy nơi ḿnh những ao ước rất hữu ích và phong phú ấy không“(HL. 101), hoặc ít là phải có ḷng ao ước có ḷng ao ước đó (HL. 102). Có thể nói, ḷng ao ước đó, hoặc ít là ḷng ao ước điều đáng ao ước đó, là ơn của Thiên Chúa, là ân sủng Thánh Thần ban cho yêsu-hữu.

Để có thể bỏ ḿnh, tự hủy để phục vụ, để yêu Chúa, chúng ta phải cầu xin Thiên Chúa ban ơn hoàn tất điều Ngài đă khởi sự nơi chúng ta. Chính Chúa Thánh Thần đă giúp chúng ta thấy phải từ bỏ chính ḿnh để giúp đỡ các linh hồn, th́ cũng chính Thánh Thần sẽ giúp chúng ta từ bỏ chính ḿnh!

Đời sống thiêng liêng là đời sống theo Thánh Thần, vâng phục Thánh Thần, sống dưới sự hướng dẫn và thúc đẩy của Thánh Thần. Trong đời sống thường ngày, mỗi yêsu-hữu phải sống những chiều kích đặc sủng Ḍng Tên, cụ thể là trong việc cầu nguyện, xét ngắm và xét ḿnh mỗi ngày như đ̣i buộc và biểu hiện t́nh yêu đối với Thiên Chúa, và trong việc tông đồ như đ̣i buộc và diễn đạt t́nh yêu đối với tha nhân,
và sau nữa là trong sự từ bỏ liên lỉ như thước đo kiểm nghiệm t́nh yêu và ḷng quảng đại đối với Đức Yêsu-vác-thập- giá và đối với tha nhân.

Một yêsu-hữu trọn vẹn sẽ không nghĩ rằng ḿnh thành toàn hay đạt được tất cả những điều tốt lành tự nguyên bản thân ḿnh, nhưng người đó phải khiêm tốn nhận sự thật thâm sâu về chính ḿnh: ḿnh chỉ là tội nhân trước mặt Chúa, và những ǵ tốt lành ḿnh ao ước, ḿnh muốn, ḿnh cầu xin, ḿnh thực hiện, ḿnh “là,” tất cả đều là t́nh yêu và ân sủng của Thiên Chúa, tất cả đều là công tŕnh của Thánh Thần T́nhYêu. Nếu không có t́nh yêu và ân sủng của Thiên Chúa, nếu không có Thánh Thần tác động nơi tôi, th́ tôi chỉ là không, th́ tôi chỉ là người tệ hại nhất giữa những người tệ hại nhất.

Tóm lại, đời sống thiêng liêng của yêsu-hữu là đời sống của người được Thiên Chúa yêu và ban tràn đầy ân sủng. Chính Chúa Thánh Thần làm yêsu-hữu ao ước nên giống Đức Yêsu trong khó nghèo xỉ nhục; và hơn nữa, cũng chính Thánh Thần làm yêsu-hữu ao ước ao ước được nên giống Đức Yêsu vác thập giá v́ yêu Ngài. Cũng chính Thánh Thần T́nh Yêu thôi thúc yêsu-hữu giúp đỡ các linh hồn theo gương Đức Yêsu, như những người tôi tớ phục vụ, khiêm tốn, tự hủy. Cũng chính Chúa Thánh Thần giúp yêsu-hữu sống đời bỏ ḿnh, và cũng chính Thánh Thần khơi dậy nơi yêsu-hữu ước vọng bỏ ḿnh v́ t́nh yêu đối với Chúa Yêsu.

Trong đời sống thường ngày của một yêsu-hữu, chúng ta phải luôn ư thức và luôn sống tùng phục dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần, chúng ta phải tỉnh táo nhận ra tương quan của ḿnh với Thiên Chúa hiện như thế nào? Chẳng hạn, có được an ủi không (LT. 316)? nếu không được an ủi th́ có ǵ cần chỉnh đốn (LT. 322)?

Dưới sự thúc đẩy của Thánh Thần trong những lần xét ngắm và xét ḿnh, yêsu-hữu phải kiểm nghiệm và nhận định để biết t́nh yêu của ḿnh đối với Thiên Chúa và tha nhân như thế nào, có là t́nh yêu chân thực được biểu lộ qua đời sống từ bỏ hay tự hủy không; và cũng để nhận ra lời mời gọi tiến xa hơn nữa trong t́nh yêu, đặc biệt t́nh yêu đối với Đức Yêsu, cũng như lời mời gọi xả thân hơn nữa trong t́nh yêu đối với tha nhân bằng việc phục vụ giúp đỡ “các linh hồn.”

 

AD MAIOREM DEI GLORIAM

(15. 4 -15. 05. 1989; 10 -11. 07. 1991)

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA HƠN

 


 

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

 

CONST. I        Sancti Ignatii De Loyola Constitutiones Societatis Jesu, Tomus primus, Monumenta Constitutionum Praevila, Edit. Arturus Codina, MHSI. Vol. 63 Romae 1967.

CONST. II       Sancti Ignatii De Loyola Constitutiones Societatis Jesu, Tomus secundus, Textus Hispanus, MHSI. Vol. 64, Romae 1936.

ĐT                   Định Thức Ḍng Tên được Đức Giáo Hoàng Phaolô III phê chuẩn ngày 27. 09. 1940 và được Đức Giáo Hoàng Juliô III tái phê chuẩn.

HL                   Hiến Luật Ḍng Tên

LT                    Linh Thao của thánh Ynhă

PC                  Perfectae Caritatis, sắc lệnh về Canh Tân và Thính Nghi Đời Tu của Công Đồng Vatican II

TT                    Tự Thuật của thánh Ynhă được cha Gon-Calves da Câmara ghi lại.

 

THƯ MỤC

 

Arrupe, P., De inspiratione trinitaria Charismatis Ignatiani, AR. vol. XVIII, Romae 1980.

Bertrand, D., Un Corps pour l’Esprit, DDB - Bellarmin 1974.

De Chastonay, P., Les Constitutions De L’Ordre De Jésuites, Aubier 1941.

Định Thức Ḍng Tên.

Léon-Dufour, X. , Vocabulaires De Théologie Biblique, Cerf 1963.

Notes Ignatiennes: 1. La Délibération Des Premiers Pères, Maison St. Augustin D’Enghien, Belgique 1956.

Perfectae Caritatis của Công Đồng Vatican II.

Sancti Ignatii De Loyola Constitutiones Societatis Jesu, Tomus Primus: Monumenta Constitutionum Praevia, Edit. Arturus Codina , MHSI. Vol. 63, Romae 1967.

Sancti Ignatii De Loyola, Constitutiones Societatis Jesu, Tomus Secundus: Textus Hispanus, MHSI. Vol. 64, Romae 1936.

St. Ignace De Loyola, Autobiographie, Trad. Alain Guillermou, Coll. “Maitres Spirituels,” Seuil 1962.

St. Ignace De Loyola, Constitutions De La Compagnie De Jésus I, Trad. F. Courel, Coll. Christus 23, DDB. 1967.

St. Ignace De Loyola, Constitutions De La Compagnie De Jésus II, Trad. F. Roustang, Coll. Christus 24, DDB. 1967.

St. Ignatius Of Loyola, The Constitutions Of The Society Of Jesus,

Transl. Georce E. Gans, Edit., St. Louis-Missouri 1969.

 

HOME      LINH ĐẠO     ĐẶC SỦNG D̉NG TÊN

 

 

Chúc các bạn an vui.

Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.

[email protected]

 



[1] Tuy nhiên điều này vẫn được duy tŕ trong hiến luật năm 1541; và năm 1543 thánh Ynhă vẫn hướng dẫn Lainez làm việc “dạy giáo lư cho trẻ em.” Trong hiến luật bản A vẫn c̣n liên kết lời khấn vâng phục giáo hoàng và việc dạy giáo lư cho trẻ em; Nhưng vào năm 1551, theo lời yêu cầu của Salmeron, hai lời khấn được tách rời ra, và lời khấn dạy giáo lư cho trẻ em vẫn c̣n trong hiến luật nhưng với h́nh thức nhẹ nhàng hơn.

[2] Vào khoảng tháng 3 năm 1547, Polanco được gọi về Roma và được chỉ định làm thư kư cho cha Ynhă. Nhờ chất liệu đă có suốt từ năm 1539, và với sự trợ giúp của cha Polanco, cha thánh Ynhă đă soạn thảo hiến luật có hiệu quả hơn. Polanco có một chỗ đứng quan trọng trong việc viết hiến luật.

[3] Từ khi được ơn hoán cải và nhất là sau thời gian sống thân thiết với Thiên Chúa ở Manresa, Ynhă luôn miệt mài giúp đỡ các linh hồn và t́m mọi cách để giúp đỡ các linh hồn hữu hiệu nhất. Khi hành hương tới Yêrusalem, Ynhă đă quyết định ở lại đó để giúp đỡ các linh hồn tại quê hương của Chúa; Ngài chỉ từ bỏ ư định trên khi cha bề trên tỉnh ḍng Phanxicô ngăn cản với quyền buộc thành tội do ṭa thánh ân nhượng; Sau khi đi Yêrusalem trở về, Ynhă vẫn luôn giúp đỡ các linh hồn bằng việc truyền thông kinh nghiệm thiêng liêng dù ngài gặp rất nhiều khó khăn và ngăn cấm; Việc học hành đối với Ynhă cũng là để có quyền và có thể giúp đỡ các linh hồn hơn. Nhóm bạn bảy người mà Ynhă chiêu mộ và hướng dẫn qua linh thao và các cuộc nói chuyện thiêng liêng cũng đă liên tục giúp đỡ các linh hồn. Ở Venice năm 1536, Ynhă vẫn tiếp tục học thần học, vừa giúp đỡ các linh hồn qua việc thăm bệnh nhân ở bệnh viện và cho linh thao; Các bạn c̣n lại đă đến Venice vào đầu năm 1537, và đă liên tục giúp đỡ các linh hồn. Như vậy, kể từ năm 1537 trở đi, nhóm bạn Ynhă chuyên chăm lo giúp đỡ các linh hồn. V́ không có tàu đi Yêrusalem nên theo lời khấn ở Montmartre, các bạn đầu tiên đă tới tŕnh diện Đức Giáo Hoàng và phó thác để Ngài tùy ư cắt đặt đi đâu theo Ngài thấy Chúa được vinh danh hơn. Cuộc hiến dâng chiếu theo lời khấn năm 1534 được thực hiện vào khoảng tháng 11 năm 1538. Trong khi chờ đợi Đức Giáo Hoàng sai gởi, nhóm bạn Ynhă làm việc tại vùng phụ cận Roma theo ư Đức Giáo Hoàng. Chính trong bầu khí sắp sửa chia tay mỗi người một phương này mà nhóm Ynhă đă thảo luận xem họ có nên tiếp tục chịu trách nhiệm về nhau, lo lắng và săn sóc cho nhau, dù phải phân tán mỗi người một phương do sứ vụ tông đồ không. Cuộc thảo luận này xảy ra vào khoảng giữa tháng 3 năm1539, và họ đă quyết định giữ mối liên kết mà Thiên Chúa đă tác hiệp họ với nhau, bằng việc khấn vâng lời một người trong họ, và nếu điều này được Đức Giáo Hoàng phê chuẩn. Đây là quyết định đưa đến thành lập Ḍng Tên.