HOME CHIA SẺ LỜI CHÚA
LỜI CHÚA NĂM A LỜI CHÚA NĂM B LỜI CHÚA NĂM C LỄ MÌNH MÁU CHÚA
KITÔ Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J. Chúa Nhật thứ hai sau lễ
Chúa Thánh Thần Hiện Xuống- Lễ Mình Máu Chúa Kitô Đnl.8, 2-3.14b-16a; 1Cr.10,
16-17; Ga.6, 51-58 Chúa Nhật thứ chín thường
niên, năm A Có một số Kitô-hữu cho rằng Đức Yêsu
là biểu tượng của Thiên Chúa. Mình Máu Chúa Kitô cũng được một số người hiểu
như biểu tượng Đức Yêsu hiện diện. Không sai khi nói Đức Yêsu là biểu tượng của
Thiên Chúa, và bí tích Thánh Thể là biểu tượng Đức Yêsu phục sinh; tuy nhiên
còn có điều gì hơn thế nữa. 1. Đức Yêsu là biểu tượng của
Thiên Chúa Biểu
tượng khác dấu chỉ. Dấu chỉ là một thực tại hữu hình, chỉ tới một thực tại vô
hình. Chẳng hạn, dấu chỉ hoặc dấu hiệu đi đường là những hình vẽ, giúp người
lái xe hoặc khách bộ hành biết những thông tin cần thiết. Những dấu chỉ hoặc
dấu hiệu này do quy ước mà có. Biểu tượng cũng là dấu chỉ, nhưng nó còn có liên
hệ mật thiết đến thực tại nó biểu thị, chẳng hạn trái tim là biểu tượng của
tình yêu; vì khi người ta yêu, nhịp đập của trái tim khác với những lúc bình
thường. Khi
khẳng định Đức Yêsu là biểu tượng của Thiên Chúa, người ta không chỉ muốn nói
Đức Yêsu là dấu chỉ Thiên Chúa hiện diện hoặc yêu thương, nhưng còn muốn nói
giữa Đức Yêsu và Thiên Chúa có một mối liên hệ đặc biệt. Nói theo ngôn từ của
thánh Phaolô, Đức Yêsu là “hình ảnh của Thiên Chúa vô hình”. Các nhà thần học
khi nói Đức Yêsu là con Thiên Chúa, thì không chỉ muốn nói Đức Yêsu là con
Thiên Chúa như chúng ta là con Thiên Chúa, nhưng còn muốn nói Đức Yêsu Đức Yêsu
là con Thiên Chúa một cách đặc biệt, chữ Con được viết hoa, hoặc là con đồng bản
tính Thiên Chúa. Tuy nhiên khi nói Đức Yêsu là con đồng bản tính Thiên Chúa,
các nhà thần học không có ý muốn nói
Đức Yêsu và Thiên Chúa là hai Thiên Chúa. Đức
Yêsu là Con Thiên Chúa, là hình ảnh của Thiên Chúa, là dấu chỉ của Thiên Chúa,
là biểu tượng của Thiên Chúa, là Đấng để Thiên Chúa chiếm đoạt Ngài hoàn toàn,
đến độ ở một mức độ nào đó có thể nói Ngài “là Thiên Chúa”. Tuy vậy, chỉ có một
Thiên Chúa. 2. Đức Yêsu là Ngôi Lời Thiên Chúa
nhập thể Trong
việc tìm kiếm từ ngữ diễn tả về thực tại Đức Yêsu Kitô, các nhà thần học đã
sáng chế ra từ ngữ “Ngôi Lời Thiên Chúa”. Đức Yêsu là Ngôi Lời Thiên Chúa nhập
thể. Từ ngữ này làm cho người ta hiểu, Đức Yêsu không chỉ là một người, được
Thiên Chúa chiếm đoạt và trở thành thần-nhân, một người được trở thành Thiên
Chúa theo nghĩa “Thiên Chúa làm người để con người được trở thành Thiên Chúa”,
nhưng còn nói một nghĩa đặc biệt: Đức Yêsu là Thiên Chúa nhập thể, là Ngôi Lời
Thiên Chúa nhập thể. Nơi Đức Yêsu còn có một điều gì hơn nữa, Ngài là Thiên
Chúa ”từ trước”. Đức
Yêsu vẫn khác biệt với Thiên Chúa cho dù Ngài “là Thiên Chúa”, nên các nhà thần
học diễn tả bằng từ ngữ, Ngài là “Ngôi Lời Thiên Chúa” nhập thể. Ngôi Lời Thiên
Chúa và Thiên Chúa có gì khác? Các nhà thần học diễn tả: cái khác là “ngôi vị”.
Có điều chữ ngôi vị này không giống chữ “persona” của con người ngày nay. Ngôi
Lời, hay Ngôi Hai, hay Chúa Con, vẫn đồng nhất với Thiên Chúa, vẫn là một Thiên
Chúa; không giống như bạn và tôi là hai ngôi vị, và hàm chứa là hai thực tại
khác nhau. Để
hiểu Ngôi Lời (Chúa Con), Ngôi Cha (Thiên Chúa), Ngôi Ba (Thánh Thần) khác nhau
thế nào, người ta phải hiểu trong văn mạch; đây là những từ ngữ diễn tả về
Thiên Chúa, diễn tả thực tại đặc biệt của Đức Yêsu Kitô, và sau đó diễn tả
tương quan giữa Đức Yêsu và Thiên Chúa cùng Thánh Thần. Giáo
Hội không áp đặt một ý nghĩa cho Thiên Chúa, rồi nói Thiên Chúa phải như vậy;
nhưng Giáo Hội diễn tả thực tại Đức Yêsu và tương quan của Ngài với Thiên Chúa.
Đức Yêsu là người tuyệt vời, và còn hơn là một người nữa. Còn hơn là một người
nữa, nghĩa là gì? “Là Thiên Chúa”. “Là Thiên Chúa” nhưng vẫn khác với Thiên
Chúa, và điều này nghĩa là gì? Các nhà thần học diễn tả điều này bằng “Ngôi Lời
Thiên Chúa”, là “Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể”. 3. Bí tích Thánh Thể là Mình Máu
Thánh Đức Chúa Kitô Tấm
hình chụp một người, là dấu chỉ về người đó. Một phần thân thể của một người,
có thể trở thành dấu chỉ và biểu tượng của người đó. Những thói quen, những lời
nói, có thể là những dấu chỉ gợi nhớ đến một người. Theo nghĩa này, nghi thức
“bẻ bánh” có thể làm cho người ta nhớ đến Đức Yêsu vì Ngài vẫn hay làm điều
này. Bí
tích Thánh Thể không chỉ là những hành vi gợi nhớ Đức Yêsu. Nếu chỉ là hành vi
gợi nhớ, thì ai làm cũng được. Chỉ cần chọn một người xứng đáng nhất trong
những người hiện diện để thực hiện hành vi này mà thôi. Nơi Tin Mừng được đọc
hôm nay, những người Do Thái hiện diện không hiểu lời nói của Đức Yêsu đơn
thuần như vậy. Họ hiểu theo nghĩa đen: “làm sao người này có thể lấy thịt mình
cho chúng ta ăn được?” Những lời của Đức Yêsu được hiểu “đúng” tới mức độ gây
ấn tượng rất mạnh đến nỗi nhiều môn đệ đã theo Đức Yêsu và bỏ đi khi nghe những
lời này. Đức
Yêsu là lương thực nuôi dưỡng con người. Thịt máu Đức Yêsu là của ăn của uống
cho con người. “Con người sống không chỉ nhờ cơm bánh nhưng còn bởi Lời Thiên
Chúa nữa”. Bí tích Thánh Thể không chỉ là duyên cớ tập họp tín hữu để qua đó
dân Chúa được dạy dỗ bằng Lời Thiên Chúa, nhưng còn là chính thân xác của Đức
Yêsu Phục Sinh. Bí tích Thánh Thể là thân xác của Đức Yêsu phục sinh nuôi dưỡng
con người, cũng tương tự Mình Máu Đức Chúa Yêsu là của ăn của uống cho con
người mà ngày xưa Đức Yêsu đã đề cập đến. 1. Bạn hiểu Đức Yêsu là Con
Thiên Chúa như thế nào? 2. Bạn có tin hình bánh hình
rượu sau truyền phép là Mình Máu Thánh Đức Chúa Yêsu Phục Sinh không? Bạn hiểu
điều này như thế nào? 3. Bạn có thường dự lễ và
rước lễ không? Theo bạn hiểu, khi rước Mình Máu Thánh Chúa Kitô, điều gì xảy ra
nơi bạn? HOME CHIA SẺ LỜI CHÚA
LỜI CHÚA NĂM A LỜI CHÚA NĂM B LỜI CHÚA NĂM C Chúc bạn
an vui hạnh phúc. Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J. Câu hỏi gợi ý chia sẻ