HOME CHIA SẺ LỜI CHÚA
LỜI CHÚA NĂM A LỜI CHÚA NĂM B LỜI CHÚA NĂM C NGÔI ĐỀN VÀNG CỦA ĐẤNG
TỐI CAO Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J. Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Vọng
Năm B Sam. 7, 1-5. 8-12. 14. 16;
Rm. 16, 25-27; Lc. 1, 26-38 Thiên Chúa nhập thể
đã được sinh hạ trong chuồng chiên cừu tại Bêlem hơn 2000 năm trước. Hôm nay,
Thiên Chúa muốn mỗi người trở thành nơi Thiên Chúa được cưu mang và sinh hạ.
Thiên Chúa mời gọi mỗi người hãy trở thành nơi Thiên Chúa ngự như cung lòng Đức
Maria, trở thành nơi Thiên Chúa sinh hạ như máng cỏ ở Bêlem, trở thành đền thờ
để Thiên Chúa ngự trị và hiển lộ. 1. Ngôi nhà Thiên Chúa ngự Vua Đavít muốn xây
dựng một ngôi đền thờ cho Chúa ngự, vì vua nghĩ rằng thật không phải khi vua
sống trong ngôi nhà bằng gỗ bá hương, còn Chúa ngự nơi “lều tạm.” Vua Đavít đã
đem ý định này nói cho tiên tri Nathan, và tiên tri với lý trí con người, nghĩ rằng
vua cứ làm theo điều vua thấy đúng. Lời Chúa đã nói với
tiên tri Nathan, để nói với Đavít: “ngươi là con người, mà muốn xây nhà cho
Thiên Chúa ở sao?” Chính Thiên Chúa mới là Đấng “xây nhà” cho Đavít. Chính
Thiên Chúa là Đấng tuyển chọn Đavít khi vua còn là cậu bé chăn chiên, đã làm
cho Đavít nổi tiếng, đã cho Đavít chăn dắt nhà Israel. Chính Thiên Chúa sẽ xây
nhà cho Đavít, sẽ cho triều đại vua tồn tại qua một người con cháu. Đáp lại ý
định quảng đại của Đavít, Thiên Chúa mặc khải cho vua biết ý định của Ngài: một
người từ dòng dõi của vua sẽ được yêu thương đặc biệt, và triều đại của vị vua
đó sẽ trường tồn vạn đại. Chương trình yêu thương của Thiên Chúa cho con người
vượt xa vô cùng điều con người định làm cho Thiên Chúa. Con người không thể
xây nhà để Thiên Chúa ngự, nhà Thiên Chúa ngự luôn là “lều tạm” vì đó là dấu
chỉ Thiên Chúa hiện diện cho con người. Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, nơi nào cũng
là nhà Ngài cũng thuộc về Ngài, Ngài không cần ai xây nhà cho Ngài. Ở đây Thiên
Chúa nhắc nhở con người hãy nhớ “Ngài là ai.” Ngài không giống con người, Ngài
vượt xa con người, Ngài siêu việt, Ngài ở “trên trời” nhưng cũng ở ngay trong
tâm hồn mỗi người. Mỗi người là đền thờ sống động của Thiên Chúa. 2. Đền thờ sống động cho Thiên
Chúa Mỗi người là đền thờ
sống động của Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa là Đấng xây dựng ngôi đền thờ này
qua cha mẹ mỗi người khi cho mỗi người được sinh ra qua cha mẹ mình; cũng chính
Thiên Chúa tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn ngôi đền thờ này qua những lời giảng
dạy của những thày cô dạy giáo lý, qua các người thuộc về Ngài như các tu sĩ,
qua chính Giáo Hội qua các linh mục và toàn thể dân Chúa. Chính Thiên Chúa
đang xây dựng đền thờ sống động là mỗi người chúng ta cho Ngài. Không ai xây
dựng ngôi đền thờ này ngoại trừ chính Ngài, những người khác chỉ là công cụ
Thiên Chúa dùng. “Lều tạm” nơi dân Do Thái ngày xưa, là dấu chỉ Thiên Chúa hiện
diện cho dân Do Thái. Mỗi người là đền thờ Thiên Chúa, không chỉ như lều tạm
nữa, mà là nơi Thiên Chúa vui thích ngự vì Thiên Chúa yêu thương mỗi người. Không
ai yêu thương mình bằng Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng yêu thương tôi nhất. Đền thờ Thiên Chúa
là nơi con người có thể tới để gặp gỡ, nói chuyện, tâm sự với Ngài. Thiên Chúa
mời gọi mỗi người trở thành dấu chỉ Thiên Chúa hiện diện cho người khác, trở
thành biểu hiện Thiên Chúa yêu thương người khác, trở thành dụng cụ sống động
để Thiên Chúa hiện diện và diễn tả tình yêu của Ngài cho tha nhân. Mùa vọng và
mùa Giáng Sinh, là dịp rất tốt để mỗi người trở về với Thiên Chúa, để mình sẵn
sàng cho Thiên Chúa ngự trị và làm những gì Ngài muốn qua chính con người của
mình. 3. Đức Maria- Đền Thờ Sống Động
Tuyệt Vời của Thiên Chúa Đức Maria đã đính
hôn với Yuse (Lc.1, 27). Như vậy phải chăng cô gái tên Maria này đã quen Yuse,
đã yêu Yuse; và họ đã quyết định lập gia đình với nhau; hơn nữa họ đã đi một
bước dài: đã đính hôn. Có lẽ chỉ chờ thời gian để thành vợ thành chồng, chờ khi
Yuse đón Maria về nhà mình. Thiên Chúa đã can
thiệp vào cuộc đời của Maria và Yuse, và qua đó ảnh hưởng tất cả nhân loại.
Thiên Chúa đề nghị Maria có thai và sinh một con người đặc biệt, không phải do
Yuse: “việc đó xảy ra thế nào, vì cho tới bây giờ tôi chưa có liên hệ vợ chồng
(với Yuse)” (Lc.1, 34). Sứ thần cho biết, đây là con người đặc biệt, Thiên Chúa
là Cha của Người, Người này sẽ trị vì trên nhà Đavít, nước Người rộng vô biên. Để có thể thưa tiếng
xin vâng với Thiên Chúa, đức Maria đã phải đặt ·
tình yêu Thiên Chúa
trên tình yêu riêng (đối với thánh Yuse); ·
ý định Thiên Chúa trên
danh dự gia đình; ·
niềm tin vào Thiên Chúa
hơn là chính con người của mình. Nếu
Yuse không hiểu và không thông cảm, thì đức Maria mất người mình yêu thương.
Khi thưa tiếng xin vâng, Maria sẵn sàng chấp nhận trường hợp này; vì ý Thiên
Chúa được coi là trên hết đối với đức Maria. Nếu Yuse không chịu hiểu, và nếu chuyện
tai tiếng xảy tới cho gia đình, làm sao thánh Yoan-Kim và thánh Anna có thể
chịu đựng được điều như vậy? Đức Maria chấp nhận tất cả điều tệ hại nhất có thể
xảy ra cho gia đình cha mẹ và họ hàng, ý định của Thiên Chúa phải được coi là
trên hết. Nếu Yuse không hiểu và không thông cảm, nếu Yuse tố cáo công khai thì
sao, Maria có thể bị ném đá chết như một phụ nữ phạm tội ngoại tình! Nếu chuyện
xảy ra như vậy, thì việc nhận lời thụ thai nào có ích lợi gì? Không, đức Maria
vẫn hoàn toàn tin tưởng và phó thác tất cả cho Thiên Chúa. Thiên Chúa quyền
năng, Ngài có thể làm tất cả những gì, và Ngài có thể làm cho thành sự những gì
Ngài đã khởi đầu. Chỉ khi phó thác như vậy, đức Maria mới có thể thưa tiếng xin
vâng đối với Thiên Chúa. Đức Maria đã thưa tiếng xin vâng với Thiên Chúa, dù Mẹ
chưa thấy rõ hoàn toàn tương lai của mình. Chưa thấy rõ, nhưng Mẹ vẫn tin tưởng
phó thác tất cả cho Thiên Chúa: “Phúc
cho em là kẻ đã tin rằng Lời
Chúa phán cùng em sẽ được thực
hiện” (Lc.1,45). Lúc này, những gì Thiên Chúa nói với Mẹ chưa được thực hiện,
nhưng Mẹ tin chúng sẽ được thực hiện. Những điều này Đức Maria chỉ thấy được
thực hiện khi Đức Yêsu sống lại từ cõi chết. Đức tin của Mẹ thật tuyệt vời. Với tiếng Xin Vâng của Đức Maria, Thiên Chúa có thể thực hiện chương trình
cứu độ con người của Ngài. Thiên Chúa cần tiếng Xin Vâng của Đức Maria. Thiên
Chúa cũng cần tiếng “xin vâng” của mỗi người chúng ta, để thực hiện công trình
cứu độ mỗi người chúng ta. Tiếng xin vâng của Đức Maria làm biến đổi lịch sử
hoàn vũ, làm Mẹ trở thành người tuyệt vời, người được chúc phúc giữa mọi người
nữ. Nếu chúng ta thưa tiếng xin vâng với Thiên Chúa, có thể Thiên Chúa đang
dùng chúng ta để biến đổi môi trường sống của chúng ta: làm những người ở đó
bình an hơn, vui hơn, hạnh phúc hơn. Lúc đó, chúng ta trở nên đền thờ sống động
của Thiên Chúa, là nơi hiển lộ Thiên Chúa cho những người sống xung quanh chúng
ta. Câu
hỏi gợi ý chia sẻ 1. Theo bạn, người mà Đức
Maria cưu mang và sinh hạ là ai vậy? 2. Khi nào và làm sao người
ta biết người con Đức Maria cưu mang là Thiên Chúa nhập thể? 3. Tại sao lại phải loan báo
về Đức Yêsu? Ích lợi gì? 4. Bạn đã và đang làm gì để
trở nên máng cỏ sống động cho Thiên Chúa được sinh ra? HOME CHIA SẺ LỜI CHÚA
LỜI CHÚA NĂM A LỜI CHÚA NĂM B LỜI CHÚA NĂM C Chúc bạn
an vui hạnh phúc. Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.