HOME CHIA SẺ LỜI CHÚA
LỜI CHÚA NĂM A LỜI CHÚA NĂM B LỜI CHÚA NĂM C THIÊN CHÚA
THƯƠNG CỨU CON NGƯỜI Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J. Chúa Nhật
thứ ba mươi thường niên, năm B Anh mù ăn xin,
con ông Timê, hôm nay được chữa lành. Khi được Đức Yêsu gọi, anh ta vui mừng đã
vứt tung cả áo choàng để có thể mau đến với Đức Yêsu. Nhờ đức tin soi dẫn, anh
ta đã được sáng. i. Thiên Chúa- Đấng thương xót con người Vào thế kỷ VI
trước công nguyên, khi dân Do Thái đang lưu đày, Yêrêmia đã nói với tư cách
ngôn sứ: Thiên Chúa sẽ đem dân Israel lưu đày trở về. Thiên Chúa sẽ cứu dân
Người, số sót của Israel; ngay cả những người què và đui mù, phụ nữ với trẻ
thơ, từng đoàn từng lũ kéo nhau về. Thiên Chúa sẽ an ủi dân Người khi Người đem
họ về. Thiên Chúa sẽ dẫn họ tới suối nước, đi trên đường bằng phẳng kẻo họ bị
vấp ngã, vì Thiên Chúa là cha của Israel. Vì tội lỗi của
dân, Thiên Chúa để dân Do Thái phải lưu đầy nơi đất khách quê người; và vì lòng
nhân từ, Thiên Chúa đưa dân Israel trở về. Đây là những điều kỳ diệu Thiên Chúa
đã làm cho dân Do Thái trước mắt mọi dân tộc. Khi một dân bị lưu đầy giữa một
dân tộc khác, họ sẽ bị kỳ thị, khinh bỉ, hà hiếp, và cảm thấy nhục nhã. Dân Do
Thái đã một thời sống nơi đất khách quê người hơn bốn trăm năm, từ thời ông
Giacóp và mãi đến thời Thiên Chúa dùng Môsê giải phóng dân Chúa khỏi Aicập và
đưa về Đất Hứa. Lần này khi bị lưu đày ở Babylon, Thiên Chúa đã dùng vua người
ngoại Kyrô đem dân Ngài trở về quê hương xứ sở. Được trở về quê hương, cũng
tương tự như được giải phóng khỏi ách nô lệ, dân Chúa vui mừng dường bao! Thiên Chúa là
Đấng thương xót dân Ngài. Ngài rung động trước nỗi khổ của dân, và Ngài đáp cứu
họ. Thiên Chúa tỏ cho dân biết Ngài là Thiên Chúa giầu lòng thương xót, quan
tâm đến dân, muốn giải phóng dân thoát khỏi mọi nỗi khổ đau. Thiên Chúa rất gần
con người, Ngài luôn ở bên con người để có thể nghe được tiếng họ kêu xin.
Thiên Chúa là người kề cận, là người bạn, người anh, người cha và người mẹ đối
với con người. ii. Gọi anh ta lại đây Đức Yêsu trong
cuộc đời đi rao giảng, Ngài cũng rung động trước nỗi khổ của con người. Với
người nghèo đói, Ngài cho họ cơm bánh; với những người bệnh tật như người mù,
người bại liệt, người phong cùi, người điếc lác, Ngài chữa lành họ. Ngài đã
trải qua kiếp nghèo nên Ngài dễ thông cảm với người nghèo; Ngài đã khổ nên Ngài
dễ thông cảm với những ai đau khổ; Ngài được sinh ra trong hoàn cảnh cùng khổ
nhất, nên có thể thông cảm với tất cả mọi người. Người mù con ông
Timê nghe biết Đức Yêsu đi ngang qua, anh ta kêu lên: “Lạy ông Yêsu, con vua
Đavít, xin thương xót tôi”. Người ta quát mắng bảo anh im đi, nhưng anh ta lại
càng la to hơn: “Lạy con vua Đavít, xin thương xót tôi”. Đây là tiếng kêu của
người đau khổ, người cùng khốn, không biết nại vào điều gì để xin người khác
ban ơn cho mình, chỉ còn biết nại vào lòng thương xót của người khác. Anh ta
không có lý do gì để xin điều mình muốn xin, chỉ nhờ hoàn toàn vào lòng thương
của người khác. Đức Yêsu là người cảm thương anh hơn cả; người khác quát mắng
đòi anh im lặng nhưng Đức Yêsu thì khác. Người khác có thể không tin, nên đòi
anh im lặng; còn anh, anh hy vọng, anh tin, nên anh càng la to hơn. Lạy con vua
Đavít, xin thương xót tôi. Đức Yêsu dừng lại. Ngài đã nghe thấy tiếng kêu cứu,
kêu xin Ngài cứu. Ngài không thể bước đi vì tiếng kêu xin này! “Gọi anh ta tới
đây”. Anh ta mừng, nhẩy lên, vứt cả áo choàng. Hy vọng tràn trề: Ngài đã cho
gọi anh, Ngài đã nghe tiếng anh, đã quan tâm tới anh. “Anh muốn ta làm gì cho
anh? Lạy thầy, xin cho tôi được sáng”. Một câu quá ngắn, nhưng lại quá khó khăn
đối với con người! “Lòng tin của anh đã cứu anh”. Đức Yêsu là đại
diện Thiên Chúa đối với con người. Ngài sống giữa con người như những người
nghèo hèn nhất, cùng khốn nhất; Ngài có thể nghe tiếng kêu cứu của con người.
Ngày xưa, Thiên Chúa đã nghe tiếng dân Israel kêu cứu khi phải sống lầm than ở
Aicập, Ngài đã sai Môsê đi cứu họ; ngày nay, Thiên Chúa cũng luôn nghe tiếng
kêu cứu của con người. Thiên Chúa cũng sai bao người đại diện Ngài thương cứu
con người hôm nay. Mỗi người đều được Thiên Chúa mời gọi trở thành tình yêu của
Thiên Chúa cho tha nhân. iii. Đức Yêsu- Vị thượng tế cảm thông nỗi khổ đau của con người Một người không
thể là thượng tế theo ý mình muốn, nhưng là một ân huệ được Thiên Chúa trao
tặng. Đó là một ơn gọi. Vị thượng tế cũng là một người như bao người khác, cũng
yếu đuối và lỗi lầm, nên phải dâng lễ tạ tội cho dân và cho chính mình. Vị
thượng tế là người thông cảm với người khác, vì chính ngài cũng cảm thấy mình
mong manh mỏng dòn như người khác vậy. Vị thượng tế được chọn giữa bao người,
để làm trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Tác giả thư Do
Thái nhận ra Đức Yêsu Kitô là vị thượng tế; vị thượng tế này không phạm tội cho
dù Ngài chia sẻ hoàn toàn thân phận con người. Vị thượng tế này rất gần con
người cho dù Ngài không phạm tội, vì Ngài cũng chia sẻ tất cả những gì là con
người. Ngài không là tội nhân vì phạm tội không thuộc về bản chất con người.
Thiên Chúa không tạo dựng con người để con người phạm tội, nhưng tạo dựng con
người để con người nên giống Thiên Chúa và thuộc về Thiên Chúa. Đức Yêsu Kitô là
biểu lộ tình thương của Thiên Chúa đối với con người. Đức Yêsu thương cảm con
người, tức là, Thiên Chúa thương cảm con người. Đức Yêsu là Thiên Chúa ở với
con người: Thiên Chúa hiện diện với con người trong mọi nỗi gian khổ và thăng
trầm của họ trong cuộc sống, Ngài đói với người đói, khát với người khát; Ngài
đau với người đau, khổ với người khổ. Ngài muốn con người nhận ra rằng: Thiên
Chúa yêu con người, và Thiên Chúa muốn con người ở trong tình yêu của Thiên
Chúa. Thiên Chúa là tình thương. Ai sống yêu thương là con cái Thiên Chúa. Ai
yêu thương anh em là yêu thương Thiên Chúa. Thiên Chúa thương cứu con người nhờ
Đức Yêsu Kitô. Câu hỏi gợi ý chia sẻ 1. Với bạn,
từ ngữ nào diễn tả Thiên Chúa cách tuyệt nhất? HOME CHIA SẺ LỜI CHÚA
LỜI CHÚA NĂM A LỜI CHÚA NĂM B LỜI CHÚA NĂM C Chúc
bạn an vui hạnh phúc.
(Gr.31, 7-9; Dt.5, 1-6; Mc.10, 46-52)
2. Bạn thích Đức Yêsu ở điểm nào nhất?
3. Bạn ao ước Thiên Chúa làm gì cho bạn?
Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.
[email protected]